Bộ Y tế Việt Nam muốn xây dựng cơ sở y tế thích ứng với biến đổi khí hậu

© Ảnh : WHOViệt Nam xây dựng mô hình thí điểm cơ sở y tế thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường
Việt Nam xây dựng mô hình thí điểm cơ sở y tế thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 22/11, tại Lào Cai, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường quốc gia phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và Cơ quan quản lý môi trường y tế Việt Nam tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và xin ý kiến góp ý dự thảo Hướng dẫn xây dựng cơ sở y tế thích ứng với biến đổi khí hậu, năng lượng xanh và bền vững với môi trường.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Lỗ Văn Tùng, Trưởng khoa sức khỏe môi trường và cộng đồng, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, cho biết để góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Bộ Y tế đã ban hành “Kế hoạch Hành động về ứng phó Biến đổi khí hậu giai đoạn 2019-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Mục tiêu chung của Kế hoạch là “Tăng cường năng lực của các đơn vị y tế trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu để ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro về môi trường và biến đổi khí hậu đối với hệ thống y tế và sức khỏe con người, nhằm mục tiêu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe công cộng tốt hơn.
Từng bước thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước, đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện mặt trời và 15 dự án điện gió với tổng công suất trên 3.342 MW - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Cam kết COP26: Việt Nam nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo
Các bệnh viện và trạm y tế là đối tượng dễ bị tổn thương trước thiên tai và biến đổi khí hậu, vì vậy việc triển khai thực hiện nhanh chóng các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu là hết sức cấp thiết. Nhưng những cơ sở này cũng đang góp phần gây ra các vấn đề về môi trường. Ví dụ, trên toàn cầu, ngành y tế đóng góp 4,6% lượng phát thải khí nhà kính gây hại. Dự án này cũng nhằm mục đích giảm lượng khí thải của ngành y tế.
Trình bày báo cáo tham luận, Bs. Phan Thị Thúy, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (BV Đa khoa huyện Yên Thành, Nghệ An), đã chia sẻ kinh nghiệm thực hiện mô hình thí điểm cơ sở y tế thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành.
Theo đó, một số khó khăn được Bs Thuý nêu ra trong quá trình thực hiện gồm có tình trạng thiếu nước ở những mùa khô hạn, vụ mùa cấy gặt lúa, thiếu nguồn đầu tư hệ thống nồi hấp khử trùng để giảm phát thải khí nhà kính, khó khăn trong công tác mua sắm, đấu thầu các loại thiết bị, chưa có nhà vệ sinh cho người khuyết tật,...
Rừng nhiệt đới ở Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2023
Việt Nam thu về 41 triệu USD từ bán tín chỉ carbon
Để giải quyết vấn đề trên, Bs Thuý đã đưa ra nhiều giải pháp như tham quan và học hỏi các mô hình thí điểm đã triển khai thành công, hỗ trợ lắp đặt thêm 1 đường nước dự trữ khác để duy trì hoạt động trạm xử lý nước bề mặt hoạt động ổn định, xây dựng bể bê tông hóa, có mái che chắn, hỗ trợ công nghệ lọc nước RO, đầu tư cho năng lượng xanh (năng lượng mặt trời, nước…), thay thế lò đốt rác bằng hệ thống xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ hấp ướt, hướng tới giảm thiểu chất thải nhựa trong bệnh viện.
Tại Hội thảo Đại diện WHO tại Việt Nam, T.S Angela Pratt bày tỏ:
“WHO rất vui được hợp tác với Chính phủ để ba bệnh viện huyện này có thể tiếp tục phục vụ cộng đồng một cách an toàn, và đồng thời đóng vai trò là hình mẫu cho các cơ sở y tế khác học tập. Ngoài ra, cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng hướng dẫn về khả năng thích ứng biến đổi khí hậu và cải thiện dịch vụ nước sạch và vệ sinh cho các bệnh viện trên cả nước.”
T.S Angela Pratt cũng bày tỏ việc đầu tư vào thích ứng biến đổi khí hậu cũng giúp giảm chi phí và đóng góp vào việc xây dựng hệ thống y tế hiệu quả và công bằng hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала