Bài thơ tiếng Nga đầu tiên ca ngợi Việt Nam xuất bản 105 năm trước

© Fotolia / Vladis_studio Máy in dưới ánh nến
 Máy in dưới ánh nến - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2024
Đăng ký
Năm 1918, một tập thơ của thi sĩ Nga nổi tiếng Nikolai Gumilev nhan đề “Quầy hàng đồ sứ” được xuất bản ở Petrograd, nơi các sắc dân Đông Dương lần đầu tiên được nhắc đến trong thi ca Nga. Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik báo tin này trong bài viết mới.

Nhà thơ Nga đã viết gì?

Tập thơ của Nikolai Gumilev gồm hai phần “Trung Hoa” và “Đông Dương”. Ở phần Đông Dương có những bài thơ về một gia đình Việt Nam, về một cô gái Việt, về nước Lào và một cô gái người Khạ.
Quan hệ trong gia đình Việt Nam được nhà thơ Nga thể hiện trong bài thơ “An Nam” (tên gọi Việt Nam đầu thế kỷ 20 tại tất cả các nước châu Âu). Năm 1999, nhà thơ Hồng Thanh Quang đã chuyển ngữ tác phẩm này sang tiếng Việt và bản dịch được đăng trên báo «Quân đội Nhân dân cuối tuẩn». Trong bài thơ, thi sĩ Nga bày tỏ sự ngưỡng mộ với mối quan hệ lý tưởng giữa các thành viên trong một gia đình Việt Nam đông đúc mà hoà thuận, quang cảnh sinh hoạt đời thường thanh bình thuần phác hồn nhiên với những người lớn và đám trẻ nhỏ. Và đây là bản dịch tiếng Việt:
Vầng trăng lơ lửng treo
Giữa khung trời vô tận
Gió quanh quẩn rặng tre
Hương thơm tràn mát đậm
Cả gia đình bằng an

Những người lớn uống trà
Đọc thơ ngoài vườn biếc
Đàn trẻ đùa trong nhà
Hồn nhiên và ríu rít
Tiếng khóc nào oa oa

Cảnh đời hoan lạc thế
Nào có nghĩa gì đâu
Những bạc tiền, danh giá
Nếu ta biết đời sau
Luôn hậu sinh khả uý.
(Nikolai Gumilev – Hồng Thanh Quang dịch)
Bài thơ “An Nam” của Nikolai Gumilev được đăng trên báo «Quân đội Nhân dân cuối tuẩn»
Bài thơ “An Nam” của Nikolai Gumilev được đăng trên báo «Quân đội Nhân dân cuối tuẩn» - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2024
Bài thơ “An Nam” của Nikolai Gumilev được đăng trên báo «Quân đội Nhân dân cuối tuẩn»
Những bài thơ khác trong tuyển tập này cũng tràn ngập những hình ảnh bình dị mà nhu hoà. Về Đông Dương - chỉ có 4 bài, còn lại hầu hết là những bài thơ về xứ Trung Hoa. Tứ thơ trong đó phần lớn xuất phát từ bản dịch các tác phẩm kinh điển Trung Quốc của Lý Bạch và Đỗ Phủ. Nhưng bắt nguồn từ những bản dịch này, thi sĩ Nga đã đi khá xa so với nguyên bản và kết quả là có được một tác phẩm mới với ý tưởng hoàn toàn độc lập.

Từ nguồn nào mà thi sĩ Nga có kiến thức về Việt Nam?

Nikolai Gumilev được mệnh danh là “ca sĩ hát về những chuyến du hành xa xôi” bởi thi nhân Nga viết về những vùng miền khác nhau, trong đó có những đất nước kỳ bí lạ lùng. Nhà thơ đã hai lần đến thăm Châu Phi - ở Ethiopia, Ai Cập và Djibouti, nhưng những tưởng tượng lãng mạn của ông gây ấn tượng với riêng thi sĩ, mạnh hơn là những gì tận mắt thấy. Sau thi thăm Vườn thú ở Paris, ông đã sáng tác thi phẩm lừng danh về chú hươu cao cổ trên bờ hồ Chad, bài thơ mà bây giờ các trẻ em Nga học trong sách giáo khoa ở trường phổ thông. Thế nhưng trên thực tế thì nhà thơ chưa bao giờ đến bờ hồ Chad.
Gumilev đã nghiên cứu nghệ thuật của các dân tộc châu Á từ những bộ sưu tập hiện vật được lưu giữ trong các Bảo tàng ở Saint-Peterburg và Paris.
Đài tiếng nói Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2023
Những trang sử vàng
Đài Matxcơva phát thanh bằng tiếng Việt phủ sóng toàn cầu
Thời gian lưu trú ở Paris đã đem lại cho Gumilev nguồn cảm hứng và tư liệu để viết tuyển tập “Quầy hàng đồ sứ”. Tại kinh đô hoa lệ này, Gumilev đã gặp nhà thơ Pháp Théophile Gautier, người khi đó vừa giới thiệu tuyển tập thơ cổ điển Trung Hoa. Cũng ở Paris, nhiều bạn bè của thi sĩ Nga kể những câu chuyện về các nước Đông Dương, hồi đó là thuộc địa của Pháp. Nhưng cư dân của những nước này vẫn bảo tồn được bản sắc dân tộc của mình và điều đó gây ấn tượng với nhà thơ Nga.
Bằng cách chuyển tải vào thơ của mình những hình ảnh châu Á xa xôi và hấp dẫn, Gumilev cũng như nhiều nhân tài văn hóa Nga thời đó những muốn thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt của xung đột và kinh hoàng ở các nước châu Âu đầu thế kỷ 20, chẳng hạn như Thế chiến I. Gumilev tin rằng các sắc dân châu Á và châu Phi mang những giá trị tinh thần nhất định vốn đã mai một ở châu Âu, và phương Tây khi theo đuổi của cải vật chất đã đánh mất thứ gì đó vô cùng quý báu quan trọng.
“Ca sĩ hát về những chuyến du hành xa xôi” Nikolai Gumilev chưa bao giờ đặt chân đến các nước Đông Dương, nhưng có thể tin chắc rằng ông là người Nga đầu tiên ca ngợi Việt Nam trong những vần thơ trác tuyệt để đời của thi nhân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала