Chuyến thăm Việt Nam đầu năm mới của tân Thủ tướng Lào

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2024
Đăng ký
Chuyến thăm Việt Nam của Tân Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone có ý nghĩa triển khai, cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các thỏa thuận có tầm chiến lược trung hạn và dài hạn trong quan hệ giữa hai nước.
Tân Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Chuyến thăm này có gì đặc biệt? Những hướng hợp tác chính của hai bên trong giai đoạn hiện nay là gì? Phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long về chủ đề này.

Chuyến thăm làm việc theo thông lệ thường niên và vị trí, nhiệm vụ của Lào trong năm 2024

Sputnik: Chào ông Nguyễn Hồng Long! Theo đánh giá của ông chuyến thăm Việt Nam lần này của thủ tướng Lào Sonexay Siphandone có gì đặc biệt và đáng chú ý?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Quan hệ hữu nghị anh em Việt Nam – Lào có vị trí và tầm quan trọng rất đặc biệt và ở tầm cao hơn so với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam hiện có với 6 quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo thông lệ thường niên, cứ mỗi dịp đầu năm, hai bên đều tiến hành trao đổi đoàn cấp cao sang thăm nhau. Tháng 1/2023, Thủ tướng Việt Nam thăm Lào. Tháng 1/2024, Thủ tướng Lào thăm Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, ông Sonexay Siphandone thăm Việt Nam trên cương vị Thủ tướng sau khi ông tiếp nhận chức vụ này từ nguyên Thủ tướng Phankham Viphavanh nghỉ hưu vì lý do sức khỏe hồi tháng 12/2022.
Sáng 7/1/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2024
Làm cao tốc và đường sắt kết nối Việt Nam – Lào: Cả chính trị và kinh tế đều quan trọng
Một mặt, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon đầu năm 2024 là chuyến thăm làm việc theo thông lệ thường niên với các hoạt động quan trọng như cùng với Việt Nam đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào; rà soát việc thực hiện các thỏa thuận cấp cao và các cơ chế hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị-đối ngoại, an ninh-quốc phòng, đầu tư-thương mại, văn hóa, giáo dục...; thảo luận về phương hướng, trọng tâm hợp tác thời gian tới để tạo động lực mới thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.v.v…
Mặt khác, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Lào còn có ý nghĩa trong việc triển khai cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị Việt Nam - Lào và kết quả cuộc gặp của lãnh đạo ba Đảng giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Sen; tiếp tục thực hiện Thỏa thuận Chiến lược Hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030 và Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025.v.v… Đây đều là các thỏa thuận có tầm chiến lược trung hạn và dài hạn trong quan hệ giữa hai nước.
Điểm đặc biệt thứ hai của chuyến đi này là vị trí và nhiệm vụ của Lào trong năm 2024 khi họ đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Là một lãnh đạo trẻ tuổi mới nhậm chức, Thủ tướng Lào muốn trực tiếp trao đổi và tham khảo những kinh nghiệm của Việt Nam khi xử lý những vấn đề phức tạp trong quan hệ nội khối ASEAN cũng như quan hệ giữa ASEAN với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Australia…
© Ảnh : Nhan Sáng-TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2024
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Những hướng ưu tiên quan trọng trong hợp tác Việt Nam – Lào

Sputnik: Ông có nhìn nhận như thế nào về những hướng hợp tác chính hiện nay giữa Việt Nam và Lào và ý nghĩa của chúng?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Trong chuyến thăm và làm việc tại Lào cùng kỳ năm 2023 của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, hai bên đã ký kết 10 văn kiện hợp tác, trong đó có một số văn kiện quan trọng như Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về đối tác số; Hiệp định tương trợ tư pháp dân sự giữa Việt Nam và Lào; Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào giai đoạn 2022-2027; Thoả thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thuỷ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải Lào; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính và hệ thống thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Lào…
Một năm sau, có 4 văn kiện quan trọng được ký kết tại Hà Nội gồm có: Nghị định thư hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước; Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giữa hai Văn phòng Chính phủ hai nước giai đoạn 2024- 2025; Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào. Ngoài ra, tại Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone cùng chứng kiến lễ trao các văn bản chứng nhận đầu tư, bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa các cơ quan, nhà đầu tư, doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Lào trong các lĩnh vực tài chính, nông nghiệp, khai thác khoáng sản.
Căn cứ vào các thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam và Lào trong hơn 20 năm qua cũng như kết quả Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào và các văn kiện vừa được ký kết giữa hai bên, có thể nhận thấy những hướng ưu tiên quan trọng trong hợp tác Việt Nam– Lào gồm có:
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Quan hệ chính trị-đối ngoại giữ vai trò nòng cốt ngày càng gắn bó, tin cậy với việc hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội: các bộ, ngành; các địa phương và giao lưu nhân dân.
Hợp tác về lý luận giữa hai Đảng giúp mỗi nước trao đổi được nhiều kinh nghiệm trên con đường phát triển đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh, công tác biên giới tiếp tục là trụ cột quan trọng trong tổng thế quan hệ hợp tác giữa hai nước, đã góp phần giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước và an ninh biên giới; tăng cường hợp tác đấu tranh chống các hoạt động “diễn biến hòa bình” của các đối tượng và tổ chức phản động; hợp tác trong việc ngăn chặn, phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, tội phạm buôn bán người…
Hợp tác kinh tế, đầu tư, tài chính-ngân hàng, thương mại, giao thông vận tải, văn hóa, khoa học kỹ thuật được mở rộng và đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn. Việt Nam tiếp tục là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Lào; kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng năng lượng, hạ tầng thông tin viễn thông, hạ tầng kỹ thuật số…
Hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; không chỉ đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước mà còn góp phần thắt chặt mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào.
Tăng cường hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế như: Liên hợp quốc, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Đại hội đồng Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS), Khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV)… góp phần quan trọng nâng cao vai trò và vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế và khu vực.
Trong gần một thế kỷ qua, mối quan hệ Việt Nam – Lào là mối quan hệ đặc biệt, hiếm có cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai khi cả hai dân tộc đã cùng kề vai sát cánh, “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, vượt lên mọi khó khăn gian khổ để giành độc lập, tự do trên tinh thần giúp bạn cũng là tự giúp mình. Đó là hành trang quý giá, là cơ sở vững chắc để các thế hệ hai nước hiện nay và mai sau tiếp tục phát huy tình đoàn kết, xây dựng quan hệ gắn bó keo sơn, bình đẳng, tự chủ, hữu nghị và hợp tác.
Sputnik: Chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long đã dành thời gian cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала