Trung Quốc sẽ có cách tiếp cận chờ đợi đối với tình hình ở Đài Loan

© AP Photo / Wally SantanaNgười dân trên sân thượng trưng bày quốc kỳ Đài Loan trong cuộc tập trận của máy bay chiến đấu Đài Loan ở Gia Nghĩa, Đài Loan
Người dân trên sân thượng trưng bày quốc kỳ Đài Loan trong cuộc tập trận của máy bay chiến đấu Đài Loan ở Gia Nghĩa, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2024
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Trung Quốc có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận chờ đợi đối với Đài Loan sau cuộc bầu cử vừa qua, nhưng có khả năng Bắc Kinh có thể gia tăng áp lực kinh tế và ngoại giao trong tương lai, các chuyên gia phương Tây nói với Sputnik.
Cuộc bầu cử người đứng đầu chính quyền và các đại biểu của Viện Lập pháp (Quốc hội) diễn ra tại Đài Loan vào thứ Bảy, theo Ủy ban bầu cử trung ương, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 69,8%. 19,5 triệu người đủ điều kiện bỏ phiếu vào thứ Bảy, tại tổng số 17795 điểm được thiết lập trên khắp hòn đảo. Lại Thanh Đức - lãnh đạo đảng ủng hộ Đài Loan “độc lập”, giành chiến thắng với 40,05% phiếu bầu.
“Về phần Bắc Kinh, họ cố gắng tìm ra cách đối phó với tình hình hiện tại. Tôi đoán là ban đầu họ sẽ áp dụng cách tiếp cận chờ xem sao. Họ sẽ theo dõi chặt chẽ hành động của ông Lại cũng như hành động của Mỹ trong khu vực", - giáo sư danh dự khoa học chính trị Đại học Missouri Dennis Hickey cho biết.
Allen Carlson, giáo sư về chính phủ tại Đại học Cornell, tin tưởng hiện tại Trung Quốc phản ứng như mong đợi.
Quốc kỳ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2024
Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình thống nhất hòa bình với Đài Loan
Carlson nói: “Các động thái ngoại giao và lời lẽ của Trung Quốc khá chuẩn mực trong việc thể hiện sự không hài lòng với ông Lại. Vẫn chưa rõ liệu Bắc Kinh có thực hiện các bước bổ sung để bày tỏ sự không hài lòng hay không. Còn quá sớm để nói”.
Elizabeth Freund Larus, giáo sư danh dự về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Mary Washington, cho biết máy bay chiến đấu Trung Quốc sẽ tiếp tục bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Bà cho rằng Trung Quốc cũng có thể tổ chức các cuộc tập trận hải quân gần hòn đảo sát ngày lễ nhậm chức của ông Lại vào tháng 5.

“Trung Quốc có thể gia tăng áp lực đối với các doanh nghiệp Đài Loan ở Trung Quốc, chẳng hạn bằng cách bất ngờ phát hiện ra giấy tờ của họ không phù hợp với quy trình ban hành; hoặc đối với việc xuất khẩu nông sản Đài Loan sang Trung Quốc bằng cách phát hiện ra một số loại côn trùng hoặc bệnh thực vật gây hại. Có khả năng cũng sẽ cố gắng thu hẹp không gian ngoại giao của Đài Loan bằng cách cố gắng thu hút các đối tác ngoại giao của hòn đảo, như họ vừa làm với quốc đảo Nauru ở Thái Bình Dương”, - Larus nói.

Một người đàn ông đi ngang qua các lá cờ Đài Loan ở Đài Bắc - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2024
Giáo sư Trung Quốc nói về phản ứng của Bắc Kinh trước hoạt tính của Hoa Kỳ ở Đài Loan

Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Đài Loan

Quan hệ chính thức giữa chính quyền trung ương CHND Trung Hoa và tỉnh đảo Đài Loan bị gián đoạn vào năm 1949, sau khi lực lượng Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo chuyển đến Đài Loan vì thất bại trong cuộc nội chiến với đảng Cộng sản Trung Quốc. Các liên hệ kinh doanh và phi chính thức giữa hòn đảo và Trung Hoa đại lục đã nối lại vào cuối những năm 1980. Từ đầu những năm 1990, các bên bắt đầu tiếp xúc thông qua các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội BK về Phát triển quan hệ qua eo biển Đài Loan và Quỹ Đài Bắc về giao lưu xuyên eo biển.
CHND Trung Hoa coi hòn đảo là tỉnh của mình và luôn phản đối mọi cuộc tiếp xúc giữa đại diện Đài Bắc với các quan chức đương nhiệm, đặc biệt là các quan chức cấp cao hoặc quân đội từ các quốc gia mà Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала