Mỹ hành xử trịch thượng với Việt Nam nhằm chống Trung Quốc

© AFP 2023 / Nha NguyenHà Nội, Việt Nam
Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Đăng ký
Thâm ý của người Mỹ là muốn hạn chế, làm suy yếu mối liên kết kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc để rồi từ đó làm cho nền kinh tế Việt Nam mất đi một đối tác hàng đầu, và cuối cùng sẽ phải chọn Mỹ. Nhưng Việt Nam không phải là Châu Âu!
Mới đây, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Sherrod Brown và một nhóm đồng nghiệp tại Thượng viện cảnh báo Chính quyền không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Ông ta nói với Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo rằng, có bằng chứng quan trọng cho thấy Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu để được công nhận là nền kinh tế thị trường.
Giới lãnh đạo Việt Nam lâu nay luôn đề nghị phía Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Gần đây chính giới Mỹ bắt đầu có những phát biểu cảnh báo hay kêu gọi không công nhận điều đó.
Điều gì đang diễn ra? Chẳng lẽ việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên tới mức cao nhất – quan hệ đối tác chiến lược toàn diện không có tác động tích cực tới vấn đề nói trên hay sao?
Hôm nay, khách mời của Sputnik là nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long.

Chẳng qua là vì quyền lợi của nhóm tư bản Mỹ đang bị thiệt hại

Sputnik: “Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu để được hưởng quy chế kinh tế thị trường theo pháp luật thương mại của Hoa Kỳ. Họ tiếp tục tìm cách làm suy yếu luật thực thi thương mại của chúng ta và gây nguy hiểm cho sinh kế của người lao động Mỹ”, - Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Sherrod Brown đã phát biểu như vậy. Ông có bình luận gì về phát biểu này?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Có lẽ một số chính trị gia Mỹ vẫn chưa thể bỏ được thói quen trịch thượng trong quan hệ đối ngoại của Mỹ với thế giới còn lại. Họ vẫn giữa một thói quen “đặc sệt phong kiến” khi cho rằng người Mỹ, giống như các vị “tiên chỉ, thứ chỉ” trong những ngôi làng cổ hay thậm chí là các tù trưởng, tộc trưởng trong các bộ tộc, bộ lạc thời nguyên thủy. Họ tự cho mình cái quyền áp đặt ý chí của họ lên người khác. Và ở đây, họ đòi áp đặt pháp luật của Mỹ cho các đối tác, trong đó có Việt Nam.
Xin nhắc để ông Sherrod Brown nhớ rằng, cả Việt Nam và Mỹ đều là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Và trong cuộc đàm phán cuối cùng giữa Việt Nam với Mỹ và các đối tác khác về việc Việt Nam gia nhập WTO, các đối tác, trong đó có Mỹ đã thừa nhận rằng Việt Nam có nền kinh tế thị trường, một trong các điều kiện bắt buộc để một quốc gia có thể trở thành thành viên của WTO. Với việc đem pháp luật của Mỹ áp dụng vào việc công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, phải chăng ông Sherrod Brown muốn lấy pháp luật của Mỹ “đè lên” pháp luật quốc tế, hay nói cách khác là “ngồi xổm” lên công pháp quốc tế?
Ở một khía cạnh khác, ông Sherrod Brown lại đem sinh kế của người dân Mỹ ra làm “tấm bình phong” để che đậy động cơ chính trị của ông trong vấn đề này. Đó là một thủ đoạn mỵ dân rất thô thiển! Ai cũng biết rằng giá nhân công lao động của dân Mỹ ở mức cao ngất ngưởng so với thế giới để người Mỹ có thể tự vỗ ngực mà bảo rằng đất nước họ là thiên đường. Tuy nhiên, giá nhân công tăng cao thì cũng có nghĩa là giá cả hàng hóa do người Mỹ sản xuất trong nội địa cũng tăng cao. Và người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng chấp nhận nhập khẩu hàng hóa với giá cả rẻ hơn giá cả hàng hóa sản xuất trong nước để sử dụng được nhiều hơn.
Vì thế, luận điệu của ông Sherrod Brown hoàn toàn không phải vì quyền lợi của người dân Mỹ mà chính là vì quyền lợi của nhóm tư bản Mỹ đang bị thiệt hại do quản lý kém, do chi phí đầu vào bất hợp lý. Và cuối cùng là vì túi tiền của họ. Đó là bản chất của vấn đề.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2024
Việt Nam có thể là nền kinh tế lớn thứ 21 thế giới năm 2038

Ý đồ chính trị can thiệp vào quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam

Sputnik: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc Trung Quốc sử dụng Việt Nam để lách thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. Các nhà lập pháp kêu gọi Bộ Thương mại hãy tính đến mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của Việt Nam với Trung Quốc, đặc biệt là khi Trung Quốc và Việt Nam tích cực tìm cách làm sâu sắc hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước. Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào từ Trung Quốc. Vào tháng 8 năm 2023, Bộ Thương mại Mỹ đã phát hiện ra rằng các nhà sản xuất tấm pin mặt trời của Trung Quốc – hoạt động ở Đông Nam Á, bao gồm cả ở Việt Nam – đang lách luật thương mại của Hoa Kỳ.
Thượng nghị sỹ Brown từ lâu đã là người đi đầu trong việc tăng cường thực thi luật thương mại, đặc biệt là nhắm vào cách Trung Quốc sử dụng các nước Đông Nam Á như Việt Nam để phá hoại các quy tắc thương mại. Ông ta kêu gọi nâng cao hiệu quả của hệ thống phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ trong việc ứng phó với hành động “nhảy qua quốc gia” của Trung Quốc.
Chúng ta biết rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên tới mức cao nhất – đối tác chiến lược toàn diện. Nhưng thật đáng ngạc nhiên là trong thời gian qua, có thể thấy những nỗ lực của Mỹ trong việc dựng hàng rào bảo vệ thương mại đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam, rồi những tuyên bố như trên của Thượng nghị sỹ Brown. Điều gì đang diễn ra, theo nhìn nhận của ông? Ông có đánh giá như thế nào về những động thái của phía Mỹ trong quan hệ với Việt Nam hiện nay, mục đích của chúng là gì?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Người Mỹ luôn có thói quen nói không đi đôi với làm, nói một đằng, làm một nẻo. Cần nhắc lại rằng thỏa thuận “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển” vừa được các nhà lãnh đạo Việt Nam và Mỹ ký kết hồi tháng 9-2023 vẫn chưa ráo mực. Và để thực thi thỏa thuận này, phía Mỹ luôn gây sức ép với Việt Nam, trì hoãn việc đệ trình để hai viện quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận ấy. Đó là kiểu quan hệ “tiền hậu bất nhất”, “tay trắng tay đen”.
Thâm ý của người Mỹ là muốn hạn chế, làm suy yếu mối liên kết về kinh tế giữa người Việt Nam với người Trung Quốc để rồi từ đó làm cho nền kinh tế Việt Nam mất đi một đối tác hàng đầu, và cuối cùng sẽ phải chọn Mỹ. Về điểm này, Mỹ có vẻ đã thành công với nhiều nước EU khi dùng những biện pháp thô bạo để buộc cả Châu Âu phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt LNG của Mỹ với giá “cắt cổ”.
Tây Ninh: Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2023
Quy mô GDP Việt Nam ước đạt 435 tỷ USD, vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới
Nhưng Việt Nam không phải là Châu Âu!
Với quan hệ đa phương và đa dạng của mình, Việt Nam còn phát triển quan hệ kinh tế với nhiều cường quốc khác, trong đó có cả các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu như các nước EU, như Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia Trung Đông, Ấn Độ, Châu Phi và cả Nam Mỹ, nơi mà người Mỹ coi là “cái sân sau” của họ. Và ngay trong nội bộ chính giới Mỹ, không phải tất cả đều có thái độ thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam. Một số lượng không nhỏ các chính khách Mỹ vẫn có cảm tình với Việt Nam và họ đã tỏ thái độ ủng hộ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương, đa dạng, công bằng, bình đẳng của Việt Nam. Một số khác tuy không hẳn là ủng hộ Việt Nam nhưng vì lợi ích kinh tế, họ sẵn sàng cộng tác với Việt Nam để làm ăn trong các vấn đề xuất/nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ, bất chấp sự ngăn cản của một nhóm người Mỹ thiếu thiện chí với Việt Nam.
Sau vụ việc đe dọa dựng hàng rào bảo vệ thương mại đối với 18 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, dư luận thế giới đã nhận thấy rõ thâm ý trong động thái này của người Mỹ. Và bây giờ thì thâm ý đó đã được bộc lộ rõ rệt hơn. Và đằng sau những động thái ấy chính là ý đồ chính trị can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam, vào quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam một cách thô bạo.
Vì những sự phức tạp do các quan điểm trái chiều nhau của chính giới Mỹ tùy theo việc đảng này hay đảng kia lên cầm quyền ở Mỹ mà Việt Nam luôn có sẵn những kịch bản để đối phó với tình huống gây hấn về thương mại của người Mỹ và hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi. Còn về phía những người Mỹ thiếu thiện chí với Việt Nam thì tốt nhất là họ nên chú trọng vào việc giải quyết những vấn đề nội bộ của nước Mỹ hơn là việc nay thì đe nẹt nước này, mai lại hăm dọa nước khác.
Sputnik: Cảm ơn ông Nguyễn Hồng Long đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала