Rõ hơn thời điểm Mỹ có thể công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

© TTXVN - An Văn ĐăngPhó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2024
Đăng ký
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã trao đổi cụ thể về việc Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường trong cuộc gặp Đại sứ Marc E. Knapper chiều 31/1.
Theo báo Chính phủ, Phó Thủ tướng đề nghị Đại sứ Knapper tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế này, hy vọng quá trình này sẽ được hoàn thành sớm nhất trong năm 2024.
Về phía Việt Nam, Phó Thủ tướng khẳng định, các cơ quan hữu quan sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu để phía Hoa Kỳ sớm xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper

Chiều 31/1, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper.
Theo báo Chính phủ cho biết, cuộc gặp nhằm trao đổi một số nội dung liên quan đến việc triển khai thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao sau khi hai nước nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Phát biểu tại cuộc tiếp, Phó Thủ tướng khẳng định: "Với Việt Nam, Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược".
Đại diện lãnh đạo Chính phủ cũng bày tỏ niềm vui được gặp Đại sứ Marc E. Knapper ngay dịp đầu năm mới 2024 và lưu ý, năm nay cũng là năm đầu tiên hai nước triển khai thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển đi vào chiều sâu, toàn diện, ổn định và bền vững.
Chính phủ Việt Nam đánh giá cao thông điệp nhất quán của Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng".
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng nhấn mạnh sẵn sàng cùng Hoa Kỳ triển khai kế hoạch chi tiết trong nội dung thỏa thuận cấp cao, tuyên bố chung liên quan đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Thông qua Đại sứ Mỹ, nhà lãnh đạo Việt Nam cũng hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác có trách nhiệm với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thông qua Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và các sáng kiến khu vực.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mong rằng Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN cũng như mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa ASEAN – Hoa Kỳ, quan hệ đối tác Mê Kông – Hoa Kỳ, tiếp tục đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới cũng như vì lợi ích của hai nước.
Giàn khoan dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2024
Ông lớn dầu Mỹ Murphy Oil đưa ra quyết định quan trọng tại Việt Nam

Đề nghị Mỹ đẩy nhanh công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam

Đáng chú ý, tại cuộc gặp chiều 31/1, đại diện chính quyền Washington và Hà Nội đã cùng trao đổi về một vấn đề rất quan trọng với quan hệ Việt – Mỹ, đó là việc công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Theo báo Chính phủ dẫn phát biểu của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Đây là vấn đề lãnh đạo cấp cao hai nước rất quan tâm".
Ông Khái đề nghị Đại sứ tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế này, "hy vọng quá trình này sẽ được hoàn thành sớm nhất trong năm 2024".
"Về phía Việt Nam, các cơ quan hữu quan sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu để phía Hoa Kỳ sớm xem xét", - Phó Thủ tướng lưu ý.
Như Sputnik đề cập, trong bối cảnh Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, việc được công nhận vấn đề kinh tế thị trường có ý nghĩa rất lớn cho các ngành sản xuất, xuất khẩu của đất nước.
Trước đó, hồi tháng 11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Quyết định 1335/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại" với mục tiêu xây dựng, hoàn thiện và gửi lập luận về vấn đề kinh tế thị trường của Việt Nam theo các tiêu chí quy định của Hoa Kỳ; Tổng hợp và xây dựng lập luận, phản biện đối với ý kiến của các bên liên quan về việc công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam.
Việt Nam cũng sẵn sàng tham dự đầy đủ các bước cần thiết của quá trình tố tụng cho đến khi Hoa Kỳ ban hành Kết luận đối với việc xem xét vấn đề kinh tế thị trường của Việt Nam (dự kiến đến cuối năm 2024).
Đồng thời, tăng cường vận động sự ủng hộ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan trong quá trình thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam bằng nhiều hình thức.
© TTXVN - An Văn ĐăngQuang cảnh buổi gặp
Quang cảnh buổi gặp - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2024
Quang cảnh buổi gặp

"Những việc rất lớn mà chúng ta còn làm được"

Về phần mình, Đại sứ Marc E. Knapper đã cảm ơn và bày tỏ cảm kích khi được Phó Thủ tướng dành thời gian đón tiếp.
Đại sứ Hoa Kỳ cũng đồng tình rằng, năm 2023 là năm trọng đại nhất trong quan hệ song phương hai nước với nhiều chuyến thăm cấp cao mà nổi bật nhất là chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ sang Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Trong khuôn khổ buổi tiếp chiều nay, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper đã cùng trao đổi về nội dung liên quan đến kiểm soát thương mại chiến lược, công nghệ cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác, đặc biệt trong tình hình mới là hai nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Ông Khái có phát biểu rất đáng chú ý: "Những việc rất lớn mà chúng ta còn làm được, như nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, thì những việc còn vướng mắc, khó khăn tôi nghĩ là không lớn".
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng, với kinh nghiệm, sự hiểu biết của Đại sứ và vai trò của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, thời gian tới, các khó khăn, vướng mắc sẽ sớm được tháo gỡ.
Trao đổi về vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam này, Đại sứ Marc E. Knapper báo tin rằng, Phòng Thương mại Hoa Kỳ đang xem xét chi tiết, khẩn trương.
Ông hy vọng có thể kịp vào tháng 6/2024 này.
Tây Ninh: Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2023
Mỹ xem xét công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam: Hoa Kỳ có 6 tiêu chí

Hoàn thành lời hứa

Phát biểu với đại diện Chính phủ, Đại sứ Knapper khẳng định, Hoa Kỳ luôn sẵn sàng và rất mong muốn hợp tác với Việt Nam.
Theo ông, năm 2024, hai bên có trách nhiệm thực thi các thỏa thuận đã đạt được. Hoa Kỳ dự định hiện thực hóa được những văn bản đã ký kết, bao gồm cả tuyên bố chung và kế hoạch hành động, biên bản ghi nhớ trong các lĩnh vực bán dẫn.
Đại sứ nhấn mạnh việc không để những văn bản này bị "đóng băng", "phủ bụi" lãng quên. Những văn bản này phải được thực hiện đầy đủ.
"Hoa Kỳ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để hoàn thành lời hứa với người dân hai nước, đó là tăng cường hơn nữa quan hệ song phương, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và trên cả toàn diện", - báo Chính phủ dẫn chia sẻ của Đại sứ tại cuộc gặp cho biết.
Đại sứ Marc E. Knapper cũng đã thông tin một số nét về các công việc mà phía Hoa Kỳ đã triển khai trong thực hiện cam kết giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Nhà ngoại giao nhấn mạnh, để làm được việc này, phải có một hệ sinh thái. Các công ty của Hoa Kỳ mong muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng họ cần có môi trường pháp lý, được tiếp cận nguồn năng lượng sạch, đáng tin cậy một cách dễ dàng hơn, có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin được cung cấp bởi các nhà cung cấp đáng tin cậy.
Các doanh nghiệp Mỹ cũng cần lực lượng lao động công nghệ cao. Đại sứ cho rằng, các vấn đề này cần được giải quyết trong thời gian từ 12 – 18 tháng tới.
Ông Knapper gợi ý một trong những cách Việt Nam có thể thực hiện để thu hút dòng đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn là Hiệp định công nghệ thông tin mở rộng trong khuôn khổ WTO.
Một lĩnh vực khác hai bên đã thống nhất làm sâu sắc hơn trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, đó là lĩnh vực năng lượng sạch.
Đại sứ Mỹ cho hay, phía Hoa Kỳ đang làm việc với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính để cung cấp nguồn tài trợ xanh, trái phiếu xanh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала