Ông Vương Đình Huệ: Đừng bao giờ bố trí giáo dục và y tế “đá ở vị trí tiền đạo”

© Ảnh : TTXVN - Nhan Hữu SángChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2024
Đăng ký
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ông đã hơn một lần chia sẻ rằng: “trong chế độ của chúng ta, đừng bao giờ bố trí giáo dục và y tế đá ở vị trí tiền đạo”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, y tế và giáo dục là hai lĩnh vực nền tảng. Bởi vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong hai lĩnh vực này còn rất lớn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại Bộ Y tế

Theo cổng TTĐT Quốc hội, sáng 20/2, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thăm, làm việc với Bộ Y tế.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Vương Đình Huệ đến trụ sở Bộ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam – ngày để tôn vinh các y sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế toàn quốc. Ngoài ra, buổi làm việc là dịp để Đoàn công tác đánh giá việc triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cũng như các luật, nghị quyết được ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Người đứng đầu Quốc hội nhắc lại lời dạy của Bác Hồ “lương y phải như từ mẫu” và ghi nhận đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên ngành y tế của Việt Nam đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân cũng đạt kết quả đáng tự hào. Các chỉ số sức khỏe của người dân Việt Nam được nâng lên rõ rệt.
© Ảnh : TTXVN - Nhan Hữu SángChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2024
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế
Chủ tịch Quốc hội biểu dương ngành Y tế từ đầu nhiệm kỳ đã vượt mọi khó khăn, kiểm soát, khống chế thành công đại dịch Covid-19, tạo những bước chuyển quan trọng cả về hoàn thiện thể chế chính sách, công tác quản lý Nhà nước và trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Ông cũng ghi nhận Bộ Y tế đã tập trung tham mưu, chuẩn bị để Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Theo người đứng đầu Quốc hội, đây là dấu mốc, sự kiện quan trọng, có tính chất quyết định đối với sự phát triển của ngành y tế trong thời gian tới, vừa tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện hữu, vừa tạo khung khổ pháp lý rất thuận lợi, minh bạch, công khai cho công tác quản lý Nhà nước về y tế.
Đúc kết lại, Chủ tịch Quốc hội bộc bạch: “Có thể nói là ngành y tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đứng trước những cơ hội để tiếp tục phát triển, có niềm tin để vững bước tới tương lai.

Đừng bao giờ bố trí giáo dục, y tế "đá vị trí tiền đạo"

Nói về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, không chỉ phải trị bệnh cứu người, ngành y tế cần thực hiện mục tiêu cao cả là nâng cao sức khỏe cả về thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của nhân dân Việt Nam.
Ông bày tỏ quan điểm nhất trí với ý kiến của về việc không nên đẩy quá mức vấn đề tự chủ, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế và một lần nữa khẳng định, mục tiêu cao nhất của Đảng và Nhà nước là xây dựng một hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế, hướng tới bao phủ chính sách về chăm sóc sức khỏe toàn dân và bao phủ về y tế toàn dân.
“Tôi đã hơn một lần chia sẻ rằng, trong chế độ của chúng ta, đừng bao giờ bố trí giáo dục và y tế "đá ở vị trí tiền đạo". Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong hai lĩnh vực này còn rất lớn. Nhà nước phải lo, các cấp, các ngành phải lo”, - báo Dân Trí trích lại phát biểu của người đứng đầu Quốc hội.
Ông Vương Đình Huệ cũng nêu lại nghị quyết của Trung ương rằng, chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân, toàn hệ thống chính trị. Các cơ quan làm nhiệm vụ đề xuất, thẩm tra việc phân bổ ngân sách phải chú ý vấn đề này.
© Ảnh : TTXVN - Nhan Hữu SángChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2024
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế
Ông lưu ý, với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, tự chủ không phải là mục tiêu cuối cùng, mà là chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của nhân dân.
“Y tế, giáo dục vẫn phải đẩy mạnh tự chủ, nhưng Nhà nước vẫn phải lo hai lĩnh vực này chứ không phải chỉ nhăm nhăm tự chủ", - Chủ tịch Quốc hội quán triệt quan điểm.

Nghề y là một nghề đặc biệt

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng, ngành Y tế cần tiếp tục chủ trì phối hợp đẩy mạnh triển khai các luật về y tế và liên quan đến y tế, “tuyệt đối không nợ văn bản”.
Ông đề nghịBộ Y tế cần tiếp tục chủ động đề xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp được giao chủ trì, trước mắt là tập trung hoàn thiện, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trong năm 2024, hoàn thiện dự thảo Chương trình Mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam; triển khai chiến lược y tế, quy hoạch mạng lưới y tế.
Người đứng đầu Quốc hội nhắc lại “nghề y là một nghề đặc biệt”, do đó, nhân lực y tế cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan tập trung cho công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên ngành Y tế.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết và chúc mừng ông Bùi Thế Cử được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tin tưởng bổ nhiệm giữ chức vụ Trợ lý Chủ tịch Quốc hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2024
Ông Bùi Thế Cử làm Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu cần nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế trong tổng thể cải cách chính sách tiền lương; có giải pháp khả thi cùng những chính sách mang tính ổn định, lâu dài để giữ chân nhân viên y tế, thu hút, trọng dụng nhân lực trình độ cao, chuyên môn giỏi.
“Đầu tư cho y tế là đầu tư cho phát triển”, - ông nói và đề nghị cần tiếp tục đầu tư các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực một cách thích hợp cho ngành y tế, kể cả vấn đề kinh phí thường xuyên, chế độ, chính sách cho cán bộ, nhân viên y tế, lộ trình áp dụng giá dịch vụ, lộ trình tăng mệnh giá bảo hiểm y tế…
Cạnh đó, ông Huệ đề nghị tập trung hơn nữa cho công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên ngành ttế Việt Nam vững vàng về chính trị, chuyên môn, gương mẫu về đạo đức, không ngừng đổi mới tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp “lấy người bệnh làm trung tâm”.
“Nâng cao y đức, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tận tình, chu đáo, từng bước đưa công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế hội nhập quốc tế, có chất lượng cao về chuyên môn và y đức”, - Chủ tịch Quốc hội giao nhiệm vụ.
Ngành y tế cũng cần tập trung đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược, trong đó quan tâm công nghiệp dược, công nghiệp hóa dược; thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; kết hợp quân y với dân y…
© Ảnh : TTXVN - Nhan Hữu SángChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2024
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bộ Y tế
Mặt khác, tiếp tục sắp xếp cơ cấu tổ chức của các đơn vị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số.
Lãnh đạo Quốc hội cũng đề nghị ngành y tế Việt Nam lưu ý đến mảng du lịch y tế. Ông Huệ cho rằng, đây là một trong những xu hướng của du lịch thế giới.
“Các cơ quan hữu quan, trong đó có ngành Y tế cần nắm bắt được xu hướng này, xây dựng các chính sách, khung khổ pháp lý để thúc đẩy phát triển mô hình này”, - TTXVN dẫn lời Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Việt Nam có 12,5 bác sĩ/10.000 dân

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, năm 2023, ngành y tế đã hoàn thành cả 3 chỉ tiêu kinh tế - xã hội được Quốc hội giao.
Trong đó vượt chỉ tiêu được giao về số bác sĩ/vạn dân (12,5 bác sĩ), đạt chỉ tiêu về số giường bệnh/vạn dân (32 gường bệnh), đạt chỉ tiêu về dân số tham gia BHYT.
Bộ đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh và 2 Nghị quyết của Quốc hội; Ban bí thư ban hành 1 chỉ thị; Chính phủ ban hành 5 chỉ thị, 6 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 8 quyết định.
Bộ đã và đang tập trung xây dựng để trình Chính phủ, Quốc hội nhiều văn bản trong các hoạt động của ngành như Luật Dược, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểu Y tế, Luật Dân số, Luật Thiết bị y tế, Luật Phòng bệnh…
Hội nghị “Phòng chống ung thư thành phố Đà Nẵng lần V năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2023
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn điều hành Bệnh viện Việt Đức
Hoạt động khám, chữa bệnh thông thường đã phục hồi so với giai đoạn trước dịch Covid-19; số lượt khám bệnh ngoại trú và nội trú đều tăng tại các bệnh viện; tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế tăng cao.
Đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, điều chỉnh từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang nhóm B từ ngày 20/10/2023.
“Các dịch bệnh truyền nhiễm khác được kiểm soát, không để xảy ra dịch chồng dịch”, - bà Lan nói.
Hệ thống tổ chức, bộ máy của ngành được củng cố, kiện toàn; xây dựng, hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, đề án lớn, quan trọng để phát triển ngành. Tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở.
Chuyển đổi số, cải cách hành chính có chuyển biến mạnh mẽ, Bộ Y tế tích cực tiếp cận, tiến đến làm chủ các tiến bộ y khoa, ứng dụng công nghệ cao, thực hiện các kỹ thuật khó như: ghép tạng, nội soi, can thiệp tim mạch, phẫu thuật bằng robot, bấm huyệt, châm cứu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала