Nga — Việt Nam: Một người bạn cũ tốt hơn hai người bạn mới

© Ảnh : Báo Thanh Niên/TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin chụp ảnh chung với các đại biểu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin chụp ảnh chung với các đại biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2024
Đăng ký
Một người bạn cũ tốt hơn hai người bạn mới. Giáo sư Mosyakov, nhà sử học, giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Thái Bình Dương của Viện phương Đông học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng thành ngữ Nga cổ này hoàn toàn phù hợp với lịch sử, hiện tại và triển vọng mối quan hệ Nga-Việt.
Ông nói về điều này tại Hội nghị khoa học toàn Nga tại Viện Nghiên cứu các nước Á — Phi thuộc Đại học Quốc gia Moskva.

"Người Nga tự hào về đóng góp của Liên Xô trong cuộc chiến giải phóng dân tộc Việt Nam, vào việc Việt Nam phục hồi cuộc sống hòa bình sau cuộc kháng chiến và sau khi thống nhất đất nước. Vào thời điểm đó, từ 60% đến 70% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam đến từ Liên Xô. Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Việt Nam xây dựng hơn 300 doanh nghiệp ở các ngành kinh tế quan trọng nhất . Tại Liên Xô, hàng chục nghìn người Việt Nam nhận được giáo dục đại học, hàng nghìn người bảo vệ luận án phó tiến sĩ và hơn một trăm người bảo vệ luận án tiến sĩ".

"Tuy nhiên, cần nhận thức đến việc trong những năm đầu thập kỷ 90, đã mất đi 90% mọi thứ được xây dựng trong quan hệ với Việt Nam trong thời kỳ Liên Xô", ông Mosyakov nhấn mạnh.
Cuộc gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ mang lại kết quả thực chất - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2023
Multimedia
Cuộc gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ mang lại kết quả thực chất

Thời điểm quan trọng đối với quan hệ Nga-Việt

Ở Nga, - giáo sư nhấn mạnh, - đó là những năm mà Bộ Ngoại giao do Bộ trưởng Kozyrev lãnh đạo, người tuyên bố tất cả tình bạn trước đây với Việt Nam chỉ mang tính chất ý thức hệ, và bây giờ, vì không còn yếu tố ý thức hệ trong nước Nga sau thời Liên Xô, mối quan hệ này cũng không cần thiết. Kozyrev và đội ngũ của ông ta không hiểu ý thức hệ chỉ là bề mặt trong quan hệ của chúng ta, dưới đó là những mối liên hệ, liên lạc, cơ hội cho tăng trưởng kinh tế song phương. Thời điểm khi đó rất quan trọng trong quan hệ Nga-Việt, và đã đánh mất nhiều thứ.

"Nhưng còn đó những người bạn Việt Nam thực sự và những người Việt Nam học tập tại Nga, những người tiếp tục tin tưởng, hy vọng vào nước Nga, hiểu được cơ hội mà hợp tác với Nga mang lại. Chính vì vậy, không có sự sụp đổ hoàn toàn của quan hệ hai nước trong thời kỳ bộ trưởng Kozyrev", ông Mosyakov nói.

Nga: Chuyển hướng về phía Đông

Giáo sư Mosyakov nhắc lại vào năm 2012, các nhà lãnh đạo Nga tuyên bố chuyển hướng Nga về phía Đông, xếp Việt Nam cùng với Ấn Độ và Trung Quốc, vào số ba quốc gia quan trọng nhất đối với Nga ở phía Đông. Ba năm sau, ký kết thỏa thuận về việc tạo ra Khu vực Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Nga cùng các đối tác trong Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Năm 2021, mức giao dịch hàng hóa giữa Nga và Việt Nam đạt mức kỷ lục 7,1 tỷ đô la. Rất tiếc, sự tăng trưởng tiếp theo bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 cũng như các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các đồng minh.
Chủ tịch nước đến Bắc Kinh, bắt đầu tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2023
Trên đe dưới búa: Chính sách của Việt Nam giữa Mỹ và Nga

Tại sao Mỹ đặt cược vào Việt Nam?

Tình trạng hiện tại của mối quan hệ Nga-Việt, - theo giáo sư Mosyakov, - một phần là kết quả sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.

"Đối với Mỹ, Việt Nam trở nên quan trọng khi Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có thể đối đầu thực sự với Trung Quốc, tạo ra những mối đe dọa và vấn đề thường trực cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam không đi theo hướng này. Việt Nam đang cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng kinh tế Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào Mỹ. Bởi vì đối với Việt Nam, Mỹ là đối tác với 110 tỷ đô la xuất khẩu và chỉ 50 tỷ đô la nhập khẩu. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ, cộng với khoảng 30 tỷ đô la thặng dư trong thương mại với Liên minh châu Âu, đóng vai trò bù đắp nhập siêu của Việt Nam trong thương mại với Trung Quốc", giáo sư Mosyakov tiếp tục.

Bán sô cô la Alenka ở Đại Liên - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2024
Nguồn cung lẫn nhau giữa Việt Nam và Nga có triển vọng lớn

Đặt kỳ vọng vào Mỹ để chờ đợi những điều điều tích cực là một sai lầm

Như một phần những người Nga trong những năm cuối cùng khi Liên Xô tồn tại, hiện nay có những người ở Việt Nam ngây thơ tin người Mỹ sẵn lòng làm điều gì đó hữu ích cho đất nước, không hiểu ý nghĩa chính trị của Mỹ là để gây ra nhiều bất lợi nhất có thể, giáo sư người Nga tin tưởng.

"Ví dụ, Mỹ đang cố gắng tạo ra sự phản đối tiềm ẩn đối với chính quyền hiện tại ở Việt Nam. Cũng như đẩy Nga ra khỏi Việt Nam. Mặc dù Nga ngày nay có thể đề xuất nhiều điều cho người Việt. Ngoài việc hợp tác quân sự - kỹ thuật, đó là than đá và thực phẩm, dầu và khí đốt, các dự án cơ sở hạ tầng công nghiệp lớn. Mỹ đang tiến hành chính sách đẩy Nga ra khỏi Việt Nam và khỏi toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Điều này rõ ràng đến mức khi Mỹ tài trợ cho việc tổ chức một hội nghị quốc tế nào đó tại Việt Nam, họ đặt điều kiện là không có đại diện Nga tham gia vào đó", ông Dmitriy Mosyakov nói.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sau cuộc họp báo ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2023
Biden ở Hà Nội - cựu thù không thể thay thế bạn cũ

Nước Nga - sự bảo đảm ổn định và an ninh

Do nỗ lực của Mỹ, tình hình không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang thay đổi, giáo sư Mosyakov nhận định.

"Từ thịnh vượng kinh tế, từ các Khu vực Thương mại Tự do, chuyển sang đối đầu quân sự-chính trị, xuất hiện các khối mới, quân sự hóa và tạo ra một mô hình phát triển hoàn toàn khác. Đã bắt đầu có những ý nghĩ khác trong việc xác định sự phát triển của các quốc gia trong khu vực. Trong bối cảnh này, yếu tố hỗ trợ quân sự - kỹ thuật, yếu tố có khả năng đảm bảo sự phát triển ổn định của một quốc gia nào đó trong khu vực trở nên ngày càng quan trọng. Và chính trong lĩnh vực đảm bảo an ninh ở Đông Nam Á, nước Nga không có đối thủ", - chuyên gia nói.

Theo ông, ý nghĩa về hợp tác quân sự - kỹ thuật với Nga đối với Việt Nam, dù cho chính sách ngoại giao đa hướng của họ, đã bắt đầu gia tăng mạnh.
"Dựa vào cuộc trò chuyện của tôi với các đồng nghiệp và bạn bè Việt Nam, tôi kết luận ở Việt Nam họ vẫn hiểu rằng một người bạn cũ tốt hơn hai người bạn mới. Và mọi thứ liên quan đến kinh tế, tất nhiên rất quan trọng, nhưng vấn đề an ninh đối với Việt Nam cũng quan trọng không kém. Tôi tin một giai đoạn mới của quan hệ Nga-Việt, dựa trên các lợi ích mới, trên nền tảng mới sẽ bắt đầu. Giai đoạn đưa Nga trở lại vai trò và giá trị quan trọng trong khu vực", ông Dmitriy Mosyakov nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала