Thặng dư thương mại lớn của Việt Nam với Mỹ có thể khiến ông Trump tức giận

© AP Photo / Alex BrandonChính trị gia Mỹ Trump dưới mưa
Chính trị gia Mỹ Trump dưới mưa - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2024
Đăng ký
Tuần này làm chúng tôi hài lòng với những bài viết thú vị về Việt Nam trên nhiều phương tiện truyền thông của cả phương Tây và phương Đông. Điều đáng chú ý là vào tuần này không có nhiều thông tin kinh tế.
Chính sách đối nội và đối ngoại, hậu quả của chiến tranh, nền kinh tế và ngành du lịch - chúng tôi sẽ đề cập đến những chủ đề này trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.

Việt Nam sẽ mua vũ khí từ đâu?

Ấn phẩm Table đưa tin về việc Hà Nội chỉ trích bước đi mới của Bắc Kinh - công bố đường cơ sở mới ở Vịnh Bắc Bộ cách xa bờ biển Trung Quốc. Tờ The Diplomat xem lại chủ đề phổ biến về khả năng của Việt Nam duy trì thế cân bằng chiến lược với các nước lớn, mà không đưa ra bất kỳ lựa chọn nào. Tác giả bài viết không đồng ý với điều này. Sau khi phân tích lịch sử các cuộc chiến tranh mà Việt Nam đã tiến hành trong thế kỷ 20, tác giả rút ra kết luận rằng, Việt Nam đang lựa chọn giữa cường quốc đất liền và cường quốc biển. Vì khả năng chiến đấu trên bộ của Việt Nam mạnh hơn rất nhiều nên nước này sẽ chọn liên minh với một cường quốc đất liền.
Trang phân tích The Strategist của Viện Chính sách chiến lược Australia (ASPI) phân tích tầm cao mới trong quan hệ giữa Australia và Việt Nam - quan hệ đối tác chiến lược toàn diện - năng lực quốc phòng. Ấn phẩm viết rằng, trước hết, Việt Nam có thể mở rộng hợp tác với Australia trong việc sản xuất vũ khí hiện đại nhằm xây dựng tiềm lực chống lại những thách thức và mối đe dọa mới. Thứ hai, Australia có thể đề xuất đàm phán với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trên cơ sở song phương và đa phương để tăng cường phối hợp, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải hoạt động thận trọng để tận dụng những cơ hội hợp tác quốc phòng mới mà không làm mất lòng những người bạn cũ và không gặp phải những rủi ro chiến lược, tác giả bài báo lưu ý.
Reuters đưa tin về Triển lãm Quốc phòng quốc tế tại Hà Nội và lưu ý rằng, nhập khẩu vũ khí của Việt Nam đã chậm lại vào năm ngoái. Hà Nội đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung từ Nga nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả với các nhà cung cấp mới. Dữ liệu của SIPRI cho thấy rằng, vào năm ngoái, Nga - nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam trong nhiều thập kỷ - đã giảm đáng kể lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu, và Việt Nam đang phải vật lộn để thanh toán cho vũ khí của Nga mà không chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ. Việt Nam không đặt thêm đơn hàng lớn nào về vũ khí trong năm ngoái và lượng nhập khẩu vũ khí năm 2023 nằm ở mức thấp nhất kể từ năm 2007. Các chuyên gia quốc phòng lưu ý rằng, trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và Đài Loan cũng như các cuộc va chạm thường xuyên ở Biển Đông giữa tàu Trung Quốc và tàu của các nước khác trong khu vực, Việt Nam thiếu vũ khí hiện đại để tự vệ trong cuộc xung đột quy mô lớn.
 Tiêm kích cơ Su-27SM3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2024
Việt Nam không sợ Mỹ trừng phạt khi mua vũ khí của Nga
Ấn phẩm này cũng cho biết xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng mạnh, đặc biệt là các tấm pin mặt trời và các sản phẩm điện tử nhạy cảm khác. Thặng dư thương mại của Hà Nội với Washington năm ngoái là 104 tỷ USD, chỉ thấp hơn Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Mexico. Theo các chuyên gia, nếu Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, tình trạng này sẽ khiến ông bất mãn, sẽ gây căng thẳng trong quan hệ với Washington và sẽ làm gia tăng áp lực lên Hà Nội nhằm làm suy yếu mối quan hệ bền chặt với Trung Quốc và Nga.

Những sửa đổi cần thiết được chờ đợi từ lâu

East Asia Forum viết về một sự kiện quan trọng trong chính sách đối nội: những điểm mới trong Luật Đất đai (sửa đổi) có thể giúp giải quyết mâu thuẫn giữa ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trong việc sử dụng đất nông nghiệp liên quan đến quá trình chuyển đổi từ phát triển nông nghiệp sang công nghiệp tại Việt Nam. Các sửa đổi nhằm mục đích đảm bảo tính công bằng khi định giá đất theo thị trường, tăng bồi thường thiệt hại về tài sản, đền bù cho các thương vụ mua lại lớn và cải thiện mức sống cho những người dân tái định cư khi thu hồi đất, đồng thời bao gồm các điều khoản cho đàm phán trực tiếp giữa người phát triển dự án và người sở hữu quyền sử dụng đất. Tờ The Nation của Thái Lan đăng tải một bài dài về những người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và những rủi ro đi kèm. Bộ Ngoại giao kêu gọi người dân cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo được ngụy trang dưới hình thức mời làm việc ở nước ngoài, lấy ví dụ vụ việc hơn 100 công dân Việt Nam bị Campuchia bắt giữ và trục xuất do đánh bạc khi làm việc trái phép tại một cơ sở lừa đảo. Gần đây, những sự cố như vậy đã trở nên phổ biến hơn. Tờ The Sun và một số ấn phẩm khác viết về vụ hơn 200 người điều trị ngộ độc sau khi ăn cơm tại quán cơm gà ở Nha Trang.
Tờ New York Times viết về một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, ông Chuck Searcy, 79 tuổi, trong nhiều năm sống và làm việc tại Hà Nội và là người sáng lập Dự án Renew trong hơn 20 năm làm sạch bom mìn ở Quảng Trị, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, cung cấp chân tay giả và đào tạo nghề cho nạn nhân.
Cô gái đeo mặt nạ trên sàn giao dịch chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2024
HoSE nghẽn lệnh, nhà đầu tư phát hoảng

Dòng tiền đầu tư đang đổ vào Việt Nam

Vietnam Briefing cho biết những chi tiết về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2024. Đất nước này đã sẵn sàng cho việc mở rộng FDI bền vững vào các lĩnh vực công nghệ, năng lượng tái tạo, y tế, ngân hàng và bất động sản. Các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, cùng với ưu đãi về thuế và sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp bên ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, khiến Việt Nam tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm triển vọng tăng trưởng dài hạn bền vững. Hai tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký tăng 38,6%, mức tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước. Các nhà đầu tư chính vẫn là Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản và Trung Quốc. Nikkei Asia viết về việc FPT công bố thành lập chi nhánh FPT Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, còn PV-Magazine đưa tin rằng, công ty TNHH Công nghệ GoodWe của Trung Quốc đã khai trương nhà máy đầu tiên tại Việt Nam chuyên sản xuất máy biến tần cho thị trường Bắc Mỹ và các thị trường trọng điểm của Châu Á.

Bạn nên đi du lịch Việt Nam!

Tạp chí nổi tiếng Travel and Leisure Asia viết về thời điểm tốt nhất để đến thăm Việt Nam, đồng thời quảng bá những bãi biển ngập nắng và những thành phố nhộn nhịp, thắng cảnh lịch sử và ẩm thực ngon. Và lời kể hấp dẫn của tác giả khiến du khách khẩn trương chuẩn bị vali: sau cùng, mùa khô - thời điểm lý tưởng nhất để tận hưởng thời tiết tuyệt vời và giải trí văn hóa - sẽ sớm kết thúc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала