Ông Nebenzya cáo buộc Pháp có hành động gây hấn ngoại giao

© Sputnik / Nancy Siesel / Chuyển đến kho ảnhVasily Nebenzya
Vasily Nebenzya  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2024
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Đại diện thường trực LB Nga Vasily Nebenzya cáo buộc Pháp có hành động gây hấn ngoại giao vì đã phá vỡ cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ nhân dịp tròn 25 năm ngày NATO bắt đầu ném bom Nam Tư.
Trước đó hôm thứ Hai Pháp và Mỹ đã phá vỡ cuộc họp do Nga yêu cầu tổ chức của Hội đồng Bảo an LHQ. Đại diện thường trực của Pháp, ông Nicolas de Riviere cho rằng chủ đề này không liên quan và dường như chưa có ai tham khảo ý kiến của Pháp về cuộc họp này. Bất chấp việc nước chủ tịch luân phiên của Hội đồng là Nhật Bản trước đó đã thống nhất chương trình nghị sự và quyết định tổ chức cuộc họp, Paris vẫn cương quyết đòi đưa chương trình nghị sự sơ bộ ra biểu quyết. Kết quả Nga, Trung Quốc và Algeria đã bỏ phiếu thông qua chương trình nghị sự cho ngày hôm nay, 12 nước còn lại bỏ phiếu trắng. Vì vậy, cuộc họp nói trên đã không diễn ra.
“Hôm nay, nhân dịp tròn 25 năm ngày NATO gây hấn với đất nước Nam Tư có chủ quyền, chúng ta đã chứng kiến hành động gây hấn ngoại giao từ phía Pháp, một thành viên hiện tại của NATO”, - ông Nebenzya nói với các nhà báo sau cuộc họp.
Ông lưu ý rằng hành vi gây hấn được thực hiện “chống lại quyền tự do, ngôn luận và biểu đạt”. Theo nhà ngoại giao này, Pháp và các thành viên NATO khác đã lợi dụng các động tác mang tính thủ tục để phá vỡ cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đồng thời, vấn đề mà cuộc họp đáng lẽ phải dành để giải quyết sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với Serbia, đối với tình hình hiện tại ở Kosovo và đối với toàn bộ khu vực Tây Balkan, đại diện thường trực của Nga chỉ rõ.
Sự tàn phá tòa nhà của Tổng cục Cảnh sát Liên bang ở Belgrade do vụ đánh bom của NATO  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2024
Ý kiến chuyên gia về hậu quả của đợt oanh tạc Nam Tư
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nebenzya cho rằng trái ngược với tuyên bố của các đại diện phương Tây, chủ đề đánh bom Nam Tư hoàn toàn không phải là vấn đề lịch sử. Ông nhắc lại rằng tình hình ở Kosovo vẫn nằm trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an và đang được Hội đồng tích cực thảo luận.
“Vào ngày 24 tháng 3 năm 1999, một liên minh gồm các quốc gia được gọi là liên minh phòng thủ do Hoa Kỳ đứng đầu đã xâm phạm nước Cộng hòa Liên bang Nam Tư (FRY) dưới khẩu hiệu chấm dứt cuộc thanh lọc sắc tộc được cho là đã thực hiện ở Kosovo. Trên thực tế, quân đội và cảnh sát Nam Tư trong vùng đã tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các băng nhóm khủng bố người gốc Albania ở Kosovo”,- đại diện Nga chỉ rõ.
Ông nhắc lại rằng cuộc xâm phạm của NATO chống lại Nam Tư kéo dài 78 ngày và gây ra những đau khổ không thể tưởng tượng nổi cũng như nhiều thương vong cho người dân nước này.
“Còn các thành viên NATO có mặt tại hội trường, đồng thời cũng là các thành viên của Hội đồng Bảo an, đều không muốn nghe điều này”, ông nhấn mạnh.
Năm 1999 cuộc đối đầu vũ trang giữa những người ly khai gốc Albania thuộc Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA) và lực lượng an ninh Serbia đã dẫn đến vụ đánh bom của lực lượng NATO vào FRY (lúc đó bao gồm Serbia và Montenegro). Chiến dịch quân sự được thực hiện mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an LHQ dựa trên việc các nước phương Tây khẳng định rằng chính quyền FRY đã tiến hành cuộc thanh lọc sắc tộc ở vùng tự trị Kosovo và gây ra thảm họa nhân đạo ở đó. Các cuộc không kích của NATO tiếp diễn từ ngày 24/3 đến ngày 10/6/1999.
Vụ đánh bom của NATO khiến hơn 2,5 nghìn người thiệt mạng, trong đó có 87 trẻ em và thiệt hại 100 tỷ USD, giới y học ghi nhận hậu quả của việc sử dụng uranium nghèo làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала