Bộ Ngoại giao Nga: Đức không có quyền đạo đức để đối xử khác biệt với các nạn nhân của Đức Quốc xã

© SputnikTrại tập trung Auschwitz
Trại tập trung Auschwitz - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2024
Đăng ký
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Đức không có quyền đạo đức để đối xử khác biệt với các nạn nhân tội ác của Đức Quốc xã, khi bình luận về những tuyên bố của Berlin về trách nhiệm đặc biệt của người Đức đối với người Do Thái.
Trước đó, người đứng đầu Bộ Nội vụ Đức, bà Nancy Feser, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Der Spiegel, cho biết Đức sẽ có những thay đổi trong bài kiểm tra dành cho người xin quốc tịch, bổ sung các câu hỏi về Holocaust, Do Thái giáo và lịch sử Israel trong khi phỏng vấn. Bà nói thêm rằng Holocaust mang lại cho đất nước một trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo vệ người Do Thái và Nhà nước Israel.
"Nhưng còn những người dân tộc khác bị tra tấn, đốt cháy, chôn sống thì sao? Việc bồi thường cho các nạn nhân chịusự tàn bạo của Đức Quốc xã chỉ thuộc một quốc tịch, và chịu trách nhiệm lịch sử chỉ đối với người dân của một quốc gia duy nhất là sự lặp lại tội ác và sai lầm của 80 năm trước,” - bà Zakharova viết.
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova - Sputnik Việt Nam
Maria Zakharova
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga
Bà nhấn mạnh Berlin đang theo đuổi chính sách đi ngược lại quy định của các văn bản pháp luật quốc tế. Bà Zakharova cũng nhắc lại rằng nghị quyết A/RES/60/7 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Holocaust nói về nỗi đau khổ của “người Do Thái và vô số thành viên của các nhóm thiểu số khác”, và cách diễn đạt tương tự cũng được sử dụng trong nghị quyết 34C/61 của UNESCO. Tuyên bố OSCE Berlin thường đề cập đến “tất cả các nhóm dân tộc và tôn giáo”.
Trại tập trung của Đức Quốc xã - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2023
Nam Mỹ đã trở thành nơi trú ẩn của những kẻ phát xít Đức chạy trốn sau Thế chiến thứ hai

“Trong phòng giam dùng hơi ngạt, mọi dân tộc đều chết ngạt như nhau”

"Đức Quốc xã đã phạm tội không chỉ chống lại một dân tộc duy nhất mà còn chống lại nhiều dân tộc. Trên thực tế, công thức về “tội ác chống lại loài người” được Tòa án Nuremberg sử dụng để lên án Chủ nghĩa xã hội quốc gia, đã nói lên điều này”, bà Zakharova lưu ý.

Bà cũng nhắc lại rằng các tội ác chống lại từng nhóm cụ thể đều có tên riêng trong khuôn khổ luật pháp hoặc truyền thống quốc gia: đối với người Do Thái, đó là “Shoah”, đối với người Leningrad, đó là Cuộc phong tỏa, được coi là diệt chủng, cũng như các hành động của Đức Quốc xã, ví dụ, trên lãnh thổ Kaliningrad, Rostov, Pskov, Voronezh và các khu vực khác.

"Berlin không có quyền về mặt đạo đức để đối xử khác biệt với các nạn nhân của tội ác của Đức Quốc xã trong Đế chế thứ ba. Trong phòng hơi ngạt, tất cả các dân tộc đều bị chết ngạt như nhau và lửa của các lò Treblinka đốt cháytất cả mọi người, bất kể sắc tộc và ngôn ngữ. Và trong trong các tài liệu thành lập, Đức Quốc xã đã phát triển các kế hoạch nhằm tiêu diệt và nô dịch nhiều nhóm dân tộc, tôn giáo và xã hội khác nhau. Chúng ta sẽ không để chủ nghĩa Quốc xã ngóc đầu dậy ở Châu Âu!” - bà Zakharova kết luận.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Hồng quân giải phóng trại tập trung Auschwitz-Birkenau (Auschwitz) - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2023
Thợ săn Đức Quốc xã: Canada thất bại trong việc buộc tội những kẻ phát xít giết người hàng loạt
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала