Nhà phiên dịch tiếng Việt vừa là biên tập viên chuyên nghiệp vừa là nhà ngoại giao

© Depositphotos.com / Aga77taVietnamese
Vietnamese - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Đăng ký
Những phiên dịch viên tương tai trong các cuộc đàm phán của giới chức cấp cao được xác định trong Cuộc thi dịch thuật chính trị xã hội sang tiếng Việt toàn Nga,lần thứ ba.
Sự kiện do trường đại học ngoại giao chính của Nga MGIMO tổ chức với sự hỗ trợ của Hội hữu nghị Nga - Việt và Quỹ thúc đẩy phát triển hợp tác Nga-Việt “Truyền thống và tình hữu nghị”.

Bài kiểm tra khó nhằn

Cuộc thi năm nay có sự tham gia của các sinh viên học tiếng Việt đến từ các vùng khác nhau của Nga: bốn trường đại học Matxcơva - MGIMO, MSLU, ISAA MSU, HSE, cũng như Đại học Tổng hợp St. Petersburg, Đại học Liên bang Viễn Đông và Trường đại học tổng hợp Liên bang Kazan. Vòng đầu tiên cuộc thi - dịch viết - được tổ chức theo hình thức online; kết quả là có 21 thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng chung kết - dịch nói. Năm nay, khác với những năm trước, sinh viên năm thứ 2 tham gia cuộc thi cùng các thí sinh đang theo học hệ cử nhân năm thứ 3-4 và thí sinh hệ thạc sĩ.
Các bài kiểm tra rất khó khăn. Các thí sinh phải trải qua các phần dịch xuôi từ tiếng Nga sang tiếng Việt và dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Nga. Sau đó, với 40 giây chuẩn bị, phải dịch những đoạn văn nhỏ về chủ đề chính trị - xã hội, có nhiều thuật ngữ chuyên nghiệp. Tất nhiên, các em rất lo lắng và đưa ra những câu trả lời cũng khác nhau. Rốt cuộc, họ đã phát biểu trước ban giám khảo gồm những phiên dịch chuyên nghiệp và có thâm niên của Nga và Việt Nam. Nhưng, nhìn chung, các thí sinh tham dự cuộc thi đều có trình độ chuyên môn tốt. Hai trường đại học nổi bật: MGIMO và MSLU có sinh viên giành được nhiều giải nhất.
Buổi học viết chứ thư pháp với bà Svetlana Glazunova, giảng viên cao cấp tại Đại học Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO) - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2023
Hoạt động giảng dạy tiếng Việt tại Nga
Ngoài 3 giải Nhất, một số thí sinh còn nhận giải phụ như giải thưởng dành cho thí sinh phát âm tốt nhất, dịch câu ngắn hay nhất, có ý chí chiến thắng. Tất cả các thí sinh giành giải Nhất, giải Nhì và giải phụ đều nhận được giải thưởng từ nhà tài trợ - Quỹ “Truyền thống và Hữu nghị”. Phát biểu khai mạc cuộc thi, Giám đốc Quỹ ông Nguyễn Quốc Hùng, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đồng thời là thành viên ban giám khảo, lưu ý rằng, trong khuôn khổ dự án “Khai sáng” Quỹ giúp phát triển ngành Việt Nam học và giảng dạy tiếng Việt ở Nga cũng như việc giảng dạy tiếng Nga và nghiên cứu “một thế giới Nga” ở Việt Nam.
“Trong tương lai, Quỹ chúng tôi muốn tổ chức các cuộc thi tương tự tại những trường trung học phổ thông, và để làm được điều này cần phải thiết lập việc dạy tiếng Nga trong các trường học ở Việt Nam và dạy tiếng Việt trong các trường học ở Nga. Nhờ đó con cái chúng ta, những người lớn lên trong môi trường văn hóa như vậy, sẽ có thể nâng tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc chúng ta lên một tầm cao mới”, - ông Nguyễn Quốc Hùng nói.

Nhà Việt Nam học dễ kiếm việc làm

Theo truyền thống, cuộc thi kết thúc bằng Hội thảo bàn tròn “Quan hệ Nga-Việt: kinh nghiệm thực tiễn ngoại giao”. Tại cuộc gặp này, các nhà Việt Nam học - nhân viên Bộ Ngoại giao Nga, Đại sứ quán Nga tại Hà Nội và tổng lãnh sự quán Nga tại Đà Nẵng - chia sẻ kinh nghiệm hoạt động ngoại giao. Họ cho biết những chi tiết thú vị về thời gian làm việc tại Việt Nam, chia sẻ những khó khăn phức tạp của công việc dịch thuật, đưa ra những lời khuyên quý giá cho những chuyên gia trẻ và trả lời những câu hỏi của sinh viên. Nhà Việt Nam học nổi tiếng, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga-Việt, Phó Giáo sư Piotr Tsvetov đã có một bài phát biểu rất thú vị. Ông cố gắng thuyết phục khán giả rằng, dù rất thông minh và đa chức năng, các ứng dụng, phần mềm dịch thuật tự động được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vẫn không thể thay thế người phiên dịch. Bởi vì, như bà Elena Zubtsova, Phó Giáo sư Khoa Dịch thuật, MSLU, ghi nhận, người biên dịch không phải là một cỗ máy dịch thuật, mà là một biên tập viên và nhà ngoại giao, một chuyên gia về đất nước và ngôn ngữ mà mình đang dịch.
Trong các bài phát biểu, các đại diện của MGIMO, Bộ Ngoại giao Nga và Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đều ghi nhận tầm quan trọng của Việt Nam đối với Nga với tư cách là đối tác chính ở Đông Nam Á, là bạn lâu năm và đáng tin cậy, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển nghiên cứu về nước này và đào tạo các chuyên gia Việt Nam học có trình độ cao.
Cuộc thi dịch tiếng Việt lần thứ hai tại MGIMO - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Xuất hiện truyền thống mới trong quan hệ Nga-Việt
Cựu đại sứ Nga tại Việt Nam Andrey Tatarinov, người ba năm liền giữ vai trò Chủ trì Ban Giám khảo, đưa ra đánh giá về cuộc thi như sau:
“Tôi tin chắc rằng, cuộc thi này là một sự kiện rất quan trọng, tạo động lực phát triển cho tất cả những người tham gia - một lượng thí sinh khá lớn từ St. Petersburg đến Vladivostok. Việt Nam đã, đang và chắc chắn sẽ là đối tác chiến lược quan trọng nhất của chúng tôi ở Đông Nam Á trong nhiều năm nữa, và nhu cầu về các nhà Việt Nam học sẽ tăng lên. Tôi mong rằng tất cả những người tham gia cuộc thi sẽ rút ra kết luận và tiếp tục nỗ lực nghiên cứu không chỉ tiếng Việt mà còn cả văn hóa, lịch sử, kinh tế của đất nước này. Tôi tin chắc rằng, nếu muốn, tất cả họ sẽ tìm được chỗ đứng của mình và sẽ làm việc để củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống Nga-Việt và sự hợp tác toàn diện”.
Cuộc thi dịch tiếng Việt chuyên nghiệp toàn Nga lần thứ ba đã kết thúc, và MGIMO đang chuẩn bị tổ chức Ngày Việt Nam lần thứ 9, sự kiện chính trong năm thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên Việt Nam đang theo học ở Nga và sinh viên Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала