Cha đẻ Telegram Pavel Durov: Mark Zuckerberg đã cố gắng vay mượn ý tưởng của chúng tôi

© AFP 2023 / Steve JenningsNgười sáng lập Telegram Pavel Durov
Người sáng lập Telegram Pavel Durov  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2024
Đăng ký
Người sáng lập Telegram Pavel Durov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo truyền hình Mỹ Tucker Carlson rằng người tạo ra mạng xã hội Facebook* Mark Zuckerberg đã cố gắng vay mượn ý tưởng của ông, đồng thời kể lại chuyện ông và Zuckerberg đã lừa dối nhau như thế nào.
Cuộc gặp gỡ của họ diễn ra cách đây hơn mười năm, khi Durov vẫn đang sống ở Nga và đang phát triển mạng xã hội VKontakte, tương tự như Facebook*.
"Đó là một cuộc gặp gỡ thú vị. Họ cố gắng sao chép không phải những gì chúng tôi đã làm mà là những gì tôi nói rằng chúng tôi đã làm. Thật buồn cười", - doanh nhân nói.
Zuckerberg hỏi Durov liệu ông có định vươn ra toàn cầu không, còn Durov hỏi Zuckerberg rằng ông ta có nghĩ đến việc mở rộng sang thị trường mà VKontakte coi là của riêng mình hay không. Cả hai đều đảm bảo với nhau rằng họ không có tham vọng như vậy.
“Sau hai hoặc ba tuần, mỗi người trong chúng tôi đều triển khai thực hiện đúng việc đó”, - doanh nhân nhớ lại.
Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2023
Tại sao ông Putin không sử dụng Telegram?

Áp lực lớn nhất đối với Telegram là từ Apple và Google

Theo Durov, Apple và Google đã nói “rất rõ ràng” rằng Telegram sẽ bị loại khỏi các cửa hàng ứng dụng nếu không tuân thủ các quy tắc mà họ đề ra.
"Tôi có thể nói rằng áp lực lớn nhất đối với Telegram không phải từ các chính phủ mà là từ Apple và Google. Khi nói đến quyền tự do ngôn luận, hai nền tảng này về cơ bản có thể kiểm duyệt mọi thứ bạn có thể đọc và truy cập trên điện thoại thông minh của mình", - người sáng lập Telegram cho biết.
Đối với Telegram, ông nói, mối đe dọa như vậy “không phải là chuyện nhỏ”, vì nó có thể tước đi “quyền truy cập vào một công cụ có giá trị sử dụng hàng ngày của một phần đáng kể dân số thế giới”. Durov lưu ý rằng Apple và Google “không sẵn sàng thỏa hiệp” trong việc tuân thủ các quy tắc mà họ đặt ra, những quy tắc mà một số trong đó mang tính chính trị.
* Các hoạt động của Meta (mạng xã hội Facebook và Instagram) bị cấm ở Nga vì bị coi là tổ chức cực đoan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала