Hà Nội đáp trả thẳng khi Mỹ thọc gậy bánh xe về nhân quyền ở Việt Nam

© TTXVN - Bùi Lâm KhánhNgười Phát ngôn Phạm Thu Hằng chủ trì buổi họp báo Bộ Ngoại giao thường kỳ tháng 4/2024.
Người Phát ngôn Phạm Thu Hằng chủ trì buổi họp báo Bộ Ngoại giao thường kỳ tháng 4/2024. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2024
Đăng ký
Hà Nội đã có phản ứng rõ ràng và nhất quán về báo cáo nhân quyền sai sự thật, thiếu khách quan và không chính xác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Mỹ tiếp tục xuyên tạc khi nói Việt Nam bỏ tù các nhà hoạt động chính trị bất đồng chính kiến và không có tiến bộ về nhân quyền dù thừa nhận các nỗ lực và thành tựu về đảm bảo quyền con người của Hà Nội.
Với động thái đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho rằng, Bắc Kinh đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

Tuyên bố mới phản bác quan điểm sai trái của Mỹ về nhân quyền ở Việt Nam

Việt Nam đưa ra tuyên bố mới khi báo cáo nhân quyền của Mỹ tiếp tục các luận điệu “thọc gậy bánh xe” như những lần phàn nàn trước đó.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, báo cáo nhân quyền của Mỹ thiếu khách quan về tình hình Việt Nam. Với tình thế đó, Hà Nội sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn với Washington.
Trong khi đó, đối với những động thái gần đây của Trung Quốc, Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm phản đối. Đại diện Bộ Ngoại giao tuyên bố, lệnh cấm do Trung Quốc ban hành đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.
Như Sputnik đã thông tin, 3 ngày trước – hôm 22/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo nhân quyền thường niên năm 2023 – tiếp tục những luận điệu cũ rích dưới lá bài dân chủ về tình hình nhân quyền của Việt Nam và nhiều nước khác.
Người dân Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2024
Mỹ lại khiến Việt Nam giận dữ khi cố tình can thiệp vấn đề nội bộ của Hà Nội
Báo cáo do Ngoại trưởng Mỹ Blinken đặt bút ký thể hiện rằng, Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền dù Hà Nội đã có nhiều cố gắng và nỗ lực cải thiện vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, hội họp và lập hội.
Như cũ, Mỹ cáo buộc Việt nam sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia hay những quy định mơ hồ khác của Bộ Luật Hình sự để “bỏ tù” các nhà hoạt động có quan điểm chống đối hay bất đồng chính kiến.
Mỹ dẫn các trường hợp (là những người vi phạm pháp luật và đã được chính quyền Việt Nam xét xử với bản án được khẳng định là “đúng người”, “đúng tội”) như Phan Tất Thành, Lê Anh Hùng, Nguyễn Tấn Dương, hay luật sư Đinh Diêm… và ca ngợi đây là “các nhà hoạt động chính trị” và nhà bảo vệ nhân quyền.
Trả lời báo chí ngày 25/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tuyên bố, báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ đã nhận định không khách quan về Việt Nam.
“Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Việt Nam sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn với Mỹ

Đại diện Bộ Ngoại giao một lần nữa khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, coi con người là trung tâm và động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước.
Bà Hằng nhắc lại rằng: “Các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể cũng như triển khai trên thực tiễn”.
Cần lưu ý, phát biểu mới đây tại phiên họp cấp cao Khóa 55 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sĩ gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điểm lại những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người.
Lễ kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2024
70 năm ngày ký Hiệp định Geneva: Bước ngoặt lịch sử của Việt Nam
Bộ trưởng còn tuyên bố và kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028.
Khi chính quyền Mỹ tiếp tục phớt lờ những sự thật về nhân quyền ở Việt Nam, Washington chỉ thu thập thông tin từ những nguồn không chính thống, từ những cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí, chống phá Việt Nam để đưa ra báo cáo, đánh giá sai lệch, làm ảnh hưởng đến uy tín và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, thì Hà Nội sẽ tiếp tục đối thoại đến cùng để đạt được sự thấu hiểu và tiếng nói chung.
“Việt Nam đã, đang và sẽ trao đổi thẳng thắn, cởi mở trên cơ sở xây dựng với Mỹ về những vấn đề còn khác biệt để tăng cường hiểu biết, qua đó đóng góp tích cực hơn nữa vào quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước”, theo tuyên bố của người phát ngôn Phạm Thu Hằng tại cuộc họp báo hôm nay.
Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược toàn diện hồi tháng 9 năm ngoái trong khi Tổng thống Joe Biden thăm Hà Nội.
Logo LHQ tại Trụ sở Liên hợp quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Việt Nam sẽ tham gia xây dựng, triển khai các định hướng lớn của UN Women
Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Hà Nội cũng nhiều lần lưu ý về việc xây dựng quan hệ quốc tế dựa trên thái độ tôn trọng thể chế chính trị khác biệt của nhau.
Cùng với đó, Việt Nam luôn sẵn sàng mở lòng, tạo cơ hội để hai bên trao đổi về những vấn đề còn bất đồng nhưng phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Đồng thời, nỗ lực của hai bên đều cần mang tính xây dựng, đóng góp vào hợp tác, hòa bình, phát triển, thịnh vượng chung và lợi ích giữa hai nước cũng như cộng đồng quốc tế.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam

Tại họp báo ngày 25/4, Việt Nam cũng lên tiếng phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
“Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982”, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tái khẳng định lập trường hết sức nhất quán và rõ ràng trong nhiều năm qua của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Đoàn Khắc Việt, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2024
Phản ứng của Việt Nam về Cơ chế UPR chu kỳ IV: "Chúng tôi rất thất vọng"
Thực tế, trong các tuyên bố chính thức của mình, Việt Nam và nhiều nước đều phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông”, người phát ngôn nêu rõ.
Tuyên bố mới của Việt Nam được đưa ra trong bối cảnh, có thông tin cho biết phía Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá thường niên áp dụng tại 4 vùng biển xung quanh gồm Biển Đông, biển Hoa Đông, Bột Hải và Hoàng Hải từ ngày 1/5-16/9 tới đây.
Trong đó, lệnh cấm tại Biển Đông và biển Hoa Đông được áp dụng bao trùm khu vực từ vĩ tuyến 12 đến bắc bán đảo Đài Loan, trong đó có khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала