Việt Nam: Tăng trưởng theo mọi hướng nhưng có trở ngại gì?

Quan hệ quốc tế và an ninh, các vấn đề xã hội, kinh tế và du lịch là những chủ đề chính trong các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài.
Sputnik
Đó cũng là nội dung mà chúng tôi sẽ đề cập trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Tăng cường chú ý cho quan hệ với Lào và Campuchia

Ấn bản Asia Times đăng bài viết công phu nói về vấn đề an ninh của Việt Nam, lưu ý đến quan hệ với các nước láng giềng phía Tây của Hà Nội là Lào và Campuchia. Hiện tại Việt Nam đã bắt đầu «chương trình sâu rộng và dài hơi về hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình», - báo cho biết. Theo quan điểm của các nhà phân tích, Việt Nam sẽ phải đối mặt với hai thách thức lớn. Thứ nhất, đất nước cần duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao để đảm bảo cấp kinh phí cho việc mua sắm vũ khí, đặc biệt là những thể loại gắn với công nghệ tiên tiến. Thứ hai, Hà Nội sẽ phải hành động thận trọng để né tránh lệnh trừng phạt từ phía Hoa Kỳ nếu vẫn quyết định tiếp tục mua vũ khí từ Nga - nhà cung cấp thiết bị quân sự cơ bản từ thời Chiến tranh Lạnh.
Theo dữ liệu của SIPRI, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2021, nhập khẩu vũ khí của Việt Nam lên tới 9,07 tỷ USD, trong đó vũ khí từ Nga chiếm 7,4 tỷ USD, tương đương với 81,6% tổng số. Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng kinh tế ở Lào và Campuchia, và Hà Nội lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng lãnh thổ của các nước lân cận này để bố trí và triển khai quân. Do đó, Việt Nam cũng đang nâng cao đầu tư và hỗ trợ kinh tế cho các nước láng giềng. Các chuyên gia phân tích nói rằng việc cập nhật liên hệ với Campuchia và Lào theo hướng chủ động tích cực là chìa khóa cho cách tiếp cận mới của Việt Nam tới vấn đề an ninh. Một số người cho rằng cuộc đấu giữa Hà Nội và Bắc Kinh để giành ảnh hưởng ở Phnom Penh và Viêng Chăn có thể phân định bố cục địa chính trị của phần lục địa Đông Nam Á trong những năm tới, - tờ báo viết.
Còn Newsroomodisha kể về sự kiện hoàn thành cuộc diễn tập cứu hộ của Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm ngăn chặn và ứng phó với mối đe dọa thiên tai và thách thức biến đổi khí hậu, bao gồm lũ lụt, bão, sóng thần, động đất, lở đất, hạn hán và những vấn đề khác.
Quan hệ Việt Nam-Lào-Campuchia sẽ là “tình đoàn kết không gì lay chuyển nổi”?
Tờ Times of India phản ánh việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Ấn Độ và Việt Nam, đặc biệt là về thành phần quốc phòng.
Trong khi đó, The Diplomat công bố bài viết về mối quan hệ đang được củng cố rõ rệt giữa Việt Nam và Australia, những nỗ lực của Canberra nhằm cạnh tranh với Trung Quốc để giành ảnh hưởng trong tất cả các lĩnh vực: an ninh, phát triển bền vững, cơ sở hạ tầng, đầu tư và «sức mạnh mềm».
Vietnam Briefing cho biết thông tin thú vị rằng Việt Nam thuộc số 15 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ phụ nữ đi làm cao nhất, cụ thể là 47,3%. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam đang tăng nhanh. Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp này là phi chính thức và tập trung trong các lĩnh vực hiệu suất thấp, khiến gặp nhiều rủi ro hơn trong thời gian khủng hoảng kinh tế. Vấn đề cơ bản mà các phụ nữ đi làm hay vấp phải là hạn chế về tiếp cận công nghệ và giảm thời gian dành cho đào tạo nâng cao trình độ cũng như thăng tiến trong sự nghiệp do bùng phát xung đột giữa gia đình và công việc.

Cản trở nào với đà tăng trưởng của Việt Nam?

Vietnam Briefing phân tích báo cáo của IMF, trong đó nói rằng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trưởng 7,72% với xuất khẩu và chi phí tiêu dùng ổn định, nhưng đồng thời cũng cảnh báo về những trở ngại. Một ngăn cản đáng chú ý như vậy có thể là đà tuột dốc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, kể cả ở Trung Quốc và những nước lớn với nền kinh tế phát triển, gây trở ngại cho công cuộc tái thiết của Việt Nam. Do tác động từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina, IMF đã hạ ước tính tăng trưởng toàn cầu xuống 3,2% trong năm nay và 2,9% trong năm tới. Sự chững lại này đồng nghĩa với hạ thấp nhu cầu dành cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là từ phía các đối tác thương mại cơ bản như Hoa Kỳ, Trung Quốc và châu Âu.
Bài viết trên tờ Nikkei Asia bàn về mâu thuẫn giữa nghị định địa phương hóa dữ liệu của các công ty lớn ở Việt Nam với nghĩa vụ không được thực hiện việc này, mà Hà Nội đã đề ra với tư cách là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Tờ Freshplaza cung cấp thông tin về mức tăng trưởng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường châu Âu.
Cùng theo mạch này, The Star viết rằng cà phê Việt Nam được cung cấp đang toả hương ở 80 nước và vùng lãnh thổ, củng cố vị thế của Việt Nam như nhà xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil với thị phần 14,2%.
Điều gì cản trở sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam?
The Star quan sát thấy gia tăng lưu lượng vận tải trong nội địa. Tổng công suất của các hãng hàng không Việt Nam lên tới 6,5 triệu chỗ, đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia. International Air Transport Aviation (IATA) dự đoán đến năm 2035, Việt Nam sẽ trở thành thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 trên thế giới, đạt 150 triệu lượt hành khách.
Báo Vietnam Briefing đánh giá rằng môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam rất năng động và đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, 90% công ty khởi nghiệp hứng chịu thất bại trong năm đầu tiên, và «khủng hoảng nhân sự» khiến các công ty phải đóng cửa khi còn chưa kịp phát triển đầy đủ là một trong những lý do chính dẫn đến thất bại đáng buồn này.
Tờ Fashion United thông báo rằng Việt Nam đang đuổi sát gót Trung Quốc, thủ lĩnh hàng đầu thế giới về sản xuất giày dép. Năm 2021, sản phẩm giày của Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia khắp thế giới, 40% là hàng xuất khẩu sang châu Âu. CPTPP đã đẩy tăng mức xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Canada và Mexico.

Người Nga đang trở lại Việt Nam

Có dự báo tươi sáng là từ năm 2023 đến năm 2027, thị trường du lịch và lữ hành của Việt Nam sẽ phát triển với nhịp độ chóng mặt, đặc biệt là nhờ ứng dụng các nền tảng bán hàng trực tuyến, - tờ Business Wire viết.
Đại dịch COVID-19
Du khách gần như không phải đeo khẩu trang khi đi du lịch Việt Nam
Còn Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch của Nga thông báo rằng các du khách Nga đang trở lại nghỉ dưỡng tham quan Việt Nam, tuy hiện thời còn phải thông qua các nước khác, cụ thể là qua Kazakhstan. Ấn phẩm giới thiệu các khách sạn mới của Việt Nam. Số lượng du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đạt 954.000 lượt, tuy nhiên mới chỉ có 6.000 lượt khách từ Nga. Báo nêu cứ liệu để so sánh: Thái Lan trước đại dịch là thủ lĩnh dẫn đầu trong danh sách các điểm đến nghỉ dưỡng châu Á được người Nga yêu thích, trong 8 tháng qua đã đón hơn 86.000 lượt khách Nga.
Một chi tiết đáng chú ý với du khách mà Channel News Asia phản ánh, là quyết định của chính quyền Hà Nội - vì lý do đảm bảo an toàn, tạm thời đóng cửa các quán cà phê, nhà hàng và cửa hiệu trên phố đường tàu, một trong những điểm hấp dẫn nhiều khách du lịch nhất của thành phố.
Thảo luận