Mừng đảng Cộng sản trăm tuổi, Trung Quốc phát động chiến dịch chống «chủ nghĩa hư vô lịch sử»

© REUTERS / Thomas PeterLễ khai mạc Đại hội lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc
Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2021
Đăng ký
Ngày 1 tháng 7 là dấu mốc 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc. Như chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét, đảng Cộng sản đã dẫn dắt nhân dân Trung Quốc đến chiến thắng vĩ đại vào năm 1949, thành lập nước CHND Trung Hoa độc lập và thống nhất.

Dưới sự lãnh đạo của chính đảng này, ngày hôm nay nhân dân Trung Quốc đang đạt được những bước tiến kỳ vĩ trong phát triển kinh tế, khoa học và văn hóa.

Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2019
Ông Pompeo quyết định thay người Trung Quốc rằng họ không cần Đảng Cộng sản

Để không làm hỏng lễ hội

Tuy nhiên, chính đảng là một tập hợp những «người trần mắt thịt» có thể mắc sai lầm. Và lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc chứng tỏ rằng cùng với những thành công, trong hoạt động của đảng còn in dấu không ít thất bại. Chỉ cần nhớ lại về công cuộc «Đại nhảy vọt» hoặc «Cách mạng Văn hóa». Năm 1981, các ấn phẩm chính thống của đảng Cộng sản Trung Quốc đã gọi «cách mạng văn hóa» thời trước là sai lầm. Nhưng trước mốc kỷ niệm ngày thành lập đảng, các nhà lãnh đạo đã khởi động chiến dịch chống lại những ai cho rằng cần phải ghi nhớ và viết lịch sử gồm cả những thành công và sai lầm của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính sử của CHND Trung Hoa ngày nay đã làm giảm nhẹ kéo giãn con đường phát triển không bằng phẳng mà có thăng trầm của đảng. Và điều này dễ nhận thấy trong sách giáo khoa dùng cho trường phổ thông. Còn những ai đi chệch khỏi phiên bản lịch sử đảng chính thức ở Trung Quốc thì bị gọi là «đối tượng theo chủ nghĩa hư vô lịch sử».

© REUTERS / Kim Kyung-HoonHọc sinh thắt khăn quàng đỏ tại tượng đài Mao Trạch Đông ở Angren
Mừng đảng Cộng sản trăm tuổi, Trung Quốc phát động chiến dịch chống «chủ nghĩa hư vô lịch sử» - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2021
Học sinh thắt khăn quàng đỏ tại tượng đài Mao Trạch Đông ở Angren

Những người dám động chạm đến những đoạn tiêu cực trong lịch sử  Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các bài viết, chẳng hạn như nạn đói năm 1958-1962, hoặc nhắc đến gần 2 triệu người bị giết hại trong «Cách mạng Văn hóa», sẽ nhận đối xử khá hà khắc, có thể bị bắt và tống giam. Kể từ tháng 4 năm nay, chính quyền CHND Trung Hoa đã đóng 2 triệu bài đăng trên Internet chỉ vì có bóng dáng «chủ nghĩa hư vô lịch sử».

Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2021
Việt Nam và Trung Quốc ‘kề vai sát cánh’ hướng đến chủ nghĩa Cộng sản

Sự dối trá về lịch sử quan hệ Trung-Việt

Một trong những đặc điểm nổi bật của lịch sử Trung Quốc hiện đại là yêu cầu phục vụ đường lối chính trị của ban lãnh đạo Bắc Kinh đương nhiệm. Năm 1979, toàn thể nhân loại tiến bộ đều kịch liệt lên án hành động bành trướng xâm lược của bá quyền Trung Quốc chống nước CHXHCN Việt Nam. Thế nhưng trong chính sử của CHND Trung Hoa không hề có mảy may hối hận nào về cuộc xâm lược này. Ở Trung Quốc, quan điểm thống trị phổ biến cho rằng cuộc điều quân rầm rộ năm 1979 là «chiến tranh tự vệ nhằm trả đũa»; thế hệ trẻ Trung Quốc được nhồi nhét ý tưởng rằng chính nghĩa và công lý thuộc về nhà lãnh đạo lúc bấy giờ của CHND Trung Hoa là Đặng Tiểu Bình, hơn thế nữa, còn có khẳng định rằng người Việt Nam có lỗi về cuộc chiến. Trong hội thảo khoa học tại Viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga vào năm 2019, nhà khoa học Nga, GS Yuri Galenovich đã lưu ý: «Không hề có sự kiện nào xác nhận những lời lẽ này của phía Trung Quốc».

© Ảnh : Public domainTổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Delano Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Cairo lần thứ nhất, 1943
Mừng đảng Cộng sản trăm tuổi, Trung Quốc phát động chiến dịch chống «chủ nghĩa hư vô lịch sử» - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2021
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Delano Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Cairo lần thứ nhất, 1943

Ngoài ra, bất kể hoàn toàn thiếu bằng chứng thực tế, người Trung Quốc kể cả những nhân vật trọng trách đều ngang nhiên tuyên bố rằng chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các nước trong liên minh chống phát-xít xác nhận tại Hội nghị Cairo năm 1943 và Hội nghị San Francisco năm 1951 (!!!). Chỉ cần nhìn vào tài liệu của các hội nghị đó để hiểu rằng đây là sự dối trá.

Thế nhưng ở Trung Quốc người ta không đấu tranh chống lại những hành vi xuyên tạc sự thật lịch sử này.

Ông Tập muốn gì và Lenin từng nói gì

Một số học giả Trung Quốc từng trở thành nạn nhân của chiến dịch chống «chủ nghĩa hư vô lịch sử» cho rằng chính Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình là người đã khởi xướng áp đặt trừng phạt những đối tượng không tuân theo phiên bản lịch sử chính thống. Theo quan điểm của họ, ông Tập coi lịch sử như là một chiến địa quan trọng của cuộc đấu vì tính chính danh của đảng. Theo nghĩa này, có thể thấy sự song song với các nhà cai trị thời phong kiến Trung Quốc, những nhân vật cũng cố gắng tìm cách củng cố tính hợp pháp cho chế độ cai trị của họ, viện dẫn các sự kiện lịch sử nào đó (mặc dù thường là hư cấu hoặc diễn giải một chiều chủ quan).

© AP Photo / Mark SchiefelbeinTập Cận Bình
Mừng đảng Cộng sản trăm tuổi, Trung Quốc phát động chiến dịch chống «chủ nghĩa hư vô lịch sử» - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2021
Tập Cận Bình

Do đó, khoa học lịch sử ở nước CHND Trung Hoa không là môn học hàn lâm, mà đang trở thành một môn chính trị hoặc tuyên truyền. Và thay vì tìm kiếm sự thật chân lý, các nhà sử gia Trung Quốc nên ca ngợi đảng.

Khu ổ chuột ở Hong Kong - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Nhiệm vụ khả thi. Trung Quốc chiến thắng tình trạng nghèo đói tuyệt đối như thế nào?

Đương nhiên có thể vinh danh đảng Cộng sản Trung Quốc, nhờ những chiến thắng của đảng hồi 70 năm trước và cả trong thế kỷ 21. Nhưng điều không kém phần quan trọng đối với bất kỳ Nhà nước nào, với công dân và những người cầm quyền là phải biết thực trạng chân thực của sự vật và theo hướng dẫn bởi sự thật này, kể cả để không lặp lại sai lầm trong quá khứ.

Năm 1921, V.I. Lenin lãnh tụ của nhà nước XHCN đầu tiên trên hành tinh đã viết cho nhà khoa học xã hội Eugen «Jenő» Varga những dòng như sau: «Chúng ta cần thông tin đầy đủ và trung thực. Và sự thật không nên phụ thuộc vào người mà nó cần phục vụ».  Công bằng mà nói, phải thừa nhận rằng ở Liên Xô, huấn thị này của Lenin không phải lúc nào cũng được tuân theo. Và đây cũng là bài học lịch sử mà tất cả chúng ta nên ghi nhớ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала