Đại sứ Nga tại Kabul Dmitry Zhirnov: ở Afghanistan mỗi người đều có lẽ phải của riêng mình

© Sputnik / Russian Foreign Ministry  / Chuyển đến kho ảnhĐại sứ Nga tại Kabul Dmitry Zhirnov
Đại sứ Nga tại Kabul Dmitry Zhirnov - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Đăng ký
Chính quyền Taliban* ở Afghanistan là một thực tế không thể chối cãi, nhưng Taliban* cần phải học cách giành được sự ủng hộ của toàn xã hội với tư cách là một lực lượng chính trị chứ không phải lực lượng quân sự, Đại sứ Nga tại Kabul Dmitry Zhirnov nhận xét.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của Sputnik, ông cho biết về những thay đổi ở đất nước này trong năm qua, về triển vọng của Taliban* tìm được sự công nhận quốc tế, giải thích tại sao Matxcơva gần như ngay lập tức bắt đầu phát triển quan hệ với chính phủ mới.
Sputnik: Một năm trước - vào ngày 15 tháng 8 năm 2021, lực lượng Taliban* đã tiến vào thủ đô Kabul. Các hạn chế do Taliban* áp đặt có ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao không? An ninh trong thành phố như thế nào? Di chuyển trong thành phố đã trở nên dễ dàng hơn hay sao?
Dmitry Zhirnov: Cuộc sống ở đại sứ quán đã thay đổi như thế nào? Không có sự thay đổi nào. Các nhân viên của đại sứ quán tiếp tục làm việc. Có nhiều việc phải làm. Chúng tôi không bị nhốt. Chúng tôi đang thâm nhập vào thực tế của nước Afghanistan mới. Nhân tiện, Taliban* đã không gây áp lực cho chúng tôi.
Afghanistan là một quốc gia không an toàn. Trước khi rời khỏi cổng, chúng tôi đã phải chờ đợi, cảnh giác với nguy cơ tấn công khủng bố. Bây giờ không phải như vậy. Taliban* đã sắp xếp mọi thứ theo trật tự. Nhưng vẫn có cảm giác rằng, chúng tôi luôn bị ngắm bắn. Khi bạn lái xe, hầu như mỗi phút bạn đều thấy ai đó với súng máy, súng phóng lựu hoặc người mặc trang phục ngụy trang trên xe bán tải. Ở đây có thể thấy người lính Taliban* đang đứng ở ngã tư đường, chơi với búa súng trường, chuẩn bị bóp cò – anh ta biết sử dụng súng trường từ khi còn nhỏ, anh ta đang ở trong tình trạng cảnh giác. Có lẽ chính bởi vậy mà ở thủ đô Kabul có ít vụ tấn công khủng bố hơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn không thể gọi Kabul là một khu nghỉ mát. Khi lên chiếc xe bọc thép, bạn vẫn phải mặc áo chống đạn.
Sputnik: Hiện nay chỉ có một chuyến bay mỗi tuần giữa Matxcơva và Kabul. Hai nước có kế hoạch gì cho tương lai?
Dmitry Zhirnov: Nga là một trong số ít quốc gia đã thiết lập đường bay thẳng với Afghanistan. Đó là một công việc quan trọng và khó khăn.
Bạn có nhớ Kabul một năm trước? Sân bay chỉ còn lại những đống ngổn ngang, hoang tàn sau khi người Mỹ chạy trốn. Mọi người không biết những gì sẽ xảy ra vào ngày mai, nhiều người mất trí. Hàng trăm công dân của Nga và các nước SNG đã bị chia cắt khỏi quê hương của họ, trong số đó có phụ nữ và trẻ em. Taliban* đã bắt những băng nhóm vũ trang trên đường phố, còn chúng tôi phải giúp cho tất cả những ai yêu cầu trở về nhà trong điều kiện thoải mái và quan trọng nhất là an toàn. Chất nổ có thể có trong hành lý của bất kỳ hành khách nào. Chúng tôi đã tập hợp mọi người tại đại sứ quán, làm mọi thứ cần thiết, và đưa họ trên xe buýt đến các máy bay thực hiện chuyến bay sơ tán.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Cựu tổng thống Afghanistan giải thích lý do ông bỏ trốn một năm trước
Hiện nay tình hình là khác. Các chuyến bay đã tăng dần và bây giờ tần suất các chuyến bay phụ thuộc vào nhu cầu. Tôi biết rằng, các hãng hàng không đang theo dõi tình hình. Các nhà ngoại giao, nếu cần, sẽ hỗ trợ - bạn có thể chắc chắn về điều này.
Sputnik: Đó là một tình huống kỳ lạ: Chính phủ Taliban* chưa được công nhận, nhưng, trên thực tế cộng đồng quốc tế đang làm việc với họ, một số đại sứ quán được mở. Có lẽ sẽ tốt hơn nếu cộng đồng quốc tế công nhận tình trạng thực tế hoặc làm dịu các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
Dmitry Zhirnov: Dù có những thái độ tiêu cực đối với phong trào này, nhưng, Taliban* là một thực tế không thể chối cãi. Vì vậy, chúng tôi phải làm việc với họ trong những lĩnh vực phù hợp với lợi ích của chúng tôi và những lĩnh vực cần thiết để giải quyết các vấn đề mà Nga đang đối mặt.
Taliban* vẫn chưa được công nhận. Họ phải thực hiện các cam kết trong lĩnh vực chính trị, trong cuộc chiến chống khủng bố và cam kết bài trừ ma túy. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ cách Taliban* học cách điều hành đất nước, cách họ phân chia quyền lực. Tôi nghĩ rằng, bước đầu tiên để xem xét các khía cạnh pháp lý quốc tế về địa vị của họ là việc thành lập một chính phủ đa đại diện, gồm tất cả lãnh đạo các sắc tộc để tất cả các nhóm lớn có thể tham gia đầy đủ vào chính phủ. Chúng tôi có quan điểm rất gần gũi với Trung Quốc. Nhưng, trong số 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc còn có Hoa Kỳ, Pháp và Anh. Họ đã chiến đấu chống lại Taliban* trong 20 năm, và thất bại trong cuộc chiến này khiến phương Tây khó chịu đến mức cho đến nay Hoa Kỳ không chuyển cho Afghanistan tài sản quốc gia bị đóng băng mà họ có nghĩa vụ phải trả lại.
Sputnik: Zamir Kabulov, Đại diện đặc biệt của Tổng thống Liên bang Nga tại Afghanistan, cho biết rằng, một năm sau khi Taliban* lên nắm quyền, vấn đề về sự hiện diện của IS ở Afghanistan vẫn chưa biến mất. Theo ông, số lượng chiến binh IS đã lên đến khoảng 6.000 người. Các nhà chức trách Afghanistan có hướng tới Nga yêu cầu giúp đỡ trong cuộc chiến chống khủng bố hay không?
Dmitry Zhirnov: Đối với chúng tôi, việc tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố là một ưu tiên hàng đầu. Taliban* tuyên bố, họ quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa khủng bố. Nhưng, đây chỉ là những lời nói. Sau khi quyền lực thay đổi ở Afghanistan, các thế lực khủng bố ngầm bắt đầu cạn kiệt. Nhưng, sau khi Mỹ lấy tiền của Afghanistan, nguồn tài trợ trở nên khan hiếm. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Taliban* không làm đủ mà chỉ đánh “vào đuôi”, phản ứng lại các cuộc tấn công khủng bố đã được thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần phải thừa nhận rằng, Taliban* thực hiện các đột kích khá hiệu quả. Nhưng, họ muốn học để hành động một cách chủ động, họ rất quan tâm đến hỗ trợ hậu cần. Đây là một yếu tố quan trọng.
Nhiệm vụ của Nga là ngăn chặn các mối đe dọa từ sớm, từ xa. Các cơ quan đặc nhiệm rất coi trọng vấn đề này.
Nói chung, vấn đề này là rất phức tạp, và một mình Nga không thể giải quyết nó. Chủ nghĩa khủng bố đang được dựa vào điều gì ở Afghanistan? Đối với những người mà chiến tranh đã cướp đi tất cả, cuộc sống mất đi ý nghĩa của nó. Và ở đây có rất nhiều người như vậy. Ví dụ, trong một gia đình có năm con trai, năm con gái lớn nhỏ. Thật tốt nếu họ sống trong một ngôi làng, nơi có đất để họ có thể tự kiếm ăn và nơi có người hàng xóm chăm sóc họ. Tình trạng vô vọng trong thành phố còn tồi tệ hơn nhiều. Ví dụ, sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn trong tình trạng thất nghiệp. Anh ta không có gì cả. Không có việc làm, không có tương lai. Không ai cần anh ta. Anh ta thường xuyên cảm thấy tức giận với cuộc sống như vậy. Các nhóm khủng bố rất dễ dàng tuyển mộ những người này. Thêm vào đó còn có ma tuý (tham gia hoạt động kinh doanh ma túy ở Afghanistan có mấy triệu người) và thế là xong. Anh ta sẵn sàng trả thù bất cứ ai mà họ kể. Và không chỉ để bù đắp cho nỗi đau của mình. Gia đình anh ta sẽ nhận được tiền từ những người tuyển mộ. Nạn khủng bố đang lan tràn xa như thế nào? Chủ nghĩa khủng bố không thể bị xóa bỏ nếu không bình thường hóa tình hình kinh tế - xã hội.
Tại sao khi biết điều này, Mỹ lại tước đi chiếc áo cuối cùng của người Afghanistan? Để giúp những kẻ khủng bố tuyển mộ quân dễ dàng hơn? Vấn đề này quá phức tạp và không thể được giải quyết chỉ bằng những chiến dịch như tiêu diệt thủ lĩnh tối cao Al-Qaeda bằng chiếc UAV Mỹ. Gần đây, Tổng thống Biden đã thông báo về một chiến dịch tương tự. Nếu đúng như vậy, thì trong điều kiện Afghanistan sau cuộc chiến kéo dài 20 năm với Hoa Kỳ, các phần tử cực đoan của al-Qaeda rất có thể sẽ gia nhập IS. Vòng tròn sẽ đóng lại. Và việc người Mỹ hung hăng xâm phạm không phận Afghanistan sẽ không làm tăng thêm niềm tin của Taliban* vào Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng tăng cường hợp tác với Afghanistan
Sputnik: Hợp tác kinh tế với Afghanistan đang phát triển như thế nào?
Dmitry Zhirnov: Trong lĩnh vực thương mại và kinh tế, chúng tôi có những mối quan hệ khá tốt với Afghanistan. Vào tháng 3, một phái đoàn lớn các quan chức cấp cao từ các Bộ Nông nghiệp, Năng lượng, Phát triển Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại của LB Nga đã đến thăm Kabul. Chuyến đi đã tạo ra một động lực rất hữu ích. Trong thành phần phái đoàn đã có nhiều đại diện của các công ty Nga. Ví dụ, các doanh nhân Nga thể hiện sự quan tâm đến các mỏ khoáng sản của Afghanistan để sản xuất thép, cũng như đến các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng.
Vào tháng 6, một phái đoàn cấp cao của Phòng Thương mại Afghanistan đã đến dự Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg. Bạn có nhớ không? Khi đó sự hiện diện của phái đoàn Afghanistan đã làm náo động dư luận, đã công bố nhiều bức ảnh chụp cận cảnh khuôn mặt những người này! Trong số các thỏa thuận có việc tổ chức diễn đàn kinh doanh song phương tại Afghanistan vào cuối năm nay.
Ngày 15 tháng 8, tại Matxcơva tiến hành cuộc đàm phán với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Afghanistan. Phái đoàn cũng bao gồm các nhà kinh tế và tài chính. Người Afghanistan đang có kế hoạch mua dầu thô, các loại nhiên liệu khác, lúa mì, bột mì, dầu hướng dương. Phái đoàn sẽ đến thăm Kazan. Những cuộc tiếp xúc như vậy là cần thiết để phát triển mối quan hệ song phương.
Nhìn chung, trong hợp tác song phương có nhiều lĩnh vực mà Nga và Afghanistan có thể phục vụ lợi ích của nhau.
* Phong trào đang chịu các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc vì khủng bố.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала