Cử cán bộ đi học nước ngoài: Né ‘con ông cháu cha đi du hý cưỡi ngựa xem hoa’

© Depositphotos.com / Marianarbh1Người phụ nữ bên máy tính
Người phụ nữ bên máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2022
Đăng ký
Theo TS. Đinh Duy Hòa, việc cử cán bộ đi học cần tránh mục tiêu chung chung, phải xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, hiệu quả cần đạt, đồng thời, phải chọn đúng người.
Đối với việc UBND TP. Hà Nội có kế hoạch đưa hàng trăm cán bộ, công chức đi học tập kinh nghiệm ở các nước tiên tiến như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore…với kinh phí hơn 90 tỷ đồng, dư luận đồng tình ủng hộ nhưng mong rằng, phải học thật, làm thật, chứ không cử toàn “con ông cháu cha” đi du hý, tốn tiền ngân sách Nhà nước.

Hà Nội chi hơn 90 tỷ cử cán bộ đi học ‘kinh nghiệm’ nước ngoài

Hôm 10/8, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Hà Nội sẽ cử nhiều cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn được cử đi học tại một số nước tiên tiến để có thêm kinh nghiệm, kỹ năng, nâng cao trình độ năng lực.
Các sở gồm Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Khoa học và công nghệ, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Y tế được giao chủ trì các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng theo đề án đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.
Ở phần kế hoạch do Sở Nội vụ chủ trì đề cập, trong 4 năm từ 2022 - 2025, Hà Nội sẽ có chỉ tiêu 60 người được cử đi học hỏi kinh nghiệm thực tế về quản lý phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại tại một số nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Singapore… kinh phí hơn 11 tỷ đồng.
Người đàn ông đang ngồi bên máy laptop trong văn phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Từ nay đến 2025, Việt Nam cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ mỗi năm
Tiếp đó, chỉ tiêu 100 người được cử đi học tại Nhật Bản, Mỹ, Đức, Singapore… về kinh nghiệm quản lý, phát triển nguồn nhân lực, kinh phí hơn 18 tỷ đồng.
Sở Giáo dục và Đào tạo có chỉ tiêu 100 người sẽ được cử đi học kinh nghiệm thực tế về quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chuyển đổi số trong quản lý giáo dục ở Hoa Kỳ, Singapore, New Zealand..., kinh phí dự kiến hơn 18,4 tỷ đồng.
Sở Y tế có chỉ tiêu 100 người sẽ được cử đi học tại Pháp, Úc, New Zealand... về kinh nghiệm thực tế quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chuyển đổi số về lĩnh vực y tế, kinh phí khoảng 18,4 tỷ đồng.
Theo kế hoạch của Sở Tài chính, sẽ có chỉ tiêu 100 người được cử sang Mỹ, Đức, Singapore giai đoạn 2022 - 2025 để học về quản lý tài chính công, đầu tư công, chiến lược, chính sách công, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách ở một số nước tiên tiến, kinh phí hơn 18 tỷ đồng.
Đối với Sở Thông tin và truyền thông, sẽ có khoảng 20 người được cử sang Nhật Bản, Singapore, Mỹ… học tập kinh nghiệm thực tế về ứng dụng công nghệ thông tin trong chính phủ điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh và chuyển đổi số, mức kinh phí dự kiến hơn 3,6 tỷ đồng.
Sở Khoa học và công nghệ có chỉ tiêu 20 người được cử đi Mỹ, Australia, Singapore, New Zealand... học kinh nghiệm thực tế về quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về lĩnh vực khoa học và công nghệ, kinh phí hơn 3,6 tỷ đồng.
Kế hoạch của Hà Nội nêu rõ, Thủ trưởng các sở, cơ quan tương đương sở; chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ căn cứ vào mục tiêu cụ thể của đề án; đối tượng của từng chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng để lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn để cử đi đào tạo, bồi dưỡng, phải đảm bảo đúng độ tuổi theo quy định; đảm bảo đúng vị trí việc làm theo yêu cầu từng chỉ tiêu của đề án
“Không cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng trong cùng một thời điểm tham gia nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng thuộc chương trình, kế hoạch, đề án khác nhau”, UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Chọn đúng người thay vì bằng quan hệ, tiền tệ hay hậu duệ

Nhiều bình luận về đề án cho rằng, người dân thủ đô cũng như cả nước đều đồng tình ủng hộ việc thành phố Hà Nội cử cán bộ công chức viên chức đi nước ngoài học hỏi cái hay, cái tốt, cái tiến bộ của các nước về đóng góp cho quê hương.
Người dân cho rằng, hơn 90 tỷ sẽ không là hoang phí nếu chọn đúng người tài, đúng nhân sự để bồi dưỡng, nâng cao trình độ và loại bỏ hoàn toàn tư tưởng chỉ chọn “con ông cháu cha”, bằng quan hệ xã giao hay như người Việt thường đùa “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba là tiền tệ”.
Đi học tập nước ngoài, từng cán bộ mang trên mình trọng trách học hỏi tiếp thu cái mới về đóng góp cho thủ đô, đất nước, không thể mang tâm lý tranh thủ “đi du lịch miễn phí” hay “đi du hý”, tiêu tốn tiền ngân sách Nhà nước và như vậy là có lỗi với nhân dân.
Người đàn ông đẹo khẩu trang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2022
TP.HCM đính chính vụ nhầm thông tin 6.177 cán bộ công chức bỏ việc
Trao đổi với VOV, TS. Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ đánh giá rằng chủ trương này là đúng và cần thiết.
Theo ông Hòa, Hà Nội cũng giống như nhiều tỉnh, thành phố và các Bộ ngành đều quan tâm đến bồi dưỡng, chăm lo đội ngũ cán bộ công chức. Hàng năm đều dành ngân sách đáng kể để lo việc này.
“Ngay cả những nước phát triển cũng cử cán bộ đi học tập ở các nước khác, huống hồ chúng ta đi sau, đi chậm”, TS. Đinh Duy Hòa nhấn mạnh.
Theo vị chuyến gia, hiện nay, Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường, nhiều vấn đề mới, khác hẳn với cơ chế kinh tế cũ. Ví dụ chứng khoán, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chúng ta không cần biết, nhưng giờ vào kinh tế thị trường muốn huy động vốn phải có thị trường chứng khoán và chưa biết thì buộc phải học. Hay vấn đề khác là BOT, thậm chí cả việc thi công chức đều phải học nước ngoài.
“Do vậy đi nước ngoài học để học những cái hay, rút kinh nghiệm để về triển khai trong nước là hoàn toàn cần thiết”, ông Hòa lưu ý.

Xác định rõ Hà Nội đang có vấn đề gì bức thiết cần học

Thực tế, việc dư luận đặc biệt quan tâm là với nguồn kinh phí khá lớn chi cho việc cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài thì hiệu quả trên thực tế sẽ như thế nào. Nghi ngại của người dân là có thực tế vì đã từng có hiện tượng đi học tập kinh nghiệm nhưng thực tế lại là chuyến “du hý”, du lịch miễn phí và thành phần có cả những cán bộ sắp nghỉ hưu, tức không còn cống hiến nhiều cho bộ máy.
Đối với vấn đề này, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ cho rằng, lo lắng những trường hợp tương tự không phải không có cơ sở. Nhiều chuyến đi học tập kinh nghiệm nước ngoài chưa rõ về mục đích hoặc mục đích quá chung chung.
Ông dẫn chứng như đi học "quản lý nguồn nhân lực" là một chủ đề rất lớn, vậy cụ thể sẽ học mảng gì trong quản lý nguồn nhân lực?
Chuyên gia nhấn mạnh, mục tiêu “chung chung” thì thiết kế chương trình sẽ không cụ thể, thiết thực, nặng về học phần lý thuyết, ít thực tế dẫn đến kết quả các đoàn đi học kinh nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính của Bộ Nội vụ cũng nêu hiện tượng, có những cán bộ công chức sắp nghỉ hưu, làm việc mấy chục năm chưa từng đi nước ngoài, thủ trưởng các đơn vị ấy nỡ lòng nào không cho vào danh sách đi học đã có sẵn 5-6 người.
“Thậm chí có chuyện, khi thiết kế 1 đoàn phải chú ý một suất "ngoại giao" là người thuộc cơ quan bố trí tiền nong”, ông Hòa nói, đồng thời nhấn mạnh, cần xác định rõ học gì hay Hà Nội có vấn đề gì đang bức thiết cần đi học.
TS. Hòa dẫn chứng các vấn đề cần thiết mà TP. Hà Nội cần cải thiện như xử lý rác thải và ngập lụt, bởi đây là vấn đề của không chỉ riêng Hà Nội mà còn của nhiều đô thị ở Việt Nam.
“Vậy để giải quyết các vấn đề này thì sang nước ngoài sẽ học những gì? Có phải đến nhà máy xử lý rác thải hay không? Những vấn đề này nếu cử ra cán bộ ra nước ngoài về mà xử lý được trong 5 năm tới thì tôi nghĩ rất xứng đáng cử 5 đoàn đi cũng được”, TS. Đinh Duy Hòa bày tỏ.
Bệnh viện Lạc Việt, tỉnh Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
Vĩnh Phúc: Xôn xao cán bộ Vĩnh Yên đến chơi nhà đồng hương rồi đột quỵ tử vong

“Người đích đáng”

Theo chuyên gia, bên cạnh xác định được mục tiêu khóa học thì vấn đề chọn người đích đáng là yếu tố quan trọng.
Đối với việc chọn người, ông Hòa cho rằng, cần phân biệt 2 trường hợp. Theo đó, nếu cử cán bộ, công chức đi dài hạn, học lấy bằng cử nhân, lấy bằng thạc sĩ tiến sĩ thì lựa chọn cực kỳ chuẩn theo tiêu chí nhất định. Còn nếu cử cán bộ công chức đi những đoàn ngắn hạn 2-3 tuần để học hỏi kinh nghiệm cũng phải chặt chẽ nhưng tiêu chuẩn khác.
“Đi 2- 3 tuần nghiên cứu thì phải chọn đúng người gắn với công việc lựa chọn đi, tìm hiểu nghiên cứu tránh mối quan hệ, người sắp về hưu, người sát việc và họ có đóng góp cho câu chuyện này”, chuyên gia lưu ý.
TS. Đinh Duy Hòa cho biết, vấn đề là phải cử đúng người, tránh vì mối quan hệ mà cử không đúng thành phần, chương trình đi chuẩn và lúc về đánh giá hẳn hoi.
Ngoài ra, ông Hòa cũng nhắc lại rằng, cần tránh tính hình thức. Chẳng hạn như mấy năm qua chúng ta làm chưa chuẩn, các đoàn về có báo cáo gửi lãnh đạo là xong. Mặc dù các thành viên cũng đóng góp nhưng gần như là hình thức cho có.
“Quan trọng lúc về phải có báo cáo phản ánh rõ cái mình học được là gì có kiến nghị đề xuất phù hợp”, nguyên Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính nêu rõ và nhấn mạnh rằng, báo cáo này phải gửi cho những người có trách nhiệm đọc, chứ còn xếp vào tủ thì không có ý nghĩa gì.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала