Thắng lợi mới của Việt Nam khiến người Trung Quốc thêm lo lắng

© Depositphotos.com / ChinaImagesCông nhân làm việc trong phân xưởng của nhà máy Foxconn Technology Group ở Thâm Quyến, Trung Quốc
Công nhân làm việc trong phân xưởng của nhà máy Foxconn Technology Group ở Thâm Quyến, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2022
Đăng ký
Thời gian gần đây, Việt Nam thu hút nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế khi xuất hiện thông tin về việc Apple đang đàm phán để lần đầu tiên sản xuất Apple Watch và MacBook tại quốc gia Đông Nam Á này.

Thắng lợi mới của Việt Nam khiến người Trung Quốc thêm lo lắng

Thời gian gần đây, Việt Nam thu hút nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế khi xuất hiện thông tin về việc Apple đang đàm phán để lần đầu tiên sản xuất Apple Watch và MacBook tại quốc gia Đông Nam Á này.
Việc Việt Nam được chọn để sản xuất Apple Watch và MacBook được đánh dấu là thắng lợi mới của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI công nghệ cao.
Cùng với đó, việc Samsung khẳng định vai trò của Việt Nam là cứ điểm toàn cầu sản xuất hơn một nửa sản phẩm điện thoại thông minh của hãng điện tử Hàn Quốc là hàng “made in Vietnam” và xu hướng các ông lớn công nghệ thế giới như Apple, Intel, LG... rời đất nước tỷ dân khiến rất nhiều người Trung Quốc lo lắng và bắt đầu tranh cãi về vị thế “công xưởng số 1 thế giới” của Bắc Kinh.
Foxconn - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Foxconn và Apple cùng những thông tin trùng khớp về “bước tiến thắng lợi” của Việt Nam

Các ông lớn đổ về Việt Nam

Như Sputnik đưa tin, Nikkei Asia, một tờ báo của Nhật Bản, cho biết các nhà cung cấp của Apple như Luxshare Precision Industry và Foxconn đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm Apple Watch ở miền Bắc Việt Nam, đánh dấu lần đầu tiên các thiết bị này được sản xuất bên ngoài Trung Quốc.
Đây là minh chứng cho thắng lợi mới của Việt Nam khi ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, sản xuất.
Những thông tin này được đưa ra cùng thời điểm Foxconn vừa quyết định đầu tư thêm 300 triệu USD và thuê hơn 50 ha đất để xây nhà máy mới ở Bắc Giang.
Trên thực tế, từ đầu năm 2020 cho tới nay, nhiều công ty trong chuỗi cung ứng của Apple đã chuyển một phần sản xuất sang Việt Nam nhằm đa dạng hoá chuỗi cung ứng sản xuất, tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định.
Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), thông tin trên VnEconomy, việc một số nhà đầu tư muốn chuyển sản xuất sang Việt Nam diễn ra trong bối cảnh sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà đầu tư không muốn tập trung vào một thị trường duy nhất.
Ngoài ra, việc Trung Quốc thực hiện chính sách nghiêm ngặt Zero-Covid cũng là một nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư e ngại.
Logo của Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2022
CEO Tim Cook nêu lý do Apple “thăng hạng” thị trường Việt Nam
Chuỗi cung ứng của Apple thực ra đã chuyển sang Việt Nam từ cách đây 2 năm nhưng ban đầu, các nhà cung ứng chỉ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm có giá trị gia tăng và mức độ phức tạp chưa cao như tai nghe AirPods.
Tuy nhiên, sau khi Apple và các nhà cung ứng chuyển quy trình lắp ráp Macbook và smart watch Apple Watch sang Việt Nam, Việt Nam sẽ có thêm các đơn hàng mới chưa từng có trước đây.
Hiện nhiều hãng công nghệ lớn như Samsung đã đặt cứ điểm sản xuất ở Việt Nam. Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung tuyên bố sẽ đầu tư 3,3 tỷ USD vào Việt Nam trong thời gian tới. Ông lớn Hàn Quốc đang chuẩn bị để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà tại nhà máy ở Thái Nguyên.
Đặc biệt, Việt Nam còn hấp dẫn các nhà đầu tư FDI bởi sự ổn định chính trị, các chính sách phát triển kinh tế cũng như việc kiểm soát dịch bệnh tốt và linh hoạt.
Ngoài lĩnh vực điện tử, nhiều tập đoàn lớn ở các lĩnh vực khác cũng đang có ý định xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Đằng sau việc Apple chuyển sản xuất sang Việt Nam

Chúng ta thấy gì qua xu hướng Apple, Samsung, các ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới liên tục đổ về Việt Nam?
Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), đây là những tín hiệu hết sức đáng mừng.
“Việc Samsung hay Apple chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam sẽ làm tăng vị thế của ngành công nghiệp điện tử trong nước trên bản đồ công nghiệp điện tử thế giới”, - chuyên gia nhấn mạnh.
Điều đó sẽ giúp thế giới nhìn nhận Việt Nam như một điểm đến tiềm năng, qua đó làm tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư và năng lực của lao động Việt.
Về phần mình, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS, cho rằng khi Apple sản xuất Apple Watch và MacBook ở Việt Nam cho thấy thị trường đã đạt một số tiêu chuẩn nhất định của hãng sau thời gian thử nghiệm ở các nhóm sản phẩm tầm thấp.
 Bóng người trước logo của công ty Apple. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2022
Apple Việt Nam có nữ tướng mới
Bản thân CEO Apple Tim Cook đã có những đánh giá hết sức tích cực về Việt Nam với doanh số tăng nhanh và sự quan tâm lớn của người dùng, nhiều chuyên gia cho rằng, Apple sẽ sớm nâng hạng thị trường Việt Nam. Trong đó, CEO Tim Cook nhắc về Việt Nam như một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất của công ty trên toàn cầu, góp phần giúp Apple đạt doanh thu hơn 83 tỷ USD ở quý tài chính vốn được đánh giá là thấp điểm trong năm của gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

“Chúng tôi cũng đã chứng kiến ​​kỷ lục doanh thu quý tháng 6 ở cả các thị trường phát triển và mới nổi với mức tăng trưởng hai con số rất mạnh ở Brazil, Indonesia và Việt Nam và doanh thu gần gấp đôi ở Ấn Độ”, - Tim Cook chia sẻ tại cuộc họp công bố báo cáo tài chính của Apple tháng 8 vừa qua.

Người Trung Quốc lo lắng điều gì?

Năm 2021, mạng xã hội lớn nhất của Trung Quốc Weibo từng bùng nổ tranh cãi khi xuất hiện các tin tức về việc Apple định chuyển dây chuyền sản xuất iPad, MacBook sang Việt Nam.
Nhiều người Trung Quốc từng giữ định kiến cho rằng, Việt Nam thực tế không đủ năng lực để làm những sản phẩm chất lượng cao của Apple.
Tuy nhiên, thời gian trở lại đây, sau khi nhiều nguồn tin quốc tế cho biết các nhà máy tại Việt Nam hoàn toàn có thể sẽ đảm nhận việc lắp ráp từ iPhone, Airpods, MacBook, iPad đã khiến giới học giả và cộng đồng mạng Trung Quốc tỏ ra không hài lòng.
Linh kiện máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Các nhà máy sản xuất linh kiện cho Apple, Samsung 'nô nức' đổ bộ vào Việt Nam
Người Trung Quốc đã quá quen với việc thế giới coi họ là “công xưởng số 1 toàn cầu”, do đó, xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tới Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia hay các quốc gia khác trong khu vực là vô cùng khó chấp nhận.
Samsung rời đi, Apple cũng rời đi, nhiều người Trung Quốc lo sợ đây là hiệu ứng dây chuyền chứ không đơn giản chỉ là xu hướng tạm thời nhằm ứng phó với tình thế. Nhiều cuộc thảo luận trên Weibo cho rằng, đã đến lúc Trung Quốc phải nghiêm túc nhìn nhận việc dịch chuyển này là nguy cơ với toàn xã hội chứ không riêng gì trong lĩnh vực công nghệ khi nguy cơ giảm việc làm, thất nghiệp có thể tăng lên.

Doanh nghiệp Việt đón đầu làn sóng chuyển dịch

Việc các tên tuổi lớn “dòm ngó” Việt Nam như đã nói trên sẽ tác động tích cực, cho thấy những điểm sáng về môi trường đầu tư của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong suốt thời gian qua, những nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh của Việt Nam đã thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh nhiều tập đoàn đa quốc gia đang đa dạng hóa, tối ưu hóa các chuỗi cung ứng.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Văn Toàn nhấn mạnh, chính sách thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về định hướng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó chú trọng các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến.
Việt Nam sẽ tập trung làm tăng tỷ lệ dự án công nghệ cao, không chấp nhận các dự án mới có công nghệ lạc hậu. Việc thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam sẽ không chạy theo số lượng mà chú trọng vào chất lượng, hiệu quả và sự liên kết, xây dựng các chuỗi giá trị, trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt.
Khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ, điện tử lớn của thế giới sẽ mang lại giá trị lan tỏa, thu hút hơn nữ các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, giúp phát triển nền công nghiệp điện tử Việt Nam.
Hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cảng Hải Phòng sôi động ngay từ những ngày đầu năm - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
PwC: Vì sao Foxconn, Luxshare, Pegatron chọn Việt Nam thay vì các nước khác?
Bà Đỗ Thị Thúy Hương cho rằng, đây là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam vì các nhà cung ứng sẽ ít nhiều tìm kiếm các nhà cung ứng ở trong nước trong quá trình chuyển đổi.
Để nắm bắt cơ hội tốt hơn, các doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực công nghệ và tài chính, tăng sức cạnh tranh với các nhà cung ứng hiện hữu trong chuỗi. Có thể nói, đó cũng là một sức ép rất lớn.
Bên cạnh đó, Nhà nước và các Hiệp hội cũng cần vào cuộc, chung tay hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của những tập đoàn lớn như Apple hay Foxconn.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Việt Nam cần chuẩn bị nhiều khâu để đón đầu làn sóng này. Đầu tiên, cần xây dựng hệ thống doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI, nhất là những tập đoàn công nghệ lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam phải chuẩn bị nguồn nhân lực khi thu hút dự án công nghệ cao.
Ông Toàn phân tích, khi vào Việt Nam, một dự án công nghệ cao sẽ bao gồm nhiều phân khúc. Nếu chỉ lắp ráp để xuất khẩu thì sẽ không cần đến lao động có trình độ cao. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp công nghệ lớn đưa cả chuỗi sản xuất, cung ứng vào Việt Nam thì giá trị gia tăng sẽ cao hơn.
Khi đó, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng, xuất khẩu các sản phẩm “Made in Vietnam” thì sẽ mang về những giá trị lớn hơn rất nhiều.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала