Vì khao khát được chú ý, Kim Jong-un nên bị bỏ qua

© AFP 2023 / KCNA/KNS Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại cuộc họp ở Bình Nhưỡng
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại cuộc họp ở Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2022
Đăng ký
Có vẻ như Bắc Triều Tiên đang khao khát được chú ý kể từ khi Hoa Kỳ thay đổi chính phủ và thay đổi cách tiếp cận lãnh tụ tối cao Kim Jong-un.
Có lẽ nhà lãnh đạo Triều Tiên đang thiếu sự chú ý của cộng đồng quốc tế đã từng được dành cho ông trong các cuộc gặp lịch sử với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, tờ The Manila Times viết.
Kể từ đầu năm nay, Bắc Triều Tiên đã gia tăng các vụ bắn thử tên lửa, trong đó có vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Đây là vụ phóng đầu tiên kể từ năm 2017. Vào tuần trước, Bình Nhưỡng đã thông qua luật cho phép Triều Tiên tấn công hạt nhân phủ đầu "tự động và ngay lập tức để tiêu diệt các thế lực thù địch". Sau đó, Kim Jong-un tuyên bố nước này là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân "không thể đảo ngược".
Điều đó khiến Philippines và các nước khác trong khu vực đang tập trung phục hồi nền kinh tế sau thời kỳ suy thoái do đại dịch Covid-19 kéo dài phải lo lắng. May mắn thay, quá trình phục hồi kinh tế đang diễn ra theo đúng kế hoạch, bất chấp những trở ngại từ yếu tố bên ngoài, bao gồm cả hậu quả của cuộc xung đột giữa Ukraina và Nga, tờ The Manila Times viết.
Ngoài ra, các hành động của Triều Tiên có thể đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á. Chẳng hạn, Nhật Bản đang xem xét lại chính sách quốc phòng của mình. Tokyo không chỉ có những mâu thuẫn với các quốc gia trên bán đảo Triều Tiên, mà còn nhiều lần bị khiêu khích bởi các vụ phóng tên lửa về hướng biển Nhật Bản. Và nếu Nhật Bản thực hiện chiến lược tăng cường quân sự thì Trung Quốc sẽ đáp trả bằng cách tăng cường phòng thủ, điều này tất nhiên sẽ làm tăng áp lực lên các quốc gia khác vốn đã cảm thấy bị đe dọa bởi cường quốc đang trỗi dậy này.
Rõ ràng, Bắc Triều Tiên đang chơi một trò chơi nguy hiểm. Nếu Bình Nhưỡng mắc sai lầm, điều đó có thể dẫn đến một cuộc xung đột tồi tệ hơn nhiều so với những gì thế giới hiện đang thấy ở Đông Âu. Một cuộc chiến tranh nóng trên bán đảo Triều Tiên sẽ thu hút các nền kinh tế lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Nhật Bản và tất nhiên là Hoa Kỳ, bởi vì khoảng 30.000 lính Mỹ đang hiện diện ở Hàn Quốc.
Các thành phố trên thế giới. Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2022
Xướng danh "người bạn tốt nhất" mới của Nga và Trung Quốc
Tờ The Manila Times nhấn mạnh, khái niệm của Triều Tiên về khả năng răn đe hạt nhân là lỗi thời. Kim Jong-un tin rằng, đất nước của ông sẽ an toàn trước cuộc tấn công nhờ vào kho vũ khí hạt nhân và hệ thống cấp tên lửa. Nhưng, Bắc Triều Tiên vốn được bảo vệ nhờ chiếc ô hạt nhân của hai đồng minh là Trung Quốc và Nga.
Ngay cả dưới thời một tổng thống diều hâu, cứng rắn, Hàn Quốc hiểu rõ cách thức hoạt động của hệ thống phòng thủ này. Tháng trước, Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết rằng, Seoul không có kế hoạch phát triển năng lực răn đe hạt nhân của riêng mình.

Vòng luẩn quẩn

Tờ The Manila Times viết rằng, có lẽ Bắc Triều Tiên đang nhầm lẫn nỗi sợ hãi với sự tôn trọng. Hàn Quốc được tôn trọng vì sự thành công về kinh tế. Quyền lực mềm của nước này được thực hiện thông qua nhu cầu trên toàn thế giới đối với các bộ phim và phim truyền hình, K-pop và đồ ăn Hàn Quốc.
Bị trừng phạt kinh tế, người dân Triều Tiên có thể thất vọng hoặc thậm chí ghen tị với cuộc sống tốt đẹp của những người anh em phía Nam của họ. Nhưng, nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể cung cấp điều đó cho đất nước mình bằng cách dẫn dắt Bắc Triều Tiên hướng tới hòa bình. Ông cũng có thể đảm bảo an ninh cho đất nước mình bằng cách mở cửa với thế giới, giống như Việt Nam và Trung Quốc đã làm cách đây mấy thập kỷ.
Khi Kim Jong-un lựa chọn chi tiêu quân sự thay vì tài trợ cho thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và các nhu yếu phẩm khác, nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ có thể gây ra phản ứng sợ hãi thay vì sự tôn trọng. Nhiều khả năng Kim Jong-un sẽ chỉ khiến một số quốc gia cảm thấy hồi hộp lo lắng, bởi vì kế hoạch phát triển kinh tế của các quốc gia này bị đe dọa hoặc bị gián đoạn trong tình hình thiếu an ninh do Bắc Triều Tiên tạo ra. Tuy nhiên, các quốc gia này có thể chọn hoàn toàn phớt lờ Bắc Triều Tiên, bởi vì có rất ít điều mà họ có thể làm để tác động đến nỗi ám ảnh về vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) loại mới Hwasong-17 của CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2022
Đối đầu với Mỹ bằng chiêu thức hạt nhân, Triều Tiên có tự 'bắn vào chân mình'?
Các nước lớn, đặc biệt là các siêu cường, khó có thể bị ấn tượng bởi hoạt động quân sự của Bắc Triều Tiên. Tất nhiên, họ biết rõ điều này tạo ra những vấn đề gì. Nhưng, xét theo mọi việc, các cường quốc, bao gồm cả Trung Quốc, không biết cách thuyết phục Triều Tiên từ bỏ sự hoang tưởng về Chiến tranh Lạnh. Do thiếu các lựa chọn ngoại giao, các nước lớn cũng có thể phớt lờ Triều Tiên hơn là xoa dịu nó, The Manila Times kết luận.
Đây là một vòng luẩn quẩn. Bắc Triều Tiên càng ít được thế giới chú ý thì Bình Nhưỡng càng cố gắng thu hút sự chú ý. Hiện tại, các quốc gia Đông Nam Á chỉ có thể hy vọng vào một bước đột phá ngoại giao trước khi một thảm họa khủng khiếp xảy ra.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала