SCO 2022 là một phán quyết về thế giới đơn cực

© AFP 2023 / Alexander NemenovTrung tâm Samarkand
Trung tâm Samarkand - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Đăng ký
SCO 2022 tại Samarkand là một phán quyết về thế giới đơn cực. Nó đã thể hiện các thể chế mới của hợp tác quốc tế sẽ phát triển theo hướng nào và những nguyên tắc nào sẽ tạo nền tảng cho tương lai. Thành phần, vị thế và số lượng nước tham gia Thượng đỉnh này cho thấy khuôn hình của một tổ chức quyền lực mới.
Ngày 15-16/9, tại thành phố Samarkand, Uzbekistan đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Thượng đỉnh SCO 2022 được tổ chức trực tiếp lần đầu tiên sau 3 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. SCO 2022 đã bàn luận tất cả những vấn đề trên thế giới hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến đường hướng phát triển của tổ chức trong bối cảnh tình hình địa chính trị khu vực và thế giới đang có rất nhiều biến động, nhất là do khủng hoảng tại Ucraina.
Sự kiện tại Samarkand thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế bởi sự xuất hiện của 15 nguyên thủ quốc gia và 10 người đứng đầu các tổ chức quốc tế hợp tác với SCO, đáng chú ý là nguyên thủ các cường quốc trong khu vực như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… Tuy nhiên, khi tình hình khu vực có nhiều biến động, các thành viên của SCO cũng sẽ có những tính toán chiến lược, lợi ích khác nhau. Vì vậy, hội nghị lần này cũng chính là phép thử về vai trò của Chủ tịch Uzbekistan trong việc tạo sự tin tưởng của các bên, từ đó thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung trong không gian của SCO.
Người trên Quảng trường Registan ở trung tâm Samarkand - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2022
Multimedia
"Cuộc gặp đầu tiên sau 3 năm": không khí hội nghị thượng đỉnh SCO ở Samarkand

Một mô hình hợp tác mới đang ra đời

Ngày 16/9, tại Samarkand trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Tổ chức hợp tác Thượng Hải bản ghi nhớ về nghĩa vụ của Iran với tư cách là thành viên đầy đủ của tổ chức này được ký kết. Bên cạnh đó cũng đã diễn ra việc ký bản ghi nhớ về việc trao tư cách đối tác đối thoại cho Cộng hòa Ả Rập Ai Cập và Nhà nước Qatar. Bahrain, Maldives, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Myanmar cũng sẽ nhận tư cách đối tác đối thoại. Ngoài ra, Tổ chức hợp tác Thượng Hải đã bắt đầu thủ tục cấp cho Cộng hòa Belarus tư cách thành viên đầy đủ của SCO.
Đánh giá về kết quả này của Thượng đỉnh SCO 2022, nhà nghiên cứu các vấn đề quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik:

“Trong một thế giới đang hứng chịu sự khủng hoảng lòng tin sâu sắc chưa từng có và sự đối đầu địa chính trị, địa chiến lược cũng gay gắt chưa từng có thì Tổ chức Hợp tác Thượng hải đã trở thành một tâm điểm chú ý có sức hút mạnh mẽ, không phân biệt ranh giới quốc gia dân tộc và mâu thuẫn ý thức hệ khi nó nhân danh hòa bình, hợp tác và tiến bộ”.

Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, kết quả của SCO 2022 tại Samarkand cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của một tổ chức hợp tác phương Đông cả về quy mô thành viên, chất lượng cũng như độ sâu sắc của sự hợp tác và quan trọng nhất là đã xử lý hài hòa các mối quan hệ hợp tác nội khối, kể cả đa phương và song phương. Bên cạnh đó, các mối quan hệ tương tác ngoại khối cũng được các thành viên rất chú trọng trong điều kiện thế giới đã, đang và sẽ có nhiều biến biến động, hàm chứa nhiều thách thức mới và vận hội mới.

“Điều quan trọng là mặc dù SCO có đặt ra những vấn đề hợp tác song phương và đa phương về hỗ trợ an ninh-quốc phòng giữa các thành viên; nhưng về cơ bản SCO vẫn là một tổ chức hợp tác chính trị và kinh tế chứ không phải là Liên minh EU khi đằng sau nó là khối quân sự duy nhất toàn cầu - NATO. Đó là sự khác nhau giữa HỢP TÁC, một ngôn từ hàm ý đối thoại, đối tác hòa bình với LIÊN MINH là ngôn từ mang hàm ý đối đầu, cạnh tranh, xung đột”, - Ông Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

© POOL / Chuyển đến kho ảnhNgày 16 tháng 9 năm 2022. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev và Tổng thống Tajik Emomali Rahmon (từ trái sang phải) trước khi bắt đầu cuộc họp định dạng hẹp giữa những người đứng đầu Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand.
Ngày 16 tháng 9 năm 2022. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev và Tổng thống Tajik Emomali Rahmon (từ trái sang phải) trước khi bắt đầu cuộc họp định dạng hẹp giữa những người đứng đầu Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)  ở Samarkand. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Ngày 16 tháng 9 năm 2022. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev và Tổng thống Tajik Emomali Rahmon (từ trái sang phải) trước khi bắt đầu cuộc họp định dạng hẹp giữa những người đứng đầu Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand.

“Có thể nói, Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Samarkand là một phán quyết về thế giới đơn cực. Nó đã thể hiện các thể chế mới của hợp tác quốc tế sẽ phát triển theo hướng nào và những nguyên tắc nào sẽ tạo nền tảng cho tương lai. Thành phần, vị thế và số lượng nước tham gia Thượng đỉnh này cho thấy khuôn hình của một tổ chức quyền lực mới”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

Cũng theo PGS-TS Hoàng Giang, kết quả ngoại giao chính tại Samarkand là SCO đã phá hủy quyền bá chủ của đồng đô la và giới thiệu một cơ cấu thay thế Liên Hiệp quốc. Các chuyên gia cho rằng, hệ thống quốc tế toàn cầu mới sẽ khôi phục sự bình đẳng, tôn trọng và ngăn chặn sự xâm lược của các nước phương Tây.

“Bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây, một mô hình hợp tác mới đang ra đời, dựa trên sự bình đẳng và các nguyên tắc của một thế giới đa cực. Mô hình hợp tác này sẽ cho phép các thành viên của Tổ chức Thượng Hải hợp tác, từ bỏ sự thống trị của đồng đô la. Để đạt được mục tiêu này, SCO 2022 đã thông qua một lộ trình tăng dần tỷ trọng tiền tệ quốc gia trong thanh toán các bên”, - PGS-TS Hoàng Giang bình luận với Sputnik.

Còn theo chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng thì việc xử lý các bài toán đặt ra tại Hội nghị thượng đỉnh SCO 22 cho thấy các thành viên của khối này mặc dù có những ưu tiên chính sách đối ngoại riêng của mình, nhưng vẫn cùng nhau xử lý những khác biệt ấy trên nguyên tắc đồng thuận với phương châm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.
SCO - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2022
Năm quốc gia sẽ nhận được tư cách là đối tác trong SCO

“Với những biện pháp xử lý mềm dẻo ấy, SCO sẽ có nhiều triển vọng tốt cho chuyển đổi và tăng trưởng. Sự tăng trưởng ấy không chỉ có thể quan sát được bằng việc gia tăng về định lượng mà còn thông qua việc phát hiện ra các vector chiến lược mới, làm phong phú thêm những định hướng phát triển của toàn khối cũng như của mỗi thành viên”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.

Các vector chiến lược mới của SCO

Một số lượng văn kiện kỷ lục đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh SCO ở Samarkand. Hơn 40 thỏa thuận, chương trình và các quyết định khác đã được thông qua

“Những văn kiện này sẽ tạo điều kiện cho các lĩnh vực hoạt động của SCO mang tính thực chất hơn và có chất lượng. SCO đang bước vào một giai đoạn mới, quan trọng hơn nhiều trong tiến trình phát triển của mình”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

Tất nhiên, “Tuyên bố chung Samarkand” là văn kiện quan trọng nhất. Nó cho thấy các vector chiến lược mới của SCO. Đó là giao thông và kết nối logistic, năng lượng và lương thực, an ninh môi trường và kinh tế xanh, chuyển đổi số, bảo đảm môi trường an ninh.
© Sputnik / Sergey Bobylev/Pool / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Samarkand
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Samarkand - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Samarkand
Đảm bảo môi trường an ninh là điều khoản quan trọng nhất của bản Tuyên bố chung Samarkand. Theo đó, các bên đã thống nhất xây dựng một kế hoạch toàn diện để thực hiện thỏa thuận về quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị và hợp tác lâu dài.
Trong một thế giới đơn cực đang đi vào xu thế đa cực, nhiều trung tâm, Mỹ và phương Tây luôn muốn chống lại xu thế này để duy trì vị trí độc tôn của họ, để tiếp tục nhập khẩu nguyên, nhiên liệu giá rẻ và bán hàng hóa giá đắt. Nói cách khác, đó là một sự bóc lột vô hình đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Để thực hiện mục đích đó, Mỹ và phương Tây luôn tìm cách gây sức ép về nhiều mặt, bao gồm cả kinh tế, chính trị ngoại giao, thậm chí là cả quân sự với các quốc gia đang hướng đến một thế giới đa cực, bình đẳng, công bằng và minh bạch. Điều đó tạo nên các mối đe dọa về an ninh đối với nhiều quốc gia, đe dọa hòa bình trên thế giới.
Một mặt, Tuyên bố chung Samarkand khẳng định SCO không chống lại các quốc gia và tổ chức khác và lưu ý rằng cần có sự hợp tác cởi mở trên cơ sở các lợi ích chung. Nhưng mặt khác, Tuyên bố chung Samarkand cũng thẳng thắn vạch ra những nguy cơ đe dọa an ninh của các quốc gia SCO nói riêng và toàn thế giới nói chung; đồng thời đề xuất các biện pháp khắc phục

“Đó là việc một số các quốc gia riêng lẻ đơn phương xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu (ABM). Và điều này có tác động tiêu cực đến an ninh và ổn định quốc tế. Để giải quyết nguy cơ này, SCO đề xuất thực hiện kế hoạch hành động cho chương trình hạt nhân của Iran, ủng hộ việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân."

"Đó là việc một số quốc gia đã quân sự hóa lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông, vũ khí hóa các nền tảng mạng để sử dụng chúng vào các hoạt động phá hoại an ninh của các quốc gia khác, làm trầm trọng thêm tình trạng gia tăng tội phạm mạng. Để hóa giải thách thức này, SCO đề nghị khởi động soạn thảo một Công ước quốc tế về chống sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông cho các mục đích quân sự và tội phạm dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc."

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2022
Các nước SCO kêu gọi tạo ra một thị trường năng lượng quốc tế minh bạch

"Đó là việc một số quốc gia đã phớt lờ các công ước quốc tế về việc duy trì một khoảng không vũ trụ phi quân sự hóa, tạo ra nguy cơ chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ. Do đó, SCO nhấn mạnh sự cần thiết phải ký kết một công cụ pháp lý quốc tế có tính ràng buộc chặt chẽ để có thể đảm bảo ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.

Bên cạnh đó các lãnh đạo quốc gia thành viên SCO cũng thỏa thuận về việc xây dựng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, lập một danh sách duy nhất các tổ chức khủng bố và cực đoan, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức các cuộc diễn tập chỉ huy-tham mưu chung chống khủng bố “Sứ mệnh hòa bình”.

Đôi điều bàn luận về tương lai của SCO - tổ chức hợp tác chính trị-kinh tế lớn nhất toàn cầu

Như vậy, theo kết quả của SCO 2022, tổng lãnh thổ của các quốc gia thuộc nhóm SCO là hơn 34 triệu km², tức là 60% lãnh thổ của châu Âu và châu Á cộng lại. Tổng dân số của các nước SCO bằng một nửa dân số thế giới. Trên thực tế, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) là tổ chức hợp tác chính trị-kinh tế lớn nhất toàn cầu. Mặc dù chỉ có 9 quốc gia thành viên chính thức, 3 quốc gia quan sát viên, 8 quốc gia đối tác đối thoại nhưng tổ chức này có số dân chiếm gần một nửa tổng dân số toàn cầu và có tiềm lực kinh tế rất lớn, chiếm tỷ trọng gần 30% tổng GDP toàn cầu. Trong đó có hai nền kinh tế vào hạng top 5 thế giới tính theo GDP là Trung Quốc (đứng thứ 2) và Ấn Độ (vừa vươn lên đứng thứ 5).

SCO sẽ có tương lai như thế nào?

“Theo các tiêu chí về mục đích và phương pháp đã được “Tỉnh thần Thượng Hải “ vạch ra ngày 7/7/2002 cách đây 20 năm với khẩu hiệu: “Đối thoại và hợp tác trong một thế giới kết nối”, nay được “Tinh thần Samarkand 2022” kế thừa và phát triển cũng như những bước phát triển đột biến tại Hội nghị thượng đỉnh SCO 2022 vừa qua cho thấy một tương lai tốt đẹp đang chờ đợi tổ chức này. Sở dĩ SCO hướng tới tương lai đó một phần là vì những tiềm lực quan trọng về kinh tế, năng lượng và nhân lực qua những số liệu kể trên”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.

Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng cũng nhấn mạnh: Điều quan trọng hơn cả là những tiêu chí cơ bản của SCO về duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong một thế giới đa cực, nhiều trung tâm, công bằng, bình đẳng và minh bạch là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đó là lấy đối thoại thay cho đối đầu, lấy hợp tác thay cho tranh chấp, lấy đàm phán thay cho xung đột. lấy ngoại giao hữu nghị thay cho sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Chính những yếu tố này đã tạo nên sức hấp dẫn của SCO đối với nhiều quốc gia trên thế giới mà một trong những ví dụ dễ thấy nhất là việc Ai Cập vừa được duyệt cấp tư cách đối tác đối thoại, đánh dấu bước phát triển không gian SCO sang châu lục thứ 3 trong số 5 châu lục của thế giới.
Chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga S. Shoigu tới Uzbekistan - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Iran ký biên bản cam kết trong SCO

“Nhìn vào danh sách các quốc gia quan sát viên, đối tác chiến lược và đối tác đối thoại của SCO, chúng ta dễ dàng nhận ra nhiều ứng cử viên tiềm năng sẽ trở thành thành viên của tổ chức này sau Belarus. Đó là Mông Cổ, là Myanmar trong nhiệm kỳ 23. Đó là Armenia, Azerbaijan, Campuchia, Nepal, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ trong các nhiệm kỳ sau. Và trong 5 năm tới, sẽ có các quốc gia vùng Vịnh vừa được cấp quy chế đối tác đối thoại như Arabia Saudi và Qatar vốn là hai đồng minh chiến lược của Mỹ. Trong khi đó thì Bahrain, Kuwait, Maldives, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã bắt đầu thủ tục nhận quy chế đối tác đối thoại”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long đưa ra nhận định với Sputnik.

Việc mở rộng kết nạp thêm nhiều thành viên ở các cấp độ khác nhau khiến cho SCO có nhiều tiếng nói mạnh mẽ hơn trong quản trị toàn cầu. Những thuận lợi đó sẽ đưa SCO trở thành một trong số các tổ chức khu vực lớn nhất thế giới chiếm khoảng 1/3 tổng GDP toàn cầu, ½ dân số thế giới và gần 2/3 diện tích lục địa Á-Âu và bắt đầu đặt chân đến Châu Phi.
© AFP 2023 / Alexander Nemenov Quang cảnh Quảng trường Registan ở trung tâm Samarkand
Quang cảnh Quảng trường Registan ở trung tâm Samarkand - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Quang cảnh Quảng trường Registan ở trung tâm Samarkand

“Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga, Trung Quốc với phương Tây đều đang ở mức rất thấp, hiện tượng nhiều quốc gia, từ Trung Đông đến châu Á, vẫn mong muốn gia nhập SCO, một tổ chức được coi là đối trọng với các cơ chế khu vực của phương Tây, đang cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của SCO, cũng như xu hướng đa cực trong đời sống chính trị toàn cầu. Chính xu hướng đa cực và đa phương hóa, đa dạng hóa cũng như các chế định dân chủ, đồng thuận, bình đẳng của SCO đã tạo nên sức hấp dẫn của nó bởi những điều đó hoàn toàn trái ngược với những tiêu chí ở các tổ chức do Mỹ và phương Tây áp đặt”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đưa ra đánh giá trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nhấn mạnh rằng, chính sự khác biệt nói trên đã làm cho SCO có một giá trị rất quan trọng trong quá trình “tân kiến tạo địa chính trị, địa chiến lược toàn cầu” sau “Chiến tranh lạnh”. Sức hấp dẫn của SCO đã làm phân hóa các đồng minh của Mỹ và phương Tây, thu hẹp phạm vi ảnh hưởng về chính trị và kinh tế của Mỹ và phương Tây tại các khu vực Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Trung Đông, nơi chứa đựng nhiều lợi ích cốt lõi của Mỹ và phương Tây.
Câu chuyện “Gió Đông thổi bạt gió Tây” có trở thành hiện thực?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала