Tại sao Việt Nam hấp dẫn đầu tư của Nhật Bản?

© AP Photo / Pool / Toru HanaiThủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Đăng ký
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam, được giới kinh doanh Nhật Bản đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn thứ hai sau Hoa Kỳ.
Đại diện JETRO tại Hà Nội Nakajima Takeo đưa ra nhận định này tại hội nghị “Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, hợp tác để phát triển” diễn ra ngày 17 tháng 9 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.

Những lợi thế chính của Việt Nam

Theo lời ông Nakajima Takeo, mặc dù đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản giảm trong nửa đầu năm 2022, nhưng trong số các đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản, Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng: hơn 59% vào năm 2021 và hơn 45% trong năm nay. Đây là con số cao nhất trong các nước ASEAN. Kết quả khảo sát của JETRO năm ngoái cho thấy 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm giá trị gia tăng. Một cuộc khảo sát khác của JETRO với hơn 1.700 công ty tại Nhật Bản cho thấy Việt Nam chỉ đứng sau Mỹ về mức độ hấp dẫn đầu tư.
Trước đó, đầu tháng 5, trong cuộc phỏng vấn của «The World and Việt Nam», Giám đốc điều hành JETRO Sasaki Nobuhiko tiết lộ rằng số lượng các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đang tăng lên, với khoảng 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang hoạt động tại đây. Tổng vốn đầu tư của Nhật Bản là 64,5 tỷ USD vào 4.935 dự án tại Việt Nam. Ông cũng nhắc lại: Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Nhật Bản, và Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam.
Ngày 14 tháng 9,Thủ tướng Phạm Minh Chínhđã tiếp Thống đốc Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) Hayashi Nobumitsu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp đón, ông Phạm Minh Chính lưu ý:Việt Nam dự định thu hút đầu tư để thúc đẩy phát triển bền vững trên các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số và phát triển thiết bị năng lượng tái tạo. Ông Phạm Minh Chính cũng mời ngân hàng Nhật Bản tư vấn cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách tài chính. Về phía mình, Hayashi Nobumitsu ca ngợi những nỗ lực của Việt Nam trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, gọi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản. Ông thông báo về sự sẵn sàng hợp tác của ngân hàng với Việt Nam.

"Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là sự tăng trưởng năng động của nền kinh tế và khu vực tiêu dùng, chi phí lao động tương đối thấp, số lượng lớn dân số trong độ tuổi thanh niên, sự hình thành của tầng lớp trung lưu, sự chuyển đổi dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, dỡ bỏ các rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài và sự ổn định của hệ thống chính trị'', - Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học tổng hợp quốc gia St.Petersburg Vladimir Kolotov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "Sputnik" .

Ngành công nghiệp logistics Việt Nam thu hút đầu tư hạ tầng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2022
“Kinh tế Việt Nam đang tương đồng với Nhật Bản thập niên 1970”

“Sự ổn định của chế độ chính trị, tính minh bạch và khả năng dự đoán của môi trường đầu tư, việc mở cửa dần dần một số lĩnh vực của nền kinh tế cho sự gia nhập của vốn nước ngoài, hoàn thiện cơ sở pháp lý - tất cả những điều này đều rất có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Một ưu điểm nữa : Việt Nam là một quốc gia trẻ - công dân từ 25 đến 54 tuổi chiếm gần 45% dân số, 17,8% khác là người từ 15 đến 24 tuổi. Mức tăng dân số gần 100 triệu dân của Việt Nam là hơn 1 triệu người mỗi năm. Và Việt Nam gửi những sinh viên xuất sắc nhất sang học tập tại Nhật Bản, Mỹ, Úc, Nga và các nước khác. Đặc biệt, Nhật Bản đã tiếp nhận hơn hàng chục nghìn du học sinh và thực tập sinh kỹ thuật của Việt Nam. Trở về quê hương, họ trở thành những người dẫn dắt trải nghiệm Nhật Bản và thường xuyên đến làm việc tại các công ty Nhật Bản. Ở Nhật Bản, như các bạn đã biết, chi phí lao động rất cao. Cònở Việt Nam, đangkết hợp thành công việc sử dụng kinh nghiệm kinh doanh của nước ngoài với tinh thần yêu nước lành mạnh, không có tư tưởng bài ngoại. Việt Nam đang tích cực hội nhập vào chuỗi sản xuất toàn cầu, điều này được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự hiện diện của các công ty đa quốc gia lớn trong nước, cụ thể là các đại gia ô tô Nhật Bản..."

Việt Nam sẽ thế chỗ Trung Quốc

Gần đây, theo ý kiến của Giáo sư Kolotov, đã xuất hiện một yếu tố quan trọng khác góp phần vào dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mỹ đang thúc đẩy các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc. Và đã có những ví dụ khi các tập đoàn lớn - Samsung, Intel, Apple và những công ty khác, phòng ngừa rủi ro, hạn chế hoạt động của họ ở Trung Quốc và đã chọn Việt Nam vì những lý do trên. Chính Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam vào năm 1975 kéo dài 20 năm. Và vào năm 2016, lệnh cấm cung cấp vũ khí cũng được dỡ bỏ. Năm 2021, thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã vượt 111 tỷ USD. Và Mỹ đã trở thành một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam thặng dư thương mại với Mỹ, và điều này cân bằng thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, nơi mà Trung Quốc có thặng dư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Tổng vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam lên đến 30 tỷ USD

Việt Nam là một ngôi sao đang lên

Giới quan sát quốc tế gọi Việt Nam là “ngôi sao đang lên” và không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ vượt qua tốc độ tăng trưởng của một số nước châu Á trong tương lai, khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trung bình 5% GDP/năm, chỉ số cao nhất trong khu vực. Ngoài ra, Việt Nam đã trở thành một trong số ít quốc gia duy trì được hoạt động kinh tế đối ngoại và động lực tăng trưởng tích cực ngay cả khi đối mặt với đại dịch toàn cầu và các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng đầu năm 2022 đạt 497,64 tỷ USD. Đồng thời, xuất khẩu tăng 17,3% và nhập khẩu - tăng 13,6%. Sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu trong nước, đặc biệt là đối với dịch vụ, cũng đang thúc đẩy tăng trưởng. Theo nhiều dự báo khác nhau, năm 2022 tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể dao động từ 5,5% đến 6,7%, điều này cho thấy sự ổn định của mô hình phát triển Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала