Biến động mạnh, Việt Nam họp khẩn các ngân hàng về vấn đề thanh khoản, sự thật là gì?

© Ảnh : SBV/ BizlivePhó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2022
Đăng ký
Đúng là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức các cuộc họp với nhiều ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng vừa qua.
Tuy nhiên, theo lời của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, các cuộc họp là để cùng nhau đánh giá, xác định ‘điểm nghẽn’, từ đó, có giải pháp phù hợp trong bối cảnh lạm phát tăng, áp lực đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, thanh khoản, tín dụng, điều hành lãi suất, tiền tệ.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, yếu tố tâm lý, diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế, tiền tệ, thị trường áp lực và biến động mạnh, nhưng đó là bối cảnh chung của các nước trên thế giới không chỉ đối với Việt Nam. Quan trọng là nền tảng kinh tế của Việt Nam vẫn rất tích cực. Các ngân hàng vẫn tin cậy, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau.

NHNN họp với các ngân hàng thương mại

Hôm 4/11, Reuters đưa tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức các cuộc họp khẩn với các ngân hàng thương mại trong tuần qua về vấn đề thanh khoản.
Các cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước và nhà băng thương mại thảo luận về vấn đề thanh khoản trong hệ thống do các ngân hàng cho vay hiện đang đối mặt với nhiều áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ, điều kiện tín dụng, tăng lãi suất và các biến động khác.
Động thái đáng chú ý của NHNN được coi là nỗ lực nhằm giải quyết khó khăn cho một số ngân hàng trong việc tiếp cận đủ thanh khoản, tiền gửi, trong hệ thống.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng điều hành Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
10 phút vững vàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Như Sputnik đã đưa tin, ngày 23/9, Ngân hàng Nhà nước đã tăng một loạt lãi suất điều hành sau thời gian giữ ổn định kể từ tháng 10/2020 đến nay.
Trong báo cáo mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ điều chỉnh tăng lãi suất điều hành ít nhất 0,5-1 điểm % trong quý IV/2022 đến quý I năm sau.
“Lãi suất điều hành hiện đã trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2019. Dư địa tăng tiếp lãi suất điều hành sẽ phụ thuộc vào áp lực từ bên ngoài (Fed, diễn biến chỉ số DXY, đồng NDT), lạm phát trong nước và áp lực mất giá của tiền đồng”, - theo VDSC, cả 3 yếu tố này đều tác động đến quyết định tăng lãi suất của NHNN.

Động thái mạnh tay của NHNN Việt Nam

Trong khi đó, tại báo cáo "Vietnam at a Glance" của HSBC, tổ chức này cũng đánh giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Theo HSBC, Đồng Việt Nam (VND) đã giảm khoảng 8% tính đến thời điểm hiện tại so với đồng đô la Mỹ, tháng 10 ghi nhận mức biến động thực tế tăng cao.
“Ngoài ra, áp lực lạm phát gia tăng đã dẫn tới NHNN một lần nữa có động thái mạnh tay”, - HSBC lưu ý và dẫn chứng việc nâng lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn 100 điểm cơ sở lên tương ứng 4,5% và 6,0% (có hiệu lực từ 25/10), phù hợp với dự báo trước đó.
Các lãi suất khác cũng được điều chỉnh tăng: lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 100 điểm cơ sở lên 7,0% và trần lãi suất tiền gửi đối với tiền đồng tại các ngân hàng thương mại tăng 50 điểm cơ sở lên 1,0% tùy kỳ hạn.
Bên cạnh đó, trong thông báo của NHNN cũng nhắc đến những đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và việc đồng USD mạnh lên, nhấn mạnh áp lực không ngừng đối các ngân hàng trung ương châu Á.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2022
Đã rõ "vũ khí mới" của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cuộc chiến tiền tệ
Đầu tháng 10, NHNN đã tăng biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5%, giảm bớt áp lực lên việc sử dụng dự trữ ngoại hối, vốn đã giảm 16% tính tới tháng 8 kể từ đỉnh tháng 1/2022.
“Trong bối cảnh các rủi ro gia tăng, NHNN đã có các động thái chủ động nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và xoa dịu lạm phát”, - HSBC nhận định.
Theo ngân hàng này, NHNN đã đưa ra nhiều động thái mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn, làm dấy lên dư luận về khả năng tăng biên độ tỷ giá lần nữa cho thấy chu kỳ tăng lãi suất vẫn còn chưa kết thúc.
“HSBC dự báo NHNN sẽ nâng lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ sở ở cả quý 1 và 2 năm 2023, nâng lãi suất điều hành lên 7,0% vào giữa năm 2023”, - HSBC dự báo.

Thống đốc NHNN: Thanh khoản vẫn tốt và dư thừa

Thông tin với báo chí ngày 6/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã cung cấp một số thông tin quan trọng về thanh toán trên thị trường tiền tệ, trong đó, khẳng định, thanh khoản của các tổ chức tín dụng vẫn tốt và dư thừa.
Trong bối cảnh yếu tố tâm lý và các diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế, tiền tệ quốc tế đang gây ra những tác động không nhỏ tới thị trường tiền tệ, ngoại hối của Việt Nam, các tuyên bố của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng về giải pháp của Ngân hàng Nhà nước là đặc biệt quan trọng.
Nói về việc đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, xét về bình diện toàn hệ thống, thanh khoản đang tốt và hiện dư thừa.
Theo bà Hồng, trong tháng 10 vừa qua, thị trường chịu tác động bởi những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và chịu tác động chủ yếu bởi yếu tố tâm lý. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhanh chóng và kịp thời thực hiện vai trò điều tiết để thực hiện các công cụ giải pháp và đưa tiền ra hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Đằng sau sự can thiệp của NHNN và biến động nhân sự cao tầng ở Ngân hàng SCB
“Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức một số cuộc họp với các ngân hàng thương mại để cùng nhau đánh giá, phân tích và xác định những điểm nghẽn của thị trường từ đó có giải pháp phù hợp”, - bà Nguyễn Thị Hồng nói với VTV.
Lãnh đạo NHNN cho biết, qua đánh giá và phân tích, các tổ chức tín dụng cũng đều thống nhất ở trong bối cảnh hiện nay, bản thân các tổ chức tín dụng cần phải tăng cường sự đoàn kết, tin cậy và hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống cũng như của từng ngân hàng.
Các ngân hàng đều đảm bảo chỉ tiêu an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, để chủ động với những biến động phức tạp của kinh tế thế giới, bản thân các tổ chức tín dụng cũng thấy rằng cần phải rà soát, đánh giá một cách thận trọng hơn để chủ động có giải pháp cải thiện để làm sao đảm bảo hệ thống được an toàn vững chắc.
“Với vai trò điều hành của mình, Ngân hàng Nhà nước cũng sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để đảm bảo khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là dịp cuối năm”, - Thống đốc khẳng định.

Áp lực và biến động mạnh, Việt Nam làm gì khi Fed liên tục tăng lãi suất?

Trước việc, thời gian qua, Fed cùng hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất, gây áp lực lớn cho Việt Nam, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên thực tế, áp lực đối với thị trường tiền tệ và ngoại hối không chỉ là áp lực đối với Việt Nam, mà còn là áp lực đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Người đứng đầu NHNN chỉ rõ, khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới tác động đến kinh tế, tiền tệ của Việt Nam là không tránh khỏi, do đó, cần chủ động tâm thể để ứng phó với những diễn biến ấy.
Trong năm 2022, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như các bộ ngành đã chủ động, linh hoạt đưa ra các giải pháp để ứng phó và đã góp phần đạt được ổn định kinh tế vĩ mô cũng như ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối như hiện nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2022
FED tăng lãi suất: Thủ tướng chỉ đạo không được hoang mang, dao động
“Hiện thị trường diễn biến ngày càng tích cực và tâm lý thị trường ngày càng ổn định. Thị trường áp lực và biến động mạnh, nhưng đó là bối cảnh chung của các nước trên thế giới không chỉ đối với Việt Nam. Quan trọng là nền tảng kinh tế của Việt Nam vẫn rất tích cực”, - bà Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Thống đốc cũng nêu ra thông tin Sputnik đã đưa trước đó, rằng vừa qua, Fitch Ratings đã tiếp tục khẳng định và xếp hạng Việt Nam ở mức BB – “triển vọng tích cực”.

Can thiệp ngoại hối, kiên định chính sách tiền tệ

Bàn về giải pháp trong thời gian tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng lưu ý, điều quan trọng là Ngân hàng Nhà nước cũng như các bộ ngành cần tăng cường công tác dự báo, phân tích tình hình và liên tục cập nhật những diễn biến mới để chủ động đưa ra các giải pháp điều hành.
Tiếp đó, khi điều hành cần phối hợp tổng thể các chính sách kinh tế vĩ mô, không chỉ riêng chính sách tiền tệ.
Bà Hồng cho biết, hiện nay Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã và đang chỉ đạo rất quyết liệt đối với việc tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công cũng như thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm.
Qua đó giảm bớt áp lực tiền tệ và tín dụng lên hệ thống ngân hàng, hoặc là các giải pháp của Chính phủ đang chỉ đạo để tăng cường xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu, thu hút các dòng vốn giúp cải thiện cung cầu của thị trường ngoại tệ cũng như giảm áp lực tỷ giá.
“Trên thực tế, trong nhiều năm qua, có những thời điểm thị trường ngoại hối biến động Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp với số lượng lớn ngoại tệ nhưng sau đó đã quay trở lại để mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước”, - Thống đốc giải thích.
Phong bao lì xì (mừng tuổi) in hình đồng tiền Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Đồng Việt Nam suy giảm kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp chính sách tiền tệ?
Trong thời gian tới, bà Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động bám sát và nắm chắc tình hình để đưa ra những giải pháp và công cụ điều hành phù hợp với liều lượng cũng như thời điểm hợp lý, phù hợp.

“Ở đây đó là phù hợp với xu thế của thế giới nhưng cũng phù hợp với thực tiễn đặc thù của nền kinh tế Việt Nam”, - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

Người đứng đầu NHNN Việt Nam nêu rõ, chính sách tiền tệ cũng sẽ được điều hành trong mối quan hệ phối hợp, hài hòa với chính sách, tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong tổng thể các giải pháp điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
“Và đặc biệt để kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế cũng như đảm bảo an sinh xã hội”, - lãnh đạo NHNN kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала