Anh hùng và phản anh hùng của hội nghị thượng đỉnh ở châu Á

© AFP 2023 / TANG CHHIN SOTHYHội nghị cấp cao Đông Á thường niên lần thứ 17 đã diễn ra vào ngày 12-13 tháng 11 tại Campuchia.
Hội nghị cấp cao Đông Á thường niên lần thứ 17 đã diễn ra vào ngày 12-13 tháng 11 tại Campuchia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2022
Đăng ký
Đã trôi qua tuần lễ hội nghị thượng đỉnh của các tổ chức liên Chính phủ, diễn ra ở ba nước châu Á – Campuchia, Indonesia và Thái Lan. Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik có bài viết về những sự kiện này.
Đầu tiên là tại thủ đô của Campuchia có hội nghị cấp cao ASEAN và EAC, sau đó G20 tập trung ở đảo Bali của Indonesia, và tất cả chuỗi sự kiện long trọng kết thúc với hội nghị cấp cao APEC tại Bangkok. Theo truyền thống, đến dự các hội nghị thượng đỉnh này không chỉ có lãnh đạo các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà còn có phần tham gia của đại diện các nước lớn và các tổ chức quốc tế ví dụ như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu. Do đó, cũng có truyền thống là sự chú ý của cả thế giới tập trung vào những sự kiện này.
Ngoại trừ ASEAN, tất cả các tổ chức kể trên khó có thể gọi được là cuộc họp của những người cùng chí hướng. Tại các hội nghị thượng đỉnh trong quá khứ đã không ít lần bộc lộ sự bất đồng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, giữa Nga và Hoa Kỳ và thật khó tưởng tượng rằng nhu cầu và mong muốn của các đại diện Papua New Guinea và Nhật Bản lại trùng khớp với nhau, dù cả hai nước đều là thành viên APEC. Và chuyện không chỉ nói về sự khác biệt chính trị, mà còn về lối tiếp cận các vấn đề của nền kinh tế thế giới, chủ nghĩa bảo hộ hay là thị trường mở.

Bất đồng chính trị

Thật đáng tiếc, sự bất đồng chia rẽ về chính trị đã xuất hiện nổi bật trong năm nay, mặc dù trước đó các vấn đề kinh tế đã chiếm hầu như toàn bộ chương trình nghị sự. Năm nay, một bộ phận đại biểu cho rằng cần lên tiếng về những sự kiện xung quanh Ukraina.

Nhưng không phải tất cả, và sự chia rẽ này phản ánh trong tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh G20, văn kiện có mệnh đề sau: "Đa số thành viên nghiêm khắc lên án cuộc chiến ở Ukraina, chỉ ra những đau khổ to lớn của con người do cuộc chiến này và thực trạng tồn đọng các vấn đề bức xúc trong nền kinh tế thế giới như hạ thấp nhịp độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát mạnh hơn, gián đoạn chuỗi cung ứng, năng lượng và an ninh lương thực ngày càng tồi tệ, tăng mức rủi ro đối với ổn định tài chính. Cũng đã bày tỏ những góc độ quan điểm khác và đánh giá khác nhau tỏ liên quan đến tình huống này và những biện pháp trừng phạt".

Tình hình tại hội nghị cấp cao ASEAN lần này cũng không hề giản đơn. Thứ nhất, nhà lãnh đạo của chính quyền quân sự Myanmar không được tham gia. Thứ hai, họ đã mời Ngoại trưởng Ukraina tới hội nghị thượng đỉnh và chấp nhận đưa Kiev vào danh sách đối tác đối thoại. Thứ ba, các thành viên ASEAN quyết định chấp nhận Đông Timor làm thành viên thứ 11 của Hiệp hội. Không đi sâu vào chi tiết, tôi chỉ muốn lưu ý rằng không phải toàn thể thành viên Hiệp hội đều hào hứng với những quyết định này.
Tại các hội nghị thượng đỉnh đã thông qua rất nhiều văn kiện, chỉ riêng tại hội nghị cấp cao của ASEAN cũng đã có con số 70 đầu tài liệu. Nhưng nếu nhớ rằng các quyết định của những hội nghị thượng đỉnh này không mang tính bắt buộc, hẳn ít có hy vọng rằng một phần trong đó sẽ thành hiện thực trong đời sống.
Tại Trung tâm Đại hội trước khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bangkok - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2022
Các nhà lãnh đạo APEC ký tuyên bố chung

Tập phong độ và Biden yếu nhược

Từ lâu, người ta đã biết rằng nguyên thủ của các cường quốc đều bất chấp việc riêng bận rộn vẫn bay tới các hội nghị thượng đỉnh, đặc biệt là các diễn đàn như EAC và APEC, nhằm gặp gỡ các đại diện đối tác quan tâm bên lề lãnh thổ trung lập. Lần này tiêu biểu nhất là Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình. Ông Tập tham dự tất cả các hội nghị thượng đỉnh kể trên, nhưng không chỉ thế, ông còn tổ chức hàng chục cuộc gặp song phương bên lề. Đáng chú ý trước hết là cuộc trò chuyện của ông Tập với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Đây là cuộc gặp gỡ cá nhân đầu tiên của họ, trước đó do đại dịch nên tất cả những cuộc hội đàm khác đều diễn ra trong định dạng trực tuyến online. Cuộc nói chuyện kéo dài hơn ba giờ đồng hồ, và lãnh đạo CHND Trung Hoa đã có thể xác định được vấn đề chính trong quan hệ hai nước là Đài Loan. Tổng thống Mỹ rõ ràng chưa sẵn sàng cho cuộc đối thoại có nội dung thực chất, và các bên quyết định tiếp nối đối thoại Trung-Mỹ tại các cuộc gặp của Ngoại trưởng hai nước.
Nhìn chung, với cách hành xử tại các hội nghị thượng đỉnh ở châu Á, Joe Biden một lần nữa khiến cả thế giới nghi ngờ về sức khỏe của ông, mà chủ yếu là sức khoẻ trí tuệ. Ở Phnom Penh, ông Biden gọi nước chủ nhà là Colombia, ông đến muộn tại cuộc họp chính của EAC, còn khi ở hòn đảo với rừng ngập mặn Bali, Biden mất thăng bằng suýt ngã, nhưng may được sự hỗ trợ của Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang đi bên cạnh. Tạ ơn Chúa, ông không bay đến Bangkok nữa, thay thế Biden là Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris.
Sau ông Tập Cận Bình, tôi những muốn gọi Tổng thống Indonesia là người hùng thứ hai của các hội nghị thượng đỉnh. Đặc biệt là hội nghị thượng đỉnh G20 mà ông chịu trách nhiệm chủ trì. Và không chỉ vì ông đã kịp đỡ cứu Tổng thống Mỹ tránh được cú ngã, ít nhất là khỏi sự xấu hổ. Mà còn bởi với hoạt động không mệt mỏi của mình, Tổng thống Indonesia đã có thể dàn xếp phần lớn sự bất đồng của các bên, để đạt được kết quả nhất trí thông qua văn kiện cuối cùng.
Ngay từ đầu sự kiện ông đã tuyên bố: "Người Indonesia và cư dân thế giới hy vọng rằng các nhà lãnh đạo sẽ kiềm chế, không sử dụng những khoảnh khắc quý báu tại hội nghị thượng đỉnh chỉ để phê phán và công kích lẫn nhau".
Và ông kiên quyết theo đuổi tuyến nhân nhượng này trên thực tế.

Hun Sen không nhớ nguồn gốc quyền lực của mình

Chủ nhà của một hội nghị thượng đỉnh khác, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen đã bộc lộ rằng ông không giỏi tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN. Thứ nhất, ông không giải quyết được vấn đề của Myanmar một cách tốt nhất. Ngay từ một năm trước, các nước ASEAN đã uỷ thác cho chính quyền Campuchia tiến hành đàm phán với chính quyền quân sự Myanmar để thực hiện chương trình bình thường hóa tình hình ở đất nước đó (chương trình như vậy được các thành viên ASEAN hoạch định hồi mùa xuân năm ngoái). Chuyện đã không thành, và họ quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh không có đại diện Myanmar.
Thứ hai, lập trường của chính quyền Phnom Penh về tình hình Ukraina không thể không gây thắc mắc. Tại Liên Hợp Quốc, đại diện của Vương quốc này đã bỏ phiếu ủng hộ các nghị quyết chống Nga, còn Hun Sen, với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2022, đã mời Ngoại trưởng của chế độ Kiev tới Phnom Penh dự họp thượng đỉnh.
Quan điểm thân phương Tây lộ liễu của Thủ tướng Campuchia về vấn đề Ukraina thật kỳ quặc. Chẳng lẽ Hun Sen đã thực sự quên rằng, trái ngược với quan điểm của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, vào tháng 12 năm 1978, bản thân ông đã cùng với đơn vị QĐND Việt Nam trở lại Phnom Penh và gia nhập Chính phủ CHND Campuchia mà Matxcơva công nhận và đã cung cấp sự trợ giúp to lớn trong suốt thời gian dài? Giống như bộ đội Việt Nam khi đó, ngày nay các quân nhân Nga cũng đang thực hiện chiến dịch cứu mạng dân thường.
Chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Bali - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Vị thế của Vương quốc Anh giảm mạnh sau hội nghị thượng đỉnh G20
Chẳng lẽ Hun Sen thực sự quên rằng ông ta đã được giúp đỡ như thế nào tại các cuộc tham vấn bồi dưỡng ở BCH TƯ đảng Cộng sản Liên Xô và Bộ Ngoại giao Liên Xô, để trở thành một nhà hoạt động Nhà nước? Như đang thấy, phải chăng nhân vật cầm quyền Campuchia hôm nay không biết câu châm ngôn thông thái và quy tắc đạo đức sâu sắc của người Việt là «Uống nước nhớ nguồn»? Chẳng lẽ Hun Sen thực sự hy vọng rằng phương Tây sẽ đánh giá cao cú quay xe lộn ngược của ông ta?
Hội nghị thượng đỉnh ở Campuchia không diễn ra không dấu vết đối với cá nhân Hun Sen: có thông báo là ông mắc bệnh Сovid.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала