Tổng thống đầu tiên của Nga Boris Yeltsin gọi Ukraina là "yếu tố chính gây bất ổn"

© Sputnik / Vladimir Vyatkin / Chuyển đến kho ảnhBoris Yeltsin trong cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên Bang về tương lai của Liên Xô, ngày 17 tháng 3 năm 1991.
Boris Yeltsin trong cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên Bang về tương lai của Liên Xô, ngày 17 tháng 3 năm 1991. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Tổng thống đầu tiên của Nga Boris Yeltsin và các nhà lãnh đạo khác của nước này vào đầu những năm 1990 từng gọi Ukraina là "yếu tố chính gây bất ổn", nhưng đảm bảo rằng sẽ không có "kịch bản Nam Tư" trong quan hệ giữa hai nước cộng hòa hậu Xô Viết, các tài liệu đã được giải mật tại Mỹ cho biết.
Trong số tài liệu được giải mật có bản ghi âm nội dung hai cuộc gặp đầu tiên của ông Yeltsin với Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush vào năm 1992, điện trao đổi của Ngoại trưởng James Baker, các bức điện tín của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Moskva và bản ghi âm cuộc trò chuyện với ông Yegor Gaidar, nhà cải cách hàng đầu trong đội ngũ kinh tế của nhà lãnh đạo Nga lúc bấy giờ.

"Điều này không nên ghi âm. Yếu tố chính gây bất ổn của chúng tôi - đó là Ukraina", - Tổng thống Yeltsin nói với ông Bush tại một cuộc gặp ở Trại David.

Ông giải thích rằng vấn đề ở đây là sự hiện diện của 11 triệu người thuộc dân tộc Nga ở Ukraina và sức ép của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina đối với Tổng thống nước này lúc bấy giờ là Leonid Kravchuk. Yeltsin đảm bảo với nhà lãnh đạo Mỹ rằng Moskva không có "tham vọng đế quốc và sẽ chú ý đến những lo ngại của các nước khác".
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Clinton kể về phản ứng của Yeltsin trước việc NATO mở rộng sang phía đông
Phát biểu về chủ đề tương tự, ông Gaidar cho rằng việc khắc phục những khác biệt song phương sẽ mất nhiều thời gian, nhưng cam đoan với ông Bush rằng "kịch bản kiểu Nam Tư trong quan hệ Nga-Ukraina sẽ không xảy ra".
Tại cuộc gặp thượng đỉnh Trại David - cuộc gặp đầu tiên giữa hai ông Yeltsin và Bush, Tổng thống Nga đã đề nghị Hoa Kỳ xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung, tháo đầu đạn MIRV (đa đầu đạn phân hướng) khỏi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và cung cấp uranium cho Hoa Kỳ. Sáng kiến đầu tiên không được hồi âm, trong vấn đề thứ hai người Mỹ đề xuất tháo đầu đạn MIRV khỏi ICBM phóng từ đất liền, nhưng không bao gồm tên lửa phóng từ biển, đề xuất thứ ba sau đó dẫn đến hiệp định liên chính phủ về việc tái chế không thể phục hồi uranium vũ khí hạt nhân của Nga thành uranium nhiên liệu để cung cấp cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ.
Vào cuối cuộc gặp ông Yeltsin hỏi liệu hai nước mà họ lãnh đạo có còn là đối thủ của nhau hay không và nhận được sự đảm bảo rằng không phải như vậy. Tuy nhiên hai ông Bush và Baker từ chối đề nghị của ông Yeltsin sử dụng thuật ngữ "các đồng minh" đối với Nga.
Những tài liệu được giải mật là một phần của bộ sưu tập tài liệu về quan hệ Nga-Mỹ trong những năm 1990, "từ sự tan rã của Liên Xô cho đến sự trỗi dậy của Vladimir Putin", các nhà nghiên cứu từ Đại học Georgetown cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала