Cựu Ngoại trưởng Ai Cập: Tất cả đầu biết, không có vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq

© AP Photo / Maya AlleruzzoQuân đội Hoa Kỳ.
Quân đội Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2023
Đăng ký
Vào ngày 20 tháng 3 năm 2003, lấy lý do chống khủng bố và tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, các lực lượng của liên minh quốc tế do Hoa Kỳ cầm đầu đã tiến hành các cuộc oanh tạc lớn vào các thành phố của Iraq. Hậu quả: Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ và hành quyết, không tìm thấy dấu vết của vũ khí hủy diệt hàng loạt bị công ước quốc tế cấm.
Nabil Fahmy, cựu Ngoại trưởng Ai Cập, từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Ai Cập tại Mỹ trong thời gian Mỹ xâm lược Iraq. Ông nói về những hồi ức của mình.
Ông nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng cuộc xâm lược Iraq của Mỹ đã được chuẩn bị với việc George W. Bush lên nắm quyền, người chỉ đơn giản là tìm kiếm lý do chính đáng để thực hiện kế hoạch.
Sputnik: Là một nhà ngoại giao Ai Cập vào thời điểm đó, ông đã phản ứng thế nào trước quyết định của Hoa Kỳ xâm lược Iraq vào năm 2003?
Nabil Fahmy: Khi đó, vào năm 2003, tôi là đại sứ Ai Cập tại Hoa Kỳ. Tất nhiên, vấn đề xâm lược đã được thảo luận bằng cách này hay cách khác với toàn bộ đoàn ngoại giao Ả Rập. Kể từ khi Bush Con được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đã nhận thấy mối quan tâm thực sự không lành mạnh đến Iraq của những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ. Phó Tổng thống Richard Cheney đặc biệt nổi bật về vấn đề này. Trong chuyến thăm đầu tiên tới các nước Ả Rập, cá nhân ông ấy nói với tôi rằng ông ấy muốn đặc biệt tập trung vào Iraq.
Sputnik: Tại sao lại là Iraq?
Nabil Fahmy: Ví dụ, tôi đã hỏi ông ấy tại sao là Iraq mà không phải vấn đề Palestine. Nhưng ông ấy nói Iraq thu hút sự chú ý của ông. Tôi đã truyền đạt tới giới lãnh đạo ở Cairo về mối quan tâm kỳ lạ của chính quyền mới của Mỹ: nhưng lúc đó không ai đoán được rằng vào năm 2003, họ sẽ tiến hành một cuộc xâm lược công khai.
Sputnik: Xin vui lòng cho chúng tôi biết về lập trường của Ai Cập đối với cuộc xâm lược Iraq của Hoa Kỳ.
Nabil Fahmy: Tôi đã chuyển thông điệp của Tổng thống Hosni Mubarak tới Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ và một trong những chỉ huy quân sự trong khu vực rằng xâm lược vào Iraq là hành động không hợp lý. Và rằng có sự khác biệt rất lớn giữa việc giải phóng Kuwait khỏi chiếm đóng, trong đó người Ai Cập cũng tham gia, và chiếm đóng trực tiếp một quốc gia Ả Rập. Thông điệp cũng được chuyển đến nhiều quan chức chính quyền Hoa Kỳ ở Washington bao gồm Condoleezza Rice, Colin Powell và những người khác.
Phái đoàn Ai Cập đến Washington khoảng 4 tuần trước khi bắt đầu cuộc xâm lược, trong nỗ lực cuối cùng nhằm truyền đạt quan điểm của Cairo cho phía Mỹ. Đoàn đã đến thăm Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Paul Wolfowitz. Họ đã được cảnh báo rằng cuộc xâm lược của một quốc gia Ả Rập sẽ là một thảm họa cho khu vực.
Thiết bị quân sự của Mỹ ở Iraq. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2023
Quân nhân Iraq cấp cao kể với Sputnik về tội ác của Mỹ trong cuộc xâm nhập năm 2003
Sputnik: Và người Mỹ đã phản ứng thế nào với điều này?
Nabil Fahmy: Chính quyền Hoa Kỳ đã hỏi từng điểm một, bắt đầu từ việc xâm nhập và làm thế nào cố gắng kiểm soát một số nơi nhất định. Chúng tôi đã nhấn mạnh mỗi lần trong trả lời của mình rằng chúng tôi không ủng hộ cuộc xâm lược của Mỹ. Tại một thời điểm nào đó, Condoleezza Rice đã hỏi thẳng thừng tại sao những phát ngôn như vậy lại lặp đi lặp lại trong tất cả các câu trả lời. Về vấn đề này, phái đoàn của chúng tôi đã trả lời rằng Ai Cập trong mọi trường hợp sẽ tiếp tục chống lại cuộc xâm lược: quốc gia Iraq phải được bảo tồn.
Sputnik: Washington đánh giá phản ứng của Cairo đối với cuộc xâm lược như thế nào?
Nabil Fahmi: Lập trường của chúng tôi đã đặt tôi, với tư cách là đại sứ Ai Cập tại Washington, vào một tình thế khó khăn trước Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi đã nói trực tiếp. Rằng Cairo không ủng hộ cuộc chiến ở Iraq, bất chấp thực tế chúng tôi là bạn của Mỹ.
Sputnik: Và ông đánh giá quan điểm quốc tế về cuộc xâm lược như thế nào?
Nabil Fahmi: Chính quyền Mỹ đã quyết tâm can thiệp vào Iraq ngay từ ngày đầu tiên họ lên nắm quyền, và điều này thể hiện rõ qua bài phát biểu của Cheney và Wolfowitz. Quá trình hành động đã hình thành sau sự kiện ngày 11 tháng 9. Chính quyền Bush buộc phải biện minh cho hoạt động quân sự này để thuyết phục công chúng Mỹ rằng có một mối đe dọa thực sự. Đó là lý do tại sao xòe ra lá bài về sự hiện diện của vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học của Iraq. Mặc dù, trên thực tế, mọi người đều biết rằng không có vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq”.
Sputnik: Những lý do thực sự khiến Mỹ xâm lược Iraq là gì?
Nabil Fahmi: Quyết định tiến vào Iraq của Hoa Kỳ được đưa ra bất kể hành động của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein và sự đau khổ của người dân Iraq, và không có bằng chứng xác thực nào cho thấy Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tất cả vấn đề là mong muốn thực hiện tham vọng sau khi giải phóng Kuwait, vì vào thời điểm đó, cuộc tranh cãi đã nổ ra về sự cần thiết phải chấm dứt chiến tranh giải phóng. Hoặc bởi vì Hoa Kỳ đã phát triển khái niệm về một “Trung Đông mới”, và việc bắt đầu thực hiện khái niệm này dễ dàng nhất ngay từ Iraq, vốn đã bị suy yếu bởi các lệnh trừng phạt.
Sputnik: Chính sách của Mỹ đối với các nước Ả Rập đã thay đổi hay không trong những năm qua kể từ cuộc xâm lược Iraq?
Nabil Fahmi: Không có gì thay đổi. Điều đã thay đổi là thực tế của Mỹ và phản ứng của người Ả Rập. Vào đầu những năm 2000, Hoa Kỳ muốn cho Trung Đông thấy rằng sau sự sụp đổ của Liên Xô, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với các đồng minh cũ của Moskva - đó là lợi ích của họ.
Quân đội Mỹ ở Iraq - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2023
Chuyên gia kể Mỹ rút ra những bài học gì từ cuộc xâm lược Iraq
Bây giờ hoàn cảnh đã khác. Washington không còn sẵn sàng đưa ra những đảm bảo hay hy sinh của cải hay quyền lực của mình để bảo vệ bất kỳ ai trong khu vực nói chung. Đến lượt các nước Ả Rập, sau cuộc xâm lược Iraq của Mỹ, bắt đầu nhận ra rằng không nên dành cho Mỹ những ưu đãi. Từ đây bắt đầu chính sách cân bằng bên ngoài của các nước Ả Rập, trong đó Hoa Kỳ bắt đầu bị tước vai trò của một đối tác quan trọng, nhưng không phải là duy nhất. Người Ả Rập giờ đây hiểu rằng mình phải nắm quyền chủ động trong việc giải quyết hầu hết các vấn đề của khu vực và không được phụ thuộc vào nước khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала