Công ty Trung Quốc ùn ùn chuyển sản xuất sang Việt Nam

© Ảnh : Hồng Đạt - TTXVNViệt Nam được kỳ vọng trở thành “ngôi sao logistics” của châu Á
Việt Nam được kỳ vọng trở thành “ngôi sao logistics” của châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2023
Đăng ký
Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc chuyển sản xuất sang Việt Nam để đáp ứng tốt hơn các đơn hàng nước ngoài, theo Yicai Global.
Các doanh nghiệp chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam vừa để tránh rủi ro, các rào cản thương mại, vừa nhằm đa dạng hoá chuỗi cung ứng.

Chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

Tờ báo Trung Quốc cho biết, nhiều công ty sản xuất của Trung Quốc, từ các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động đến các ông lớn viễn thông và quang điện công nghệ cao, đều đang ùn ùn xây dựng các nhà máy ở Việt Nam nhằm tránh rủi ro và vượt qua các rào cản thương mại.
“Một số công ty thậm chí đã có thể cung cấp mọi đơn đặt hàng quốc tế từ các nhà máy của mình ở Việt Nam”, Yicai khẳng định.
Điển hình Gongjin Electronics. Doanh nghiệp này đã chi gần 400 triệu CNY (57,5 triệu USD) để hoàn thiện xây dựng 2 giai đoạn cho nhà máy của họ tại Việt Nam, nhà cung cấp thiết bị đầu cuối băng thông rộng nói với Yicai Global.
Trước khi công ty có trụ sở tại Thâm Quyến chuyển đến Việt Nam, Gongjin không có bất kỳ nhà máy nào ở nước ngoài và một nửa sản phẩm của họ được xuất khẩu sang Mỹ hoặc châu Âu thời điểm đó.
Chỉ 4 năm sau, cơ sở tại Việt Nam của Gongjin đã thực hiện tất cả các đơn đặt hàng nước ngoài.
Buổi tọa đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023
Vận chuyển hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam rẻ hơn TP.HCM – Hà Nội
“Các khách hàng nước ngoài của chúng tôi bắt đầu lo lắng về chuỗi cung ứng sau khi xung đột thương mại Mỹ - Trung nổ ra vào năm 2018 và họ đề nghị chúng tôi lập một nhà máy ở nước ngoài”, He Yimeng, thành viên HĐQT Gongjin Electronics, cho biết.
“Vì giai đoạn đầu tiên của nhà máy Việt Nam cho kết quả tốt, chúng tôi bắt đầu giai đoạn thứ hai ngay sau đó”, ông nói thêm.
Và khi giai đoạn thứ ba đi vào hoạt động, nhà máy Việt Nam sẽ có giá trị sản lượng hàng năm là 10 tỷ CNY (1,4 tỷ USD).
"Điều này sẽ cho phép chúng tôi tiếp nhận nhiều đơn đặt hàng ở nước ngoài hơn nữa", lãnh đạo doanh nghiệp nói.
DBG Technology, nhà cung cấp dịch vụ sản xuất thiết bị điện tử, đang chuẩn bị biến chi nhánh tại Việt Nam của mình thành một trung tâm ở nước ngoài.
“Cơ sở tại Việt Nam này sẽ có khả năng sản xuất 40 triệu smartphone và các thiết bị điện tử khác mỗi năm trong vòng 3 năm, với giá trị xuất khẩu hàng năm là 4,5 tỷ USD”, Tang Jianxing, Chủ tịch một công ty có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông, phía nam Huệ Châu, cho biết.
Cán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2023 ước tính xuất siêu trên 4,07 tỷ USD. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2023
Trung Quốc mất thị phần xuất khẩu sang Mỹ vào tay Việt Nam, Ấn Độ
DBG có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo khoảng 15.000 người ở quốc gia Đông Nam Á này và thiết lập một 'chuỗi công nghiệp đa ngành hỗ trợ mua sắm địa phương' tại tỉnh Thái Nguyên, một phần của Đồng bằng sông Hồng, nơi có nhiều công ty Trung Quốc đặt trụ sở.
Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một địa điểm phổ biến khác.

Liên kết với các đối tác

Nhiều công ty Trung Quốc ở đầu và cuối chuỗi công nghiệp đang nối tay nhau đầu tư vào Việt Nam.
Ví dụ, DBG đang hợp tác với nhà sản xuất phần cứng thông minh Huaqin Technology và nhà cung cấp Lingyi iTech của Apple để xây dựng một khu công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên.
“Mở rộng phát triển ở nước ngoài thông quang việc hợp tác của những doanh nghiệp tại thị trường khác là một lựa chọn an toàn hơn, cả từ góc độ đối tác và khách hàng”, Wang Zhigang, thành viên HĐQT của Huaqin, cho biết.
Huaqin có trụ sở tại Thượng Hải, mạnh về thiết kế và phát triển kinh doanh, trong khi DBG giỏi về sản xuất thông minh.
“Việc hợp tác tại Việt Nam không chỉ giúp hai bên chia sẻ rủi ro mà còn giúp doanh nghiệp gắn kết hơn”, ông nói thêm.
Huaqin, với những gã khổng lồ về smartphone như Samsung, OPPO và Xiaomi trong số các khách hàng của mình, chủ yếu sử dụng các nhà máy của mình ở Việt Nam và Indonesia để thực hiện các đơn đặt hàng ở Bắc Mỹ trong khi nhà máy ở Ấn Độ cung cấp cho thị trường địa phương và các cơ sở ở Trung Quốc phục vụ các thị trường khác, Wang cho biết.
“Về lâu dài, chúng tôi hy vọng hai cơ sở sản xuất của chúng tôi ở Trung Quốc sẽ chiếm 80% tổng công suất, phần còn lại do các nhà máy ở nước ngoài đóng góp”, ông nói thêm.
NGHIỆP MINH KHAI – VĨNH TUY. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2023
Việt Nam có gì mà khiến các doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô sang xây nhà máy?

Ưu và nhược điểm

Mặc dù vậy, nhà máy tại Việt Nam của hãng vẫn phải nhập khẩu nhiều linh kiện từ Trung Quốc.
"Mỗi chiếc điện thoại thông minh có từ 1.500 đến 1.600 chi tiết và không quốc gia nào có thể sánh bằng Trung Quốc về mức độ hoàn chỉnh của chuỗi công nghiệp", Wang nói.
Giá nhân công là một lợi thế đáng chú ý ở Việt Nam, nhưng không có nhiều khác biệt về chi phí nước, điện và các tiện ích khác.
Bù lại, Chính phủ Việt Nam cũng đang cung cấp cho các công ty như Huaqin và Gongjin nhiều hình thức giảm thuế khác nhau để tạo điều kiện đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала