Việt Nam 3 lần được mời dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng cho thấy điều gì?

© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2023
Đăng ký
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa xác nhận, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.
Đây đã là lần thứ ba Việt Nam được mời tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Cần nhấn mạnh rằng, việc Nhật Bản mời Việt Nam đến hội nghị G7 mở rộng rất có ý nghĩa. Điều này không chỉ cho thấy sự coi trọng của nước chủ tịch G7 mà còn của cả nhóm này đối với vị thế, vai trò của Việt Nam tại khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Thượng đỉnh G7 mở rộng ở Nhật Bản

Nếu không có gì thay đổi, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tới Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng vào cuối tuần này, theo lời mời của Thủ tướng Fumio Kishida.
Thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam xác định chuyến công du Nhật Bản dự Thượng đỉnh G7 mở rộng của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.

"Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19 - 21/5/2023", - Bộ Ngoại giao cho biết.

G7 là Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ý và Canada.
Năm nay, Nhật Bản giữ ghế Chủ tịch G7 luân phiên. Do đó, Hội nghị thượng đỉnh G7 và G7 mở rộng năm nay được tổ chức tại Nhật Bản, cụ thể là thành phố Hiroshima.
Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần thứ 49 mà Thủ tướng Việt Nam được mời sẽ diễn ra trong hai ngày 20/5 và 21/5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2023
Việc Nhật Bản muốn mời Việt Nam dự thượng đỉnh G7 có ý nghĩa thế nào?

Lần thứ ba Việt Nam được mời

Đây là lần thứ ba Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và là lần thứ hai tham dự theo lời mời của Nhật Bản.
Đặc biệt hơn nữa, Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời dự sự kiện năm nay, bên cạnh Indonesia (nước Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2023).
Lần đầu tiên Việt Nam được mời vào năm 2016, cũng là năm Nhật Bản giữ chức Chủ tịch luân phiên của G7. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 42 năm của G7, Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam, thể hiện sự ghi nhận của Nhật Bản và các nước G7 đối với vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thêm nữa, trong bức thư mời Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự cũng như trong các phát biểu tại Hội nghị, cố Thủ tướng Abe Shinzo đã nhiều lần khẳng định, "Việt Nam đã không ngừng nâng cao được vị thế trong cộng đồng quốc tế".
Lời mời đầu tiên của Nhật Bản và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam cũng đã mở đường cho Canada mời lãnh đạo chính quyền Hà Nội đến hội nghị G7 vào năm 2018.
Vào tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng cho biết, ông muốn mời lãnh đạo 8 nước đến Hiroshima gồm Việt Nam, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil, Comoros, Quần đảo Cook, Indonesia.
Nhóm các quốc gia này không thuộc G7, nhưng là đối tác quan trọng mà Tokyo muốn tăng cường quan hệ hơn nữa.

Nhiều cuộc gặp quan trọng

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng bao hàm các chủ đề chính như "Hợp tác xử lý đa khủng hoảng", "Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững" và "Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng", trong đó, tập trung vào các vấn đề hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và hợp tác đa phương.
Hội nghị lần này cũng dự kiến thông qua "Chương trình hành động Hiroshima về An ninh lương thực toàn cầu tự cường".
Theo kỳ vọng của Tokyo, đây là lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng thông qua một văn kiện chung.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự các phiên thảo luận về 3 chủ đề nêu trên. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng sẽ có một số cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế.
Trong đó, bên lề hội nghị G7, Thủ tướng sẽ hội đàm Thủ tướng Kishida Fumio.
Thủ tướng cũng sẽ đến thăm cộng đồng người Việt và gặp lãnh đạo Hiroshima và dự tọa đàm doanh nghiệp cùng một số hoạt động quan trọng khác.
Thủ tướng gợi mở hướng hợp tác của Việt Nam - Nhật Bản là phát triển xanh, bền vững và thúc đẩy công nghệ, đổi mới sáng tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2023
Việt Nam cảm nhận được sự chân thành, tin cậy từ doanh nghiệp Nhật

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang rất tốt đẹp

Năm nay 2023, Việt Nam và Nhật Bản sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong thời gian qua, quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai phía đã phát triển toàn diện.
Đáng chú ý, Nhật Bản cũng đang thúc đẩy trở thành đối tác chiến lược toàn diện thứ năm của ASEAN. Hai bên dự kiến tổ chức hội nghị kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ trong năm nay.
Đất nước mặt trời mọc là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cũng là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước đạt gần 50 tỷ USD năm 2022, tăng so với mức 42,7 tỷ USD năm 2021.
Tính đến tháng 3/2023, Nhật Bản có hơn 5.000 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn lên đến gần 70 tỷ USD, xếp thứ 3/143 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
Như đã biết, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tính đến hết năm tài khóa 2020, tổng giá trị vay đạt 2.812,8 tỷ yen (27,5 tỷ USD).
Bộ Tư pháp Nhật Bản ghi nhận, tính đến tháng 6/2022, cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản có hơn 476.000 người. Trong khi đó, có khoảng 23.000 công dân Nhật Bản đang sinh sống tại Việt Nam.
Về phần mình, Việt Nam hiện là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia có tiếng nói quan trọng trong khối ASEAN.
Chính vì lẽ đó, việc Nhật Bản mời Việt Nam đến hội nghị G7 mở rộng rất có ý nghĩa. Điều này cho thấy sự coi trọng của nước Chủ tịch G7 cũng như của cả nhóm này đối với vị thế, vai trò của Việt Nam tại khu vực.
Việc Nhật Bản và các nước G7 mời Việt Nam tham dự hội nghị G7 mở rộng đồng thời còn thể hiện sự tin cậy, đánh giá cao vai trò và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và quốc tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала