Hội nghị Geneva và “Góc khuất”

© Ảnh : Vietnam People's Army/Public domainBộ đội Việt Nam cắm cờ trên cứ điểm của Pháp. Trận Điện Biên Phủ, năm 1954
Bộ đội Việt Nam cắm cờ trên cứ điểm của Pháp. Trận Điện Biên Phủ, năm 1954 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Mặc dù hội nghị Geneva đã ra tuyên bố chung về đình chỉ chiến sự, lập lại hòa bình ở Đông Dương, song hội nghị cũng đã để lại nhiều bài học đắt giá cho ngoại giao Việt Nam.

Đâu là bản chất?

Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 24 phiên họp hẹp, trong đó có 8 phiên họp hẹp về những vấn đề liên quan đến Lào, Campuchia; ngày 21-7-1954, Hiệp nghị Geneva về Đông Dương được ký kết (Nhưng theo yêu cầu của phía Pháp, văn bản được ghi: Ký kết vào ngày 20/7/1954). Đây là lần đầu tiên, một hội nghị quốc tế với sự tham dự của nhiều cường quốc đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Hiệp nghị Geneva là một mốc đánh dấu sự kết thúc một chặng đường 9 năm kháng chiến trong quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ để đi tới độc lập tự do, thống nhất đất nước.
Xung quanh việc ký kết Hiệp nghị Geneva vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam có phần bị động và đã có những đối sách sai lầm. Trao đổi với Sputnik, Đại tá, Tiến sỹ Vũ Tang Bồng, Nguyên Trưởng phòng Lịch sử kháng chiến chống Pháp, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, Hội nghị Geneva không chỉ là đàm phán để giải quyết vấn đề Đông Dương, mà đó thực chất là sự thỏa thuận lợi ích của các nước lớn, phản ánh rõ xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
Nguồn cơn dẫn đến việc ký kết Hiệp nghị Geneva nhen nhóm từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 năm 1954, khi diễn ra Hội nghị ba cường quốc, rồi sau tăng lên bốn cường quốc bàn về lãnh thổ của Áo, Đức và cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ngoại trưởng Liên Xô khi ấy là ông Molotov đề xuất phải có Hội nghị bàn về vấn đề Đông Dương gồm năm nước và mời thêm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2015
Con đường khó khăn đến Hiệp định Geneva 1954
Với bản chất thực dân xâm lược, ỷ thế nước lớn lại được Mỹ ủng hộ, viện trợ tối đa, Ngoại trưởng Pháp Bidault không đồng ý gặp đoàn Việt Nam mà chỉ muốn bàn về vấn đề quân sự, thảo luận các vấn đề chính trị. Ông này bị đoàn Liên Xô, Trung Quốc lên án là thiếu hợp tác, chỉ muốn đẩy mạnh chiến tranh vào Việt Nam.
Thế nhưng, Pháp càng tham chiến càng sa lầy, Việt Nam càng giành được thắng lợi lớn. Trước sự công kích của dư luận trong nước và thế giới, đến ngày 18/4, Mỹ và Pháp mới đồng ý mời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự. Hội nghị chính thức khai mạc ngày 8/5/1954, ngay sau Chiến thắng Điện Biên Phủ một ngày.

“Với tư cách đại diện cho một dân tộc vừa mới làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, Đoàn của Việt Nam do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu bước vào Hội nghị, tuyên bố lập trường 8 điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó nhấn mạnh việc lập lại hòa bình ở Đông Dương phải là một giải pháp toàn bộ về chính trị và quân sự cho cả Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của ba nước. Đoàn Việt Nam cũng đề nghị phải có đại diện của Chính phủ kháng chiến hai nước Lào và Campuchia. Nhưng đề nghị của Việt Nam bị các đại biểu thuộc phe Pháp từ chối”, Đại tá, Tiến sỹ Vũ Tang Bồng khẳng định.

Ông nói thêm, đúng như những gì sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Thực lực là cái chiêng. Ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”. "Thực lực” của Việt Nam giai đoạn đó được hiểu là "thế" quân sự. Điều này cho thấy rõ mối tương quan giữa quân sự với Hội nghị Geneva là vậy.
Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov và Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Nga-Mỹ kết thúc đàm phán tại Geneva
Có một điều trớ trêu. Mặc dù, Hội nghị quyết định những vấn đề có liên quan đến các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia, nhưng Mỹ và Pháp nhất quyết không đồng ý mời Chính phủ Kháng chiến Campuchia và Chính phủ Kháng chiến Lào cùng tham dự như đề xuất của Việt Nam, mà mời Chính phủ “bù nhìn” Bảo Đại, Lào và Campuchia.
Là thành phần tham gia Hội nghị, Việt Nam có hai đồng minh lớn là Liên Xô và Trung Quốc, nhưng phải đấu tranh với 6 bên còn lại. Lập trường giữa các đoàn có một khoảng cách khá lớn.

“Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 24 phiên họp hẹp rất căng thẳng, hơn 3 giờ sáng ngày 21-7-1954, Hiệp nghị Geneva về đình chỉ chiến tranh ở Đông Dương được ký kết. Diễn biến Hội nghị đấu tranh rất gay gắt. Pháp và Mỹ đưa ra 9 luận điểm buộc Việt Nam đầu hàng. Còn Việt Nam đưa ra 8 luận điểm. Trong đó nhấn mạnh, Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, quân đội nước ngoài phải rút khỏi Lào và Campuchia; tiến hành tổng tuyển cử tự do...”, Đại tá Vũ Tang Bồng lưu ý.

Sau nhiều tranh cãi, vào phút chót các trưởng đoàn (trừ Mỹ) mới thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng, mà không phải vĩ tuyến 13 theo phương án đấu tranh của Việt Nam.
Một số điều khoản được ký kết trong Hiệp nghị Geneva, theo đánh giá của Đại tá, Tiến sỹ Vũ Tang Bồng chưa tương xứng với thắng lợi của quân dân Việt Nam, chưa phù hợp với xu thế của cuộc chiến tranh xâm lược giữa Pháp và Việt Nam.

“Rõ ràng, Hội nghị Geneva về Đông Dương không phản ánh đúng thực lực của Việt Nam với Pháp, Mỹ và tay sai trên chiến trường. Bởi Pháp đã phải nỗ lực với viện trợ rất lớn của Mỹ. 78% ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương là Mỹ cấp. Viện trợ của Mỹ cho Pháp từ năm 1950 - 1954 theo ước tính của học giả người Mỹ Michael Marshall lên tới 4 tỷ đô. Trong khi, viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và một số nước anh em cho Việt Nam là 34 triệu rúp/đô la (đây là giai đoạn giá đồng rúp và đồng đô la tương đương). Có thể thấy viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc cho Việt Nam chỉ bằng 1% viện trợ của Mỹ cho Pháp”, Đại tá khẳng định.

Bài học lịch sử

Hội nghị Geneva về Đông Dương là Hội nghị quốc tế lớn đầu tiên mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự, diễn ra cách đây 69 năm. Hội nghị đã để lại nhiều bài học đắt giá cho ngoại giao Việt Nam.
Thực tế cho thấy, tại các diễn đàn quốc tế, sự bất đồng giữa các nước lớn dễ làm cho hội nghị lâm vào bế tắc, thậm chí đổ bể; ngược lại, sự thỏa hiệp giữa các nước lớn sẽ gây ra những thiệt thòi, thậm chí tổn hại cho các nước nhỏ. Hội nghị Geneva là một trường hợp như vậy.
Lính tăng của DNR trước xe tăng T-72 trên một trong những đường phố của Mariupol - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Kiev từ chối tuân thủ Công ước Geneva liên quan đến tù nhân Nga
Tại diễn đàn này, sự thỏa hiệp giữa các nước lớn đã đưa đến một sự ràng buộc trách nhiệm lỏng lẻo giữa các bên tham dự. Geneva là một diễn đàn quốc tế do các nước lớn sắp đặt, quyết định thành phần, thời gian, bước đi, kết quả...

“Trong 9 phái đoàn Chính phủ tại Hội nghị, riêng Mỹ đã không chịu ký vào Bản tuyên bố cuối cùng với âm mưu “hất cẳng” Pháp, tái chiếm Đông Dương. Đồng thời chống hiệp thương tổng tuyển cử, chia cắt Việt Nam lâu dài”, Đại tá Vũ Tang Bồng chỉ rõ âm mưu, ý đồ của Mỹ tại Hội nghị.

Nhìn lại 69 năm Hội nghị Geneva về Đông Dương cho thấy, kết quả mà Việt Nam đạt được từ bàn đàm phán Geneva đáng ra có thể đạt được cao hơn, nếu phát huy được tinh thần độc lập tự chủ trong đàm phán, không tin tưởng một cách ngây thơ vào các đồng minh, và nếu nắm chắc hơn những toan tính và ý đồ của các nước lớn khi mang đến diễn đàn quốc tế quan trọng như Geneva.

“Từ Hội nghị Geneva đến những Hội nghị mà Việt Nam tham dự sau này cho thấy một điều: Bên cạnh việc tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Pháp, Mỹ... chúng ta chủ yếu phải "đem sức ta tự giải phóng cho ta”, không thể dựa vào nước ngoài. Bởi tại Hội nghị Geneva, có những thỏa hiệp “trên lưng” của Việt Nam. Từ đối ngoại đến quân sự, cần hết sức tỉnh táo”. Đối sách phải khôn khéo, nhưng cần kiên quyết. Phải có tính chủ động, độc lập tự chủ, chứ không để ai quyết định thay”, Đại tá, Tiến sỹ Vũ Tang Bồng nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала