Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Đã rõ về cuộc đàm phán mới giữa Việt Nam và Trung Quốc

© TTXVN - Trịnh Thị Ngọc AnhĐàm phán vòng 16 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
Đàm phán vòng 16 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2023
Đăng ký
Bộ Ngoại giao vừa thông tin về cuộc đàm phán vòng 16 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đó, Hà Nội và Bắc Kinh cùng nhất trí hợp tác trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, tại chuỗi hội nghị SOM ASEAN, ASEAN+3, EAS, Diễn đàn biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF), đại diện Việt Nam đã nêu nguyên tắc 3R trong hợp tác biển gồm trách nhiệm (Responsible), thích ứng (Responsive) và kiềm chế (Restraint).

Việt Nam – Trung Quốc đàm phán hợp tác lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển

Theo Bộ Ngoại giao thông tin ngày 4/8, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán vòng 16 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.
Cuộc đàm phán giữa hai nước diễn ra từ ngày 02-03/8/2023 tại thành phố Đà Nẵng.
Theo Bộ Ngoại giao, trưởng Nhóm công tác phía Việt Nam là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam Trịnh Đức Hải. Trong khi đó, trưởng Nhóm công tác phía Trung Quốc là Tham tán Công sứ Vụ Biên Hải, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Kim Yến Quang.
"Trên cơ sở tuân thủ nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng hai nước, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc" ký ngày 11/10/2011, hai bên đã đi sâu trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển", - Bộ Ngoại giao cho biết.
Đại diện chính quyền Việt Nam và Trung Quốc đã cùng rà soát và kiểm điểm tình hình triển khai một số thỏa thuận/dự án đã được hai bên nhất trí.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam Trịnh Đức Hải và Tham tán công sứ Vụ Biên hải, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Kim Yến Quang đã cùng trao đổi ý kiến về một số đề xuất hợp tác mới trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và luật pháp của mỗi bên.
Trên tinh thần đó, cấp làm việc hai bên đã thống nhất về nội dung dự thảo của một số Thỏa thuận hợp tác liên quan, đồng thời sẽ nỗ lực để có thể sớm ký kết các Thỏa thuận này trong thời gian tới.
Theo Bộ Ngoại giao, hai bên nhất trí tiến hành đàm phán vòng 17 về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2024 tại Trung Quốc.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang tham gia chủ trì Phiên họp kỷ niệm Ngày quốc tế Mẹ Trái Đất. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2023
Biển Đông
Đại sứ Đặng Hoàng Giang chủ trì họp Nhóm bạn bè UNCLOS

Việt Nam nêu nguyên tắc 3R trong hợp tác biển

Theo Bộ Ngoại giao, từ ngày 31/7 đến 4/8, tại Bali (Indonesia), Đại sứ Vũ Hồ, trưởng SOM ASEAN Việt Nam, cùng trưởng SOM các nước ASEAN và các đối tác đã dự chuỗi hội nghị SOM ASEAN, ASEAN+3, EAS, Diễn đàn biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF).
Đây là lần thứ 11 EAMF được tổ chức, với sự tham gia của các nước ASEAN và đối tác là Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Úc và New Zealand.
Chuỗi hội nghị nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại Jakarta (Indonesia) từ ngày 4 đến 7/9 tới. Dự kiến, lãnh đạo ASEAN và các đối tác sẽ có khoảng 20 hoạt động trong các khuôn khổ ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.
Nội dung các hội nghị sẽ là tăng cường đối thoại, hợp tác mọi mặt trong khu vực, đặc biệt là về chuyển đổi các nền kinh tế sang kinh tế số, kinh tế biển xanh, hợp tác biển…
Các nước đều nhấn mạnh cam kết sẽ triển khai hiệu quả các ưu tiên của ASEAN 2023, làm nền móng cho các phát triển trong hợp tác tới đây.
Cũng nhân dịp này, ngày 4/8, ASEAN và đối tác đã tổ chức Hội thảo EAS về phát triển kinh tế biển tại các nước ven bờ.
Các bên đã trao đổi về tiềm năng kinh tế biển, phương thức phát triển kinh tế biển, chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường đối với kinh tế biển, và hỗ trợ sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân cư ven biển.
Phát biểu tại các hội nghị, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Vũ Hồ khẳng định, Việt Nam sẽ tham gia hợp tác ASEAN một cách tích cực hơn, chủ động hơn, trách nhiệm hơn và hiệu quả hơn.
Trước mắt, Việt Nam sẽ phối hợp với các nước đóng góp cho thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan, qua đó thúc đẩy hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác ngày càng sâu sắc, thực chất.
Tướng Hoàng Xuân Chiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2023
Biển Đông
Tướng Việt Nam tuyên bố về lập trường giải quyết bất đồng ở Biển Đông
Chia sẻ về các ưu tiên của ASEAN trong năm 2023, Đại sứ Vũ Hồ nêu bật ý nghĩa của hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Đại sứ Việt Nam khẳng định cần có cách tiếp cận mới, sáng tạo trong phương thức và nội dung, vừa củng cố quan hệ giữa các nước, vừa xây dựng môi trường khu vực hòa bình, ổn định.
Đại sứ nhất trí cần tận dụng các cơ hội hợp tác từ xu hướng phát triển xanh, sạch, bền vững trong các lĩnh vực tiềm năng, như kinh tế biển xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số… vì phát triển bền vững và bao trùm.
Trưởng SOM Vũ Hồ cũng cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu ASEAN là tâm điểm của tăng trưởng, môi trường hòa bình, an ninh và ổn định là điều kiện tiên quyết, là cơ sở vững chắc cho hợp tác và phát triển bền vững.

"Trong thế giới bất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, các nước cần có tâm thế sẵn sàng đón nhận và thích ứng với mọi biến động, điều quan trọng là cần củng cố và phát huy văn hóa đối thoại và hợp tác thiện chí, ứng xử trách nhiệm, minh bạch để thu hẹp khác biệt, gia tăng hiểu biết và tin cậy, cùng hành động vì lợi ích chung", - đại diện Việt Nam bày tỏ.

Đại sứ Vũ Hồ đã nêu một số nguyên tắc căn bản trong hợp tác biển ở khu vực. Đó là trách nhiệm (Responsible), thích ứng (Responsive) và kiềm chế (Restraint).
"Cụ thể là trách nhiệm trong hợp tác, thích ứng trước thách thức và kiềm chế trong hành xử", - Đại sứ Vũ Hồ nhấn mạnh.
Nhân đây, Đại sứ Việt Nam tái khẳng định lập trường của ASEAN về Biển Đông, và đề cao nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong thực hiện tuyên bố DOC, xây dựng COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала