Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Đề xuất giữ nguyên hướng tuyến, nhà ga qua Hà Nội

© Depositphotos.com / Prostock Đường sắt
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2023
Đăng ký
UBND TP. Hà Nội giữ nguyên quan điểm về hướng tuyến, vị trí nhà ga, depot của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua địa bàn như đã từng đề xuất với Bộ GTVT vào năm 2018.
Sau khi có ý kiến của Hà Nội về phương án hướng tuyến, vị trí các nhà ga, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự kiến trình Chính phủ tháng 9, phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025.

Đề xuất giữ nguyên hướng tuyến, nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc Nam qua Hà Nội

UBND TP. Hà Nội vừa có công văn số 2892/UBND – ĐT gửi Bộ GTVT về hướng tuyến, vị trí nhà ga, depot, trạm bảo dưỡng thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, đoạn qua địa phận TP. Hà Nội.
Theo thông tin của Báo Đầu tư, tại công văn số 2892, UBND TP. Hà Nội đề xuất giữ nguyên hướng tuyến, vị trí nhà ga, depot của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua địa bàn như đã từng đề xuất với Bộ GTVT vào năm 2018
Thành phố cũng cho biết, năm 2018, chính quyền Thủ đô đã có công văn số 6396/UBND – ĐT ngày 28/12/2018 thống nhất về nguyên tắc hướng tuyến, vị trí nhà ga, depot của Dự án đoạn địa phận Hà Nội để Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Trong quá trình thẩm tra, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, UBND TP. Hà Nội đã có công văn số 220/UBND – ĐT ngày 30/1/2023 tham gia ý kiến rà soát hướng tuyến, vị trí nhà ga dự kiến của Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước) để tổng hợp thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.
Với chiều dài 1.570 km, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, có tổng đầu tư dự kiến hơn 55 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2023
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Việt Nam không nên tư duy “liệu cơm gắp mắm”
Trên cơ sở quá trình triển khai như trên, UBND TP. Hà Nội thống nhất về nguyên tắc các nội dung như hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, đoạn đi qua địa phận TP. Hà Nội bắt đầu từ ga Ngọc Hồi xuống phía Nam theo phương án đã được UBND TP. Hà Nội thoả thuận tại văn bản số 6397/UBND – ĐT ngày 28/12/2018 cũng như việc mở rộng tổ hợp ga Ngọc Hồi để tích hợp nhà ga, depot, trạm bảo dưỡng… của các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao và nhu cầu di dời, tái định cư các cơ sở vật chất của ngành đường sắt trong khu vực nội đô.
UBND TP. Hà Nội đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo đơn vị tư vấn xác định cụ thể quy mô diện tích, phạm vi mở rộng tổ hợp ga Ngọc Hồi để UBND TP. Hà Nội bổ sung, cập nhật vào các quy hoạch có liên quan, theo thông tin trên báo Đầu tư.
UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh, phương án đề xuất sử dụng chung hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị số 1 để tổ chức khai thác vận tải vào ga Hà Nội là “chưa phù hợp” với định hướng Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“UBND TP. Hà Nội đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu lập dự án, sớm trình phê duyệt, triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường sắt vành đai phía Đông và bàn giao quỹ đất, các cơ sở vật chất tuyến đường xuyên tâm Yên Viên – Ngọc Hồi, các nhà ga trên tuyến để TP. Hà Nội triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô và thu gom vận chuyển hành khách đáp ứng nhu cầu khai thác vận hành của tuyến đường sắt tốc độ cao”, công văn số 2892 thể hiện.

Hướng đến sân bay thứ 2 của Hà Nội

UBND TP. Hà Nội cho rằng, tại khu vực phía Nam thành phố trong tương lai khi phát triển đô thị vệ tinh Phú Xuyên với quy mô dân số khoảng 127.000 người và hình thành cảng hàng không thứ hai Thủ đô với công suất dự kiến 50 triệu hành khách/năm.
Đây dự kiến sẽ là trung tâm của vùng phía Nam Thủ đô, do đó cần thiết bố trí 1 ga trên tuyến đường sắt tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân kết nối với đầu mối giao thông cấp vùng.
Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, một số tuyến đường sắt tốc độ cao của Nhật Bản có cự ly bố trí các ga dưới 10km vẫn hoạt động hiệu quả như: tuyến Tokaido shinkansen từ Osaka về Tokyo khi vào TP. Tokyo dừng ở 2 ga Shinagawa và ga trung tâm Tokyo cách nhau 6,8km, tuyến Tohoku Shinkansen nối Tokyo và các tỉnh phía Đông Bắc Nhật Bản có 2 điểm dừng ở thành phố Tokyo là ga Ueno và ga Tokyo cách nhau 3,6 km...
Đồng thời,UBND TP. Hà Nội cho rằng, ga Ngọc Hồi và Phú Xuyên là các ga đầu cuối của tuyến (tốc độ chạy tàu không cao như các đoạn thông thường), do đó cơ bản không ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tuyến.
“Đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị tư vấn nghiên cứu, bổ sung bố trí 1 ga tại khu vực đô thị vệ tinh Phú Xuyên, phía Nam TP. Hà Nội để kết nối với Cảng hàng không Hà Nội 2 và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực”, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đề xuất.
Dự án Sân bay Long Thành - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2023
Chính phủ đề nghị giảm 3.730 tỷ đồng dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Trước đó, đối với dự án trọng điểm quốc gia này, Hội đồng thẩm định Nhà nước đã ký hợp đồng với liên danh tư vấn thẩm tra độc lập để đánh giá dự án. Đơn vị thẩm tra đưa ra một số nhược điểm khi đầu tư đường sắt tốc độ cao 350 km/h và kiến nghị nghiên cứu phương án đường sắt vừa chở khách, vừa chở hàng có tốc độ thiết kế 250 km/h, khai thác tối đa 225 km/h.
Như Sputnik đã thông tin, hồi tháng 8/2023, Bộ GTVT đã có công văn số 8683/BGTVT – KHĐT gửi UBND TP. Hà Nội xin ý kiến về phương án hướng tuyến, vị trí và quy mô nhà ga, đề pô, trạm bảo dưỡng thuộc Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đoạn đi qua địa phận TP. Hà Nội.
Bộ GTVT đề nghị UBND TP. Hà Nội có văn bản thống nhất về phương án hướng tuyến, vị trí và quy mô nhà ga, đề pô, trạm bảo dưỡng của Dự án trên địa bàn TP. Hà Nội.
Tại công văn số 8683, Bộ GTVT cho biết, thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị, căn cứ định hướng Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ý kiến chỉ đạo của Ban cán sự đảng Chính phủ, Bộ GTVT đang rà soát, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Bộ GTVT dự kiến hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2023, trình Bộ Chính trị trong tháng 11/2023, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình, phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025.

Hai phương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao qua Hà Nội

Bộ GTVT cũng cho biết đã họp với 20 tỉnh, thành phố về rà soát, thống nhất phương án hướng tuyến, vị trí và quy mô nhà ga, depot, trạm bảo dưỡng. Trên cơ sở báo cáo của Ban Quản lý dự án đường sắt, liên danh tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và đưa ra hai phương án về hướng tuyến đi qua địa phận Hà Nội.
Bộ GTVT đưa ra 2 phương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao qua Hà Nội. Thứ nhất, theo báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao đã trình Chính phủ năm 2019 và áp dụng cho đường sắt tốc độ cao chỉ chở khách, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320 km/h.
Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đi qua địa phận Hà Nội có điểm đầu tại tổ hợp ga Ngọc Hồi; qua vành đai và đường sắt vành đai phía Tây; qua các huyện Thường Tín, Phú Xuyên về phía tây tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Sau khi vượt qua tuyến nối cao tốc Tây Bắc với quốc lộ 5B, đường sắt tốc độ cao rẽ trái, vượt cao tốc Pháp Vân, đi về phía đông, cùng hành lang tuyến cao tốc và sang địa phận tỉnh Hà Nam.
Những con đường trọng điểm không người qua lại - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2023
Khổ vì ‘con đường đau khổ’ giữa thủ đô Hà Nội: Cục Đường bộ Việt Nam ‘cầu cứu’
Ga đầu tuyến được bố trí tại ga Ngọc Hồi (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì) và depot (khu bảo dưỡng, sửa chữa đặt tại huyện Thường Tín).
Tư vấn lập dự án cho rằng, phương án này đồng bộ với các quy hoạch liên quan của thành phố Hà Nội và quy hoạch mạng lưới đường sắt, đảm bảo kết nối hướng tuyến qua Hà Nam.
Đồng thời cũng đề xuất Hà Nội giữ nguyên hướng tuyến như đã thống nhất với Bộ Giao thông Vận tải, điểm đầu tuyến tại ga Ngọc Hồi.
Tuy nhiên, đơn vị tư vấn đề nghị xem xét khai thác tàu tốc độ thấp đi đến ga Hà Nội (theo quy hoạch ga Hà Nội là ga đường sắt đô thị) để tăng hiệu quả của dự án đường sắt tốc độ cao; di dời depot Thường Tín về tổ hợp Ngọc Hồi để thuận tiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu.
Phương án thứ hai do Tư vấn thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao đề xuất, với mục tiêu nghiên cứu bổ sung tuyến đường sắt tốc độ cao khai thác cả tàu hàng và tàu khách, tốc độ thiết kế 200 km/h - 250 km/h.
Theo phương án này, từ ga Ngọc Hồi, đường sắt tốc độ cao Bắc Nam khi đến tuyến nối cao tốc Tây Bắc với quốc lộ 5B, sẽ đi thẳng để sang địa phận tỉnh Hà Nam.
Tư vấn thẩm tra đề xuất ga chính Ngọc Hồi (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì) và ga Ngọc Hồi 2 (xã Phương Dực, huyện Phú Xuyên) để kết nối sân bay thứ hai của Hà Nội trong tương lai, đồng thời tích hợp chung ga hành khách và ga hàng hóa để kết nối hệ thống logistic phía bắc.
Đối với phương án này, đơn vị tư vấn lập dự án cho rằng, không hiệu quả và làm tăng chi phí đầu tư. Trong khi vị trí sân bay thứ hai của Hà Nội chưa được xác định cụ thể trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, nên việc kết nối qua nhà ga Ngọc Hồi 2 chưa khả thi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала