Đồng minh NATO tước đi nguồn lực giá trị của Ba Lan

© AP Photo / Petr David JosekNgười tị nạn chạy trốn xung đột ở Ukraina đến Ba Lan
Người tị nạn chạy trốn xung đột ở Ukraina đến Ba Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Đức, nước đang cần nguồn nhân công dồi dào, đang tước đi của Ba Lan một nguồn lực giá trị là người tị nạn Ukraina, một bài viết trên báo Advance của Croatia nhận định.
Theo tác giả bài viết, lần gần đây nhất nước Đức hoảng sợ vì thiếu nhân công, ban lãnh đạo Đức lúc đó do Angela Merkel đứng đầu đã “nghĩ ra” việc tiếp nhận người di cư, chủ yếu từ các nước nghèo ở châu Phi, Trung Đông và châu Á.
Theo ông, Berlin sau đó trình bày đây là “mối quan tâm mang tính đạo đức cao độ” của nước Đức phát triển về kinh tế, nhưng trong dữ liệu về thị trường lao động “lộ ra một thực tế” là các nguồn cung cấp nhân công “truyền thống” của Đức, chẳng hạn như vùng Balkan và Đông Âu, đều đã khô cạn.

“Tuy nhiên gần đây đã xuất hiện một nguồn nhân công mới – đó là Ukraina”, bài báo lưu ý. Nếu như ngay sau khi xung đột bùng nổ hàng triệu người tị nạn Ukraina đã sang định cư ở Ba Lan, quốc gia đảm nhận vai trò là “một trong những đồng minh chính của Ukraina”, - thì giờ đây tình hình đã thay đổi: hiện tại ở châu Âu số lượng người Ukraina đông nhất là ở Đức.

Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2023
Nhà báo Mỹ gọi lời nói của Zelensky về người tị nạn Ukraina ở châu Âu là sự đe dọa
"Chuyện gì đang xảy ra? Giờ đây đang có làn sóng di cư thực sự của những người tị nạn Ukraina rời khỏi Ba Lan. Họ rời sang Đức, nơi có mức lương cao hơn và các phúc lợi hấp dẫn khác của chính phủ", - tài liệu viết.
Đồng thời theo tác giả, Warsaw “không mấy” hài lòng với những gì đang xảy ra, vì người Ba Lan hy vọng rằng người Ukraina sẽ trở thành lực lượng lao động của họ.

"Nhưng Đức đã vượt mặt Ba Lan". Các số liệu thống kê cho thấy có hơn 350 nghìn người tị nạn Ukraina đã rời Ba Lan trong năm qua, tức là kể từ tháng 8/2022, hầu hết trong số họ đã chuyển đến Đức”, - Advance chỉ rõ.

Đồng thời, Thủ tướng Olaf Scholz gần đây đã gia tăng viện trợ cho Ukraina, gửi ngày càng nhiều vũ khí góp phần khiến cuộc xung đột kéo dài, bài báo khẳng định.

"Có thể nói rằng Olaf Scholz đã tìm được nguồn nhân công mới nhờ đó giải quyết được vấn đề chính của ông, giống như người tiền nhiệm Angela Merkel. "Đầu tàu kinh tế" Đức sẽ lao xa hơn và thậm chí nhanh hơn, và Berlin quan tâm đến điều này. Như mọi người đều biết, quan trọng là đặt ra mục tiêu, còn phương tiện rồi sẽ tìm ra được”, - tác giả tổng kết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала