Máy bay không người lái Việt Nam thể hiện đẳng cấp trên bầu trờ Đức

© Ảnh : Realtime RoboticsÔng Lương Việt Quốc, CEO Realtime Robotics bên chiếc drone quadcopter Hera
Ông Lương Việt Quốc, CEO Realtime Robotics bên chiếc drone quadcopter Hera - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2023
Đăng ký
Hera, chiếc máy bay không người lái (drone) do công ty RtR của Việt Nam sản xuất, vừa hoàn thành chuyến bay thực chứng trong việc cứu hộ cứu nạn trên bầu trời nước Đức.
Chuyến bay cho thấy công ty công nghệ Việt Nam đã “nói được, làm được” khi quảng bá sản phẩm. Hàng loạt đại diện các công ty công nghệ và giới chuyên gia đã nhiệt liệt tán thưởng sản phẩm drone độc đáo của Việt Nam.

“Nói được, làm được”

Ngày 25/9, chiếc máy bay không người lái (drone) của Việt Nam mang tên Hera mới đây đã hoàn thành chuyến bay thực chứng trong việc cứu hộ cứu nạn trên bầu trời xứ Bavaria ở Đức.
Chuyến bay được thực hiện tại sân bay Manching, với sự phối hợp giữa Công ty Real-time Robotics (RtR), nhà chế tạo drone Hera và Công ty Protrack, doanh nghiệp hàng đầu của Israel về các phần mềm định vị và phân tích video thông minh. Protrack chi trả toàn bộ chi phí chuyến bay này.
Nhiều chuyên gia đến từ các công ty công nghệ nổi tiếng thế giới như: Airbus Defence and Space GmbH, Skyroads AG, NetCopter Innovation, Quantum Systems, ACENTIS… đã đến dự khán chuyến bay.
Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2023
Hun Sen đưa 500 quân tới biên giới với Việt Nam bắn hạ drone, Hà Nội bình tĩnh
Hera là drone duy nhất trên thế giới có kích thước nhỏ gọn, vừa vặn để mang trong ba lô cá nhân nhưng lại nâng được 15 kg, đồng thời đủ không gian mang cùng lúc 4 tải (thiết bị).
Chiếc drone này đã được kết hợp với phần mềm Protrack của Israel, cho phép nó tự động dò tìm và định vị chính xác khói, đám cháy, người bị nạn…
Chuyến bay nhằm chứng minh các thông số, tính năng được công bố của Hera và Protrack là đạt được trong điều kiện thực tế, chứ không chỉ trong điều kiện lý tưởng của phòng thí nghiệm.
Nói tóm lại, Hera "nói được, làm được". Việc bay chứng thực rất quan trọng vì hầu hết các thông số đạt được trong thực tế của đa số drone trên thế giới đều thấp hơn thông số lý thuyết (tức là chỉ có thể đạt được trong điều kiện lý tưởng) mà nhà sản xuất công bố.
Chuyến bay được đặt tên "Carry a Sparrow, Fly an Eagle - Mang chim sẻ, Bay đại bàng", ngụ ý chiếc drone có nhỏ gọn như một con chim sẻ lại có thể làm việc hiệu quả như chim đại bàng.
Lần này, người lái nó là Idan Tessler, cựu phi công lái máy bay chiến đấu F16 trong quân đội Israel. Idan Tessler cũng là đối tác của RtR giới thiệu, phân phối Hera vào Israel và EU.

Sản phẩm do Việt Nam tự phát minh

Sau khi lấy Hera ra khỏi ba lô cá nhân, Idan nhanh chóng đưa nó cất cánh chỉ trong vòng ít phút.
Hera mang theo camera quang và camera nhiệt, cùng với 2 chai nước (1,5 lít) và 3 túi chứa vật cứu thương và cứu hộ.
Chiếc drone lượn vòng trên bầu trời, đạt đến độ cao 220m, tự động tìm thấy khói từ đám cháy sau đó hạ độ cao để tiếp cận mục tiêu cứu hộ và thả toàn bộ số nước uống cũng như vật dụng cứu thương cho người cần cứu hộ một cách nhanh chóng và chính xác.
Ngay sau khi Hera chạm đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ, một tràng pháo tay tán thưởng của những người dự khán đến từ các công ty công nghệ nổi tiếng thế giới đã vang lên. Idan Tessler nhận định, Hera nhạy, điều khiển trực quan, thoải mái và tạo ra âm thanh ấn tượng.
Internet  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2023
Lộ trình Việt Nam tắt sóng 2G, thương mại hoá 5G và nghiên cứu phát triển 6G
Kiểm tra Google map, khán giả càng bất ngờ hơn vì sau khi Hera bay xong thì phần mềm Protrack đã thay hình ảnh thực địa cũ trên bản đồ của Google, bằng hình ảnh thực của hiện trường cứu hộ mà Hera vừa thu thập cách đó vài phút.
"Tôi hết sức vui và tự hào. Sản phẩm do Việt Nam tự phát minh, thiết kế và chế tạo, một lần nữa được chứng minh hoàn toàn có thể bước ra thế giới, giành được sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ các chuyên gia drone của Đức và Israel. Israel là cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này với hàng chục thương hiệu nổi tiếng nhưng Protrack chọn Hera vì các tính năng vượt trội của Hera. Sự kết hợp giữa Protrack với Hera có tính cạnh tranh và khả năng thành công về thương mại cao nhất”, Thanh Niên dẫn lời CEO RtR Lương Việt Quốc phấn khởi chia sẻ.
Như Sputnik đã đưa tin, có đến 80% nhân viên RtR đến từ Đại học Bách Khoa TP.HCM và 20% còn lại là từ trường Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
Như vậy, RtR đã thành công phát triển được đội ngũ kỹ sư người Việt, từ thiết kế thân máy bay đến vật liệu, điện tử, lập trình điều khiển.
Một ngày sau đó, tờ báo Donaukurier của Đức đã có bài tường thuật về chuyến bay thực chứng của Hera trên bầu trời xứ Bavaria.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала