Nói thẳng: Việt Nam đã để lọt cán bộ không đủ đức, đủ tài vào Ban chấp hành T.Ư khóa XIII

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaPGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phát biểu tại hội thảo.
PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phát biểu tại hội thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2023
Đăng ký
Nhìn lại việc xử lý một loạt cán bộ vừa qua, PGS-TS Vũ Văn Phúc cho rằng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của chúng ta đã để lọt cán bộ khi đưa vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Theo chuyên gia, phải sàng lọc từng người nằm trong danh sách vào quy hoạch Ban Chấp hành trung ương. Nếu chọn cán bộ không vì nước, không vì Đảng, không vì dân thì đó là lựa chọn sai lầm.

Quy trình rất đúng nhưng chọn cán bộ sai

Trong khoảng thời gian hơn nửa nhiệm kỳ, tính từ đầu khoá, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xử lý kỷ luật nghiêm với 13 ủy viên Trung ương.
Gần nhất có Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ, nguyên Bí thư Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến, mạnh hơn - bị xử lý hình sự như các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Trần Văn Nam, Phạm Xuân Thăng…
Như Sputnik đã đưa tin, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật “Cách tất cả các chức vụ trong Đảng” đối với ông Lê Đức Thọ (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) và ông Trịnh Văn Chiến (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa).
Khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2023
Bộ Chính trị giao nhiệm vụ thu hút nhân tài
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để ông Điểu K'ré (Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông) thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.
Những câu chuyện về “cán bộ được chọn” nhưng sau một thời gian lại phát hiện hoá ra “họ không đủ đức, đủ tài” là những bài học đau xót về công tác cán bộ, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt lưu ý.
Theo PGS-TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương trao đổi với VOV, thực tiễn vừa qua đã chứng minh là “quy trình rất đúng nhưng chọn cán bộ sai”.
Điều này, theo ông Phúc, dẫn đến hậu quả là nhiều cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, không ngang tầm nhiệm vụ, thậm chí nhiều cán bộ đã sa vào vòng lao lý.
PGS.TS Lê Minh Thông (Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) lý giải rằng, thực ra mọi cái không chỉ ở quy trình, quy trình là yếu tố kỹ thuật, nhưng vận hành quy trình đó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví như năng lực của người vận hành quy trình đó, phải có năng lực, có đủ phẩm chất khi vận hành quy trình đó mới phát huy hiệu quả.
“Quy trình đó có thể rất đúng nhưng thực hiện máy móc; hoặc quy trình đó về kỹ thuật là đúng nhưng lại được triển khai trong những bối cảnh khác nhau cũng không mang lại kết quả mong muốn”, ông Thông thẳng thắn.
Nguyên trợ lý của Chủ tịch Quốc hội đánh giá, quy trình đúng và chỉ phát huy hiệu quả khi dựa trên những điều kiện cụ thể, trong đó không thể thiếu yếu tố rõ ràng, minh bạch của công tác tổ chức cán bộ.
Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2023
Khủng bố ở Cư Kuin, Đắk Lắk: Việt Nam quyết tìm những kẻ đang lẩn trốn

“Chúng ta đã để lọt cán bộ không đủ đức, không đủ tài”

Đánh giá việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ (Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre) hay ông Trịnh Văn Chiến của Thanh Hoá, PGS.TS Vũ Văn Phúc thừa nhận:

“Công tác bảo vệ chính trị nội bộ của chúng ta đã để lọt cán bộ khi đưa vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta phải làm tốt công tác bảo vệ chính trị, nhất là vấn đề chính trị hiện nay”, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc, để tránh những trường hợp tương tự, ngoài quy trình chặt chẽ, phải huy động được trí tuệ của toàn dân, của đội ngũ hơn 5,3 triệu đảng viên tham gia vào công tác cán bộ.
Điển hình, với danh sách dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương theo ông, trước hết phải xin ý kiến của 5,3 triệu đảng viên.
“Từ đó để đảng viên, với tai mắt của mình phát hiện đồng chí nào có vấn đề, để cán bộ được đưa vào quy hoạch chiến lược phải đúng là cán bộ đủ phẩm chất, đủ đạo đức và đủ năng lực để tham gia vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng”, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương kiến nghị.
Cùng với đó, phải tiến hành xác minh, thẩm định và làm rõ vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ được lựa chọn. Theo ông, vấn đề chính trị trong quá khứ có thể tương đối yên tâm nhưng vấn đề chính trị hiện nay là rất quan trọng.
“Để giải bài toán này, Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ của Trung ương phải sàng lọc từng người nằm trong danh sách vào quy hoạch Ban Chấp hành trung ương”, chuyên gia nhắc lại.
Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thế Duyệt - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2023
Bộ Nội vụ sẽ trình Trung ương, Quốc hội thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024

Xác minh tài sản là yếu tố quan trọng

Theo PGS-TS Vũ Văn Phúc, một trong những yếu tố quan trọng để làm tốt công tác bảo vệ chính trị là phải xác minh kê khai tài sản của cán bộ.
Theo Quy định 114 của Bộ Chính trị, không những kê khai tài sản của bản thân người đưa vào quy hoạch mà phải xác minh kê khai tài sản của những người thân của người đó để làm sao minh bạch hóa, công khai hóa mọi tiêu chuẩn, mọi quy định của Đảng về công tác cán bộ.
Mục đích cuối cùng là phải chọn được những cán bộ đủ phẩm chất, đủ năng lực ngang tầm nhiệm vụ, nhất là cán bộ ở cấp chiến lược, tức là cán bộ tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.
Cán bộ đủ phẩm chất, đủ năng lực là phải có cả Đức và Tài, đặc biệt Đức phải là gốc, ông Phúc nhấn mạnh.

“Qua những vụ việc tham nhũng, tiêu cực vừa qua, càng khẳng định vấn đề Đức là gốc của cán bộ. Nếu không chọn được cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng thì chúng ta sẽ không có một Ban Chấp hành Trung ương có chất lượng”, PGS. Phúc khẳng định.

Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương lưu ý, cái đức ở đây được thể hiện trên rất nhiều mặt.
Trong đó, phải trung thành tuyệt đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân và phải hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đó là điều quan trọng nhất.
“Nếu chọn cán bộ không vì nước, không vì Đảng, không vì dân thì đó là lựa chọn sai lầm”, chuyên gia thẳng thắn.
Tuy nhiên, ông Phúc nhắc lại, có đức rồi còn phải quan tâm đến tài, tức là phải có trình độ, năng lực. Trong bối cảnh mới hiện nay, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ, tư duy chiến lược, có thể lãnh đạo, chỉ đạo ở tầm vĩ mô.
“Chỉ có vậy mới thực hiện được mục tiêu Đại hội XIII đặt ra là đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, PGS.TS Vũ Văn Phúc nêu rõ.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2023
Trung ương kỷ luật 2 ông Lê Đức Thọ và Trịnh Văn Chiến
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hôm 2/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ:
“Đảng ta lâu nay luôn luôn xác định: Cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ; công tác cán bộ được coi là khâu then chốt trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng”.
Ông nhắc, trong công tác cán bộ thì việc quy hoạch cán bộ là khâu mở đầu, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là cơ sở để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ.
“Hội nghị Trung ương lần này xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII từ nay đến hết nhiệm kỳ”, Tổng Bí thư nói.
Ông đề nghị các đại biểu dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 – 2031.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала