Thị trường vi mạch trăm tỉ đô của Việt Nam đang ‘khát’ nhân lực

© Depositphotos.com / DragonImagesNgười đàn ông châu Á cầm một con chip điện tử
Người đàn ông châu Á cầm một con chip điện tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Vi mạch được xem là nền tảng của tính toán hiện đại, giữ vai trò quan trọng trong bối cảnh thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu và sản xuất chip. Mặc dù tham gia chuỗi ngành công nghiệp vi mạch hơn 20 năm, nhưng bài toán nhân sự cho ngành này vẫn chưa có lời giải thích đáng.

‘Lận đận’ ngành hot

Thời gian gần đây, ngành công nghệ vi mạch bán dẫn đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Thiếu hụt chip trên toàn cầu là vấn đề nóng đang được các quốc gia quan tâm. Việt Nam nổi lên là địa điểm “vàng” dành cho các “ông lớn” trong ngành đặt nhà máy sản xuất vi mạch.
Dù sở hữu đội ngũ kỹ sư thuộc hàng top mà nhiều quốc gia hàng ao ước, nhưng Việt Nam vẫn “lận đận” trong ngành công nghiệp tỷ đô nói trên. Trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Thanh Yên, Giám đốc kỹ thuật Công ty CoAsia Vietnam Co.Ltd, cho biết:
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.06.2023
"Ông lớn" chip bán dẫn ồ ạt rót tiền đầu tư vào Việt Nam

“Trong giai đoạn từ năm 2000 cho đến nay, ngành công nghiệp vi mạch của Việt Nam chủ yếu được hình thành bởi các tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ đầu tư vào Việt Nam, mở văn phòng, tuyển dụng các kỹ sư người Việt Nam làm việc cho các dự án phát triển vi mạch tích hợp của họ. Tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn có vô cùng ít các công ty trong nước có năng lực làm chủ thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh, sản xuất hàng loạt và thương mại hóa được sản phẩm của mình”.

Chuyên gia trên cho biết thêm, các công ty thiết kế chip ở Việt Nam đóng vai trò như một chi nhánh cung cấp nguồn nhân lực cho bộ phận nghiên cứu phát triển của công ty mẹ có trụ sở ở nước ngoài. Do đó, Việt Nam chưa hình thành đội ngũ có năng lực kỹ thuật ở mức tổng công trình sư đủ khả năng làm chủ một sản phẩm hoàn chỉnh.
Nhân viên làm việc tại nhà máy ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2023
Để Việt Nam "cắm cờ" thành công trên bản đồ sản xuất chip bán dẫn

Yếu tố nào còn thiếu?

Được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành sản xuất chip và linh kiện bán dẫn, thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam dự kiến tăng 1,65 tỷ USD (2021-2025) với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng hiện vẫn chưa có chương trình đào tạo thiết kế vi mạch nào đúng nghĩa tại Việt Nam.

“So với các nước phát triển, đào tạo chính quy lĩnh vực vi mạch ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Ở một số trường Đại học kỹ thuật đầu ngành,đội ngũ giảng viên mới chỉ dừng lại ở mức chủ động đưa các kiến thức cơ sở của lĩnh vực vi mạch vào các môn học như kỹ thuật mạch điện tử, thiết kế mạch số, thiết kế mạch tương tự, thiết kế VLSI … chứ chưa xuất hiện ngành đào tạo riêng về kỹ thuật thiết kế vi mạch”, ông Nguyễn Thanh Yên, Giám đốc kỹ thuật Công ty CoAsia Vietnam Co.Ltd đánh giá.

Ông Hoàng Nam Tiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2022
Sản xuất thành công chip bán dẫn, vì sao FPT không làm ô tô, điện thoại như Vingroup?
Thiết kế vi mạch còn là lĩnh vực có sự đổi mới và tiến bộ liên tục, các công nghệ mới tiên tiến hơn đòi hỏi kỹ sư phải có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và tự đúc kết kinh nghiệm. Ông Nguyễn Thanh Yên chỉ ra:

“Bắt đầu từ năm 2023, một số trường Đại học đã có chuyên ngành riêng nhưng yếu tố cốt lõi là đội ngũ thầy cô giáo vẫn còn khá mỏng. Bên cạnh đó, điều kiện để các bạn sinh viên có có hội tham gia các dự án gần với thực tế khi học trong các trường ĐH ở Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn”.

Việc đào tạo lại tốn một khoản chi phí, nhân lực và thời gian đáng kể từ doanh nghiệp. Điều đó đã làm chậm bước tiến phải có trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành này.
Công nghệ điện tử nano - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2022
Việt Nam hưởng lợi khi Mỹ trừng phạt ngành chip bán dẫn Trung Quốc?

Gỡ nút thắt ra sao?

Hiện Việt Nam đang sở hữu một đội ngũ gồm 5.000 kỹ sư, một cộng đồng kỹ sư thiết kế chip hơn 10.000 thành viên. Để giải quyết vấn đề “khát” nhân lực cho ngành vi mạch, ông Nguyễn Thanh Yên, Giám đốc kỹ thuật Công ty CoAsia Vietnam Co.Ltd cho biết:

“Lĩnh vực này đang được Chính phủ rất quan tâm. Tôi cho rằng, đây là cơ hội tốt để cải thiện vấn đề. Ví dụ, các cơ sở đào tạo hợp tác với các doanh nghiệp và cộng đồng. Trong đó, các thầy cô dạy lý thuyết, còn doanh nghiệp, cộng đồng phụ trách phần hướng dẫn thực hành”.

Tiếp xúc với các thiết bị để kiểm tra vi mạch - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Sản xuất chip, chất bán dẫn và vị thế đang lên của Việt Nam trong cuộc chơi tỷ đô
Theo chuyên gia trên, Nhà nước đóng vai trò điều phối tạo động lực để cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, cộng đồng nhiệt tình tham gia.

“Việc này sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp tương tác trực tiếp sinh viên, tăng tỷ lệ sinh viên mới ra trường có việc làm đồng thời rút ngắn thời gian đào tạo lại tại doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút và đào tạo sinh viên trong lĩnh vực vi mạch để sinh viên ra trường không chỉ làm việc trong các công ty tại Việt Nam mà có thể làm việc trong các công ty tại Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu”, ông Yên phân tích.

Chip dành cho điện thoại thông minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2022
Viettel, FPT sản xuất chip thành công: Việt Nam đủ sức phát triển ngành vi mạch bán dẫn
Bên cạnh đó, Chính phủ nên tạo điều kiện ưu đãi tối đa như miễn thuế thu nhập cá nhân tỷ lệ thuận với số lương kỹ sư mới ra trường được tuyển dụng hàng năm, khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vi mạch tích cực gia tăng nhu cầu tuyển dụng sinh viên mới ra trường.

“Đây còn là động lực thúc đẩy hình thành những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Như vậy, chúng ta có thể chủ động tạo ra nhu cầu nguồn nhân lực đảm bảo đầu ra liên tục và bền vững cho các cơ sở đào tạo”, ông Yên cho biết thêm.

Hiện Việt Nam đang sở hữu một đội ngũ 5000 kỹ sư, một cộng đồng các kỹ sư thiết kế chip hơn 10,000 thành viên. Để giải bài toán này, Việt Nam cần lưu ý đào tạo phải thực hiện dần dần, đảm bảo chất lượng thay vì ồ ạt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала