Sau Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sắp thăm Việt Nam

© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2023
Đăng ký
Sau Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sắp thăm Việt Nam.
Theo nguồn tin của Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể thăm chính thức Việt Nam vào cuối tháng 10 này hoặc đầu tháng 11 sắp tới.
Các nguồn tin cũng tiết lộ, đại diện cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc đang thực hiện công tác chuẩn bị cần thiết cho chuyến thăm đặc biệt này cùng với dự thảo nội dung Tuyên bố chung nhân chuyến công du, gặp gỡ các lãnh đạo cao nhất của Hà Nội của ông Tập.
Đáng chú ý, có thể, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng sẽ tới thăm Hà Nội vào giữa tháng 10 này nhằm giúp hoàn thiện Tuyên bố chung song phương, nếu đạt được các đồng thuận toàn diện về nội dung văn kiện.

Ông Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam?

Ngày 6/10, Reuters bất ngờ đưa tin về kế hoạch tổ chức chuyến thăm cấp cao đến Việt Nam của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Reuters dẫn 4 nguồn tin cho biết, các quan chức Việt Nam và Trung Quốc đang chuẩn bị cho chuyến thăm khả dĩ này của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 sắp tới, ngay sau chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9 vừa qua.

"Chuyến thăm nêu bật tầm quan trọng mang tính chiến lược ngày càng tăng của Việt Nam - trung tâm sản xuất tại khu vực Đông Nam Á", - Reuters lưu ý, vị thế của Hà Nội ngày càng được củng cố khi các cường quốc tranh giành ảnh hưởng trong khu vực trên nền căng thẳng gia tăng không ngừng giữa Bắc Kinh và Washington.

Các nguồn tin cũng hé lộ, các bên đang tiến hành những công việc cần thiết nhằm đưa ra một Tuyên bố chung hai nước trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Hà Nội.

"Chuyến thăm (của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam – PV) vẫn chưa được thông báo và vẫn có thể bị huỷ hoặc trì hoãn, nhưng các công tác chuẩn bị hậu cần đã được xem xét", - Reuters cho biết.

"Chung vận mệnh"

Hai trong số bốn nguồn tin cho biết các bên đang thảo luận về việc cùng nhau hợp tác phát triển trong cộng đồng "có chung vận mệnh", vì lợi ích chung của hai nước.
Cụm từ hay tư tưởng các dân tộc có "chung vận mệnh" thường được Chủ tịch Tập sử dụng. Đây là cách nhìn về một cộng đồng toàn cầu "có chung vận mệnh", cần chung tay vì hoà bình, thịnh vượng và phát triển. Tuy nhiên, đôi khi tư tưởng này cũng gây tranh cãi và dẫn đến sự lệ thuộc của nhiều nước vào Bắc Kinh.
Trong khi đó, có hai nguồn tin cho rằng, các quan chức Việt Nam tỏ ra khá thận trọng khi bổ sung thông tin này.
Nguồn tin thứ năm của Việt Nam cho biết Tuyên bố chung của hai nước có thể sẽ bao gồm nội dung nêu trên.
Theo một số đại diện, điều này có thể được hiểu là sự nâng cao mối quan hệ giữa hai nước, nhưng không rõ sẽ đòi hỏi các điều khoản và những thỏa thuận cụ thể nào có thể được công bố.
"Tất cả các hoạt động ngoại giao quan trọng của Việt Nam sẽ được thông báo vào thời điểm thích hợp", - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (5/10), khi được hỏi về việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể thăm Việt Nam thời gian tới.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi các câu hỏi được gửi qua email từ Reuters về thời gian của chuyến thăm của ông Tập cũng như nội dung của tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện vẫn im lặng trước yêu cầu bình luận.
Thực tế, trong nhiều thông cáo báo chí, tuyên bố chung giữa Việt Nam – Trung Quốc, hai bên nhất trí rằng, Việt Nam và Trung Quốc núi sông liền một dải, cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, đều nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân, sự giàu mạnh của đất nước, nỗ lực cho sự nghiệp cao cả vì hòa bình và phát triển của nhân loại.
Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu, Trung Quốc coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên của ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden họp báo tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2023
Nỗ lực của Biden thất bại khi Việt Nam "không thể tách rời Trung Quốc"

Hà Nội và Bắc Kinh đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm cấp Nhà nước

Một nguồn tin cho Reuters biết Trung Quốc đã cử đoàn sang Hà Nội để tổ chức chỗ ở cho phái đoàn của ông Tập Cận Bình.
Có thông tin cũng cho rằng, phía Trung Quốc đang tìm cách đặt 800 phòng tại các khách sạn ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam - một con số phù hợp với chuyến thăm cấp Nhà nước.
Nguồn tin lưu ý thêm, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự kiến sẽ tới thăm Hà Nội vào giữa tháng 10 để giúp hoàn thiện tuyên bố chung nếu đạt được tiến bộ đầy đủ về nội dung văn bản.
Thời gian chuyến thăm của ông Tập sẽ trùng với kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV của Việt Nam tới đây (sẽ khai mạc ngày 23/10 và họp theo 2 đợt, dự kiến bế mạc vào ngày 29/11).
Các quan chức xác nhận, chuyến công du của ông Tập đã được quan chức hai nước chuẩn bị trong nhiều tháng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khai mạc CAEXPO và CABIS lần thứ 20 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2023
Việt Nam đã đưa ra lựa chọn chiến lược với Trung Quốc

Việt Nam ngày càng quan trọng với cả Mỹ và Trung Quốc

Trên cương vị Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tới Việt Nam hai lần, với chuyến thăm gần đây nhất vào năm 2017, khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương APEC với Tổng thống Mỹ (thời điểm đó là Donald Trump), Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng nhiều lãnh đạo khác.
"Việt Nam được đánh giá ngày càng có vai trò quan trọng đối với cả Mỹ và Trung Quốc, khi mở rộng, nâng cao vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu", - Reuters khẳng định.
Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu linh kiện công nghiệp từ Trung Quốc và lắp ráp trước khi xuất khẩu thành phẩm sang Hoa Kỳ hoặc châu Âu.
Vừa qua Washington đã nâng cấp quan hệ với Hà Nội vào tháng 9/2023 lên thành Đối tác chiến lược toàn diện, đưa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên ngang hàng với quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau nỗ lực ngoại giao kéo dài.
Dữ liệu đã công bố của Chính phủ Việt Nam cho biết, Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu ở nước láng giềng phía Nam, với cam kết đầu tư gần 3 tỷ USD vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay, gấp 6 lần so với Mỹ cùng kỳ và chỉ đứng sau Singapore.
Thời gian qua, bất chấp một số khác biệt mang tính truyền thống về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc phát triển tốt đẹp, hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước thu được thành quả thiết thực.
Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy thực hiện toàn diện, hiệu quả "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở hiệp thương nhất trí, sớm đạt được "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала