Việt Nam khởi công xây cầu 8000 tỷ bắc qua sông Hậu

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2023
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa phát lệnh khởi công dự án cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu trên Quốc lộ 60, nối 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Dự án có tổng chiều dài tuyến hơn 15,1km, quy mô 4 làn xe, 5 nút giao, 7 cầu.
Dự án được đầu tư 8.014 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ xóa bỏ 2 bến phà cuối cùng trên tuyến Quốc lộ 60. Đây là công trình chiến lược, trục giao thông quan trọng ven biển kết nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Khởi công xây dựng cầu Đại Ngãi

Sáng 15/10, tại Trà Vinh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ khởi công Dự án Đầu tư Xây dựng Cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 bắc qua Sông Hậu, nối hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.
Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn; Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm; cùng với lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án có tổng chiều dài tuyến hơn 15,1km, quy mô 4 làn xe, 5 nút giao, 7 cầu; điểm đầu giao với quốc lộ 54 (tỉnh Trà Vinh), điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu (tỉnh Sóc Trăng).
Toàn tuyến có 2 cầu vượt chính dây văng là cầu Đại Ngãi 1 (dài 2.560m) và cầu Đại Ngãi 2 (dài 862m). Tổng mức đầu tư của dự án lên tới 8.014 tỷ đồng, lấy từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, do Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư.
Dự kiến hết năm 2026, cầu Đại Ngãi hoàn thành sẽ giúp xóa bỏ 2 bến phà cuối cùng trên Quốc lộ 60. Đây là công trình chiến lược, đóng vai trò trục giao thông quan trọng ven biển kết nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2023
Việt Nam sẽ vay ODA gần 2,5 tỷ USD để đầu tư cho Đồng bằng sông Cửu Long
Sau khi hoàn thành, dự án cầu Đại Ngãi sẽ rút ngắn được quãng đường 80km từ Cà Mau đi qua Sóc Trăng, Bạc Liêu đến TP.HCM so với đi trên tuyến Quốc lộ 1 như hiện nay.
Nói với báo Dân trí, ông Vương Đình Đồng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 85, cho biết khối lượng giải phóng mặt bằng tại tỉnh Sóc Trăng hiện đã đạt 100%, còn ở tỉnh Trà Vinh đạt 97%, về cơ bản đủ điều kiện khởi công dự án.

Đảng và Nhà nước dành nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông

Phát biểu tại Lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã dành nguồn vốn lớn cho phát triển hạ tầng giao thông. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, gần 100.000 tỷ đồng đã được chi cho đầu tư xây dựng các tuyến giao thông kết nối các vùng kinh tế-xã hội.
Nhiệm kỳ này, Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngoài ra, Quốc hội, Chính phủ cũng ban hành các Nghị quyết, chương trình hành động để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị; huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp; thường xuyên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các vùng, bao gồm các dự án phát triển hạ tầng.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có vai trò và ý nghĩa chiến lược. Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã xác định cần phát triển hạ tầng giao thông tại khu vực này với các phương thức: đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải biển, hàng không, đường sắt.
Muốn phát triển hạ tầng giao thông cần nguồn vốn rất lớn, với phương châm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng.
Trên công trường xây dựng tổ hợp thủy điện Hoà Bình trên sông Đà - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2023
Đấu giá hai mỏ cát sông Tiền và sông Hậu: Đồng Tháp công nhận kết quả

Cầu Đại Ngãi là hạng mục quan trọng trong quy hoạch

Những năm qua, nhiều dự án giao thông lớn, có tính liên kết, lan tỏa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được hoàn thành, giúp kết nối giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các vùng, miền khác của cả nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống người dân các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung và hai tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng nói riêng.
Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định mục tiêu từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án cầu Đại Ngãi được xem là một hạng mục quan trọng trong quy hoạch.
Thủ tướng đánh giá cao Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan đã chỉ đạo quyết liệt, có biện pháp hiệu quả đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị để triển khai dự án;
Thủ tướng biểu dương cấp ủy, chính quyền 2 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng đã làm quyết liệt trong giải phóng mặt bằng và chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đồng bộ để sớm hoàn thành các thủ tục theo quy định;
Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và cảm ơn người dân hai tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng đã nhường đất đai, nhà cửa để phục vụ giải phóng mặt bằng cho dự án.

Không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực khi làm dự án

Thủ tướng lưu ý, dự án còn rất nhiều công việc phải làm như: phải tiếp tục giải phóng mặt bằng các vị trí còn lại; chuẩn bị khối lượng vật liệu xây dựng, bãi đổ thải; thi công khối lượng công trình lớn trong điều kiện địa hình, địa chất phức tạp…, cần có sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các địa phương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải quyết liệt chỉ đạo, yêu cầu Ban quản lý dự án, tư vấn giám sát và các nhà thầu phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, xây dựng kế hoạch, phương án thi công khoa học, chi tiết, phù hợp, đảm bảo hiệu quả, chất lượng thi công và tuyệt đối an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trường; huy động nhân lực, thiết bị máy móc hiện đại để thi công;
Tàu chở hàng trên sông Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2023
Vinhomes đồng ý bàn giao đường ven sông Sài Gòn cho TPHCM
Đồng thời, tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, quy định pháp luật liên quan; không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản nhà nước; triển khai dự án, bảo đảm chất lượng, vượt tiến độ đã đề ra.
"Với tinh thần vượt nắng, thắng mưa, rút ngắn thời gian thi công, hoàn thành dự án trước năm 2026", Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành Trung ương liên quan, UBND hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, tiếp tục tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, bảo đảm an ninh, trật tự để Ban quản lý dự án và các nhà thầu thi công.
Các bộ và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng ưu tiên cung cấp nguồn nguyên vật liệu cát đắp cho Dự án, cấp phép khai thác các mỏ vật liệu xây dựng cho các nhà thầu thi công dự án nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định pháp luật.
Thủ tướng giao UBND tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng tiếp tục triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định; sớm bàn giao 100% diện tích mặt bằng cho dự án.
Ông yêu cầu phải đặc biệt quan tâm đến công tác tái định cư, hỗ trợ ổn định sản xuất, bảo đảm sinh kế cho người dân tại nơi ở mới, có công việc mới phải bằng và tốt hơn nơi cũ;
Thủ tướng cũng mong muốn người dân địa phương ủng hộ, giám sát quá trình triển khai dự án, tránh khiếu kiện đông người.
“Mỗi cá nhân tham gia dự án cần nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, với nhân dân, với đất nước; đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần triển khai các dự án thành phần đúng tiến độ với tinh thần tất cả vì nhân dân, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng mong muốn.
Sông Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2023
TP.HCM sẽ cải tạo một đoạn bờ sông Sài Gòn thành không gian vui chơi ngắm cảnh

Mạng lưới đường bộ từ TP.HCM đến Hà Tiên

Song song với lễ khởi công cầu Đại Ngãi, các tỉnh ven biển phía Nam cũng đang xúc tiến đầu tư các dự án cầu, đường ven biển nhằm nối liền tuyến đường ven biển miền Tây đã được phê duyệt tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mạng lưới được quy hoạch có tổng chiều dài 740km, từ TP.HCM đến Hà Tiên, đi qua các tỉnh, thành: TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Trong đó, tuyến đường đi qua tỉnh Bến Tre có tổng chiều dài dự án khoảng 25,2km với tổng mức đầu tư lên đến hơn 7.905 tỷ đồng.
Tỉnh Tiền Giang dự kiến tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh này, kết nối với Long An và Bến Tre giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư khoảng 5.591 tỷ đồng; thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2026, đi vào vận hành sau năm 2027.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала