Việt Nam làm đường sắt tốc độ 350km/h phù hợp với xu thế của thế giới

© Sputnik / Evgeniy Epanchintsev  / Chuyển đến kho ảnhĐường sắt
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2023
Đăng ký
Việt Nam xác định đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là cần thiết và không thể chậm trễ hơn nữa.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, việc phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục xương sống theo Kết luận của Bộ Chính trị.

Huy động cả chuyên gia quốc tế nếu cần

Ngày 18/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 420/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thể hiện đầy đủ quan điểm, mục tiêu liên quan đến phát triển đường sắt tốc độ cao trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị vào Đề án.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2023
Việt Nam nên đầu tư mới đường sắt cao tốc Bắc – Nam thay vì cải tạo đường ray cũ
“Huy động các chuyên gia (kể cả chuyên gia quốc tế nếu cần thiết) về kỹ thuật, kinh tế; tổ chức các hội nghị chuyên đề để góp ý hoàn thiện Đề án”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Chính phủ lưu ý cần luận giải sự phù hợp về định hướng, quan điểm, mục tiêu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.
Đồng thời, chứng minh để khẳng định một đất nước phát triển, có công nghiệp phát triển, thu nhập cao thì tất yếu phải có đường sắt tốc độ cao.
“Việc đầu tư đường sắt tốc độ cao liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc nên không thể chậm trễ mà cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ thực hiện”, Chính phủ quán triệt.

Tốc độ thiết kế 350km/h phù hợp với xu thế của thế giới

Kết luận cũng nêu rõ, đề án cần thể hiện quan điểm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Thực tiễn đã chứng minh hạ tầng giao thông vận tải phát triển đến đâu, không gian phát triển mới về đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch được hình thành, quỹ đất được khai thác hiệu quả.
Trong khi đường sắt - phương thức vận tải quan trọng, nhiều ưu thế, vận tải khối lượng lớn, nhanh, an toàn so với các phương thức vận tải khác.
“Do đó, phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục “xương sống” theo Kết luận của Bộ Chính trị”, Thông báo 420 có đoạn.
Đinh La Thăng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2023
4 uỷ viên Bộ Chính trị đã bị xử lý, vì sao Việt Nam còn nhiều vụ tham nhũng lớn?
Chính phủ yêu cầu cần làm rõ hiệu quả đầu tư, tính khả thi và các giải pháp về: nguồn lực; chính sách, pháp luật phát triển đường sắt tốc độ cao; phát triển công nghiệp đường sắt; đào tạo nguồn nhân lực; cơ chế để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, nhận chuyển giao, từng bước làm chủ công nghệ...
Lựa chọn kịch bản đầu tư cần bảo đảm khai thác với tốc độ cao, hiện đại, đồng bộ trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu vận tải, yêu cầu thị trường, mức độ an toàn, khả năng tái cơ cấu vận tải, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, hiện trạng hệ thống đường sắt, so sánh vận tải đường sắt với các phương thức vận tải khác... để đề xuất kịch bản đầu tư đường sắt tốc độ cao hiệu quả, “có tầm nhìn chiến lược dài hạn”.
Nghiên cứu phương án sửa đổi Luật Đường sắt trong đó có cơ chế thực hiện đầu tư đường sắt tốc độ cao hoặc Nghị quyết riêng của Quốc hội về đường sắt tốc độ cao, bao gồm đầy đủ các nội dung về hình thức đầu tư, phương án huy động vốn, thủ tục chuẩn bị, thực hiện đầu tư, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị...
Về mô hình quản lý và tổ chức khai thác, kết luận nhấn mạnh, không nên thành lập tổ chức mới mà tận dụng Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để tái cơ cấu, hình thành doanh nghiệp nhà nước có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu. Bảo đảm công tác quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẵn sàng kêu gọi, thu hút doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phương tiện, khai thác vận tải đường sắt tốc độ cao khi đủ điều kiện vào thời điểm thích hợp.
Xây dựng đường cao tốc Bắc Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2023
Siêu dự án đường sắt tốc độ cao hơn 58 tỷ USD của Việt Nam nên chọn công nghệ nào?

Công nghệ động lực phân tán

Bộ GTVT đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành công tác chuẩn bị để đến năm 2030 khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Kết luận của Bộ Chính trị hồi tháng 3 đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và khởi công trước 2030.
Trước đó, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam trình Chính phủ thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đi qua 20 tỉnh, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545 km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320 km/h. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.
Tổng mức đầu tư cho toàn bộ siêu dự án vào khoảng 58,71 tỷ USD. Trong này đã gồm chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỷ USD, chi phí xây dựng 31,58 tỷ USD, thiết bị 15 tỷ USD, chi phí quản lý dự án, tư vấn 5,82 tỷ USD, chi phí dự phòng 4,07 tỷ USD.
Trước mắt, Việt Nam sẽ ưu tiên làm trước đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang trong giai đoạn 2026-2030, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала