Обстрел зданий в палестинском городе Газа - Sputnik Việt Nam, 1920
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Sáng ngày 7 tháng 10 năm 2023, Israel hứng chịu một cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza.

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ: Phá hủy nhà cửa ở Dải Gaza là tội ác chiến tranh

© AFP 2023 / Bashar TalebPháo sáng do quân đội Israel thả xuống thành phố Gaza
Pháo sáng do quân đội Israel thả xuống thành phố Gaza - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2023
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Việc Israel phá hủy nhà cửa và cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza là tội ác chiến tranh và có thể được coi là tội ác chống loài người nếu nhằm vào dân thường, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền có nhà ở phù hợp, ông Balakrishnan Rajagopal cho biết trong một báo cáo.

"Tiến hành các hoạt động thù địch với nhận thức sẽ phá hủy và làm hư hại một cách có hệ thống nhà ở và cơ sở hạ tầng dân sự, khiến toàn bộ thành phố, chẳng hạn như Thành phố Gaza, không thể ở được đối với dân thường, là tội ác chiến tranh. Những hành động như vậy được coi là tội ác chiến tranh và khi chúng hướng tới chống dân thường thì cũng cấu thành tội ác chống loài người”, chuyên gia cho biết.

Một người đàn ông mang một bé gái bị thương từ dưới đống đổ nát của một tòa nhà bị sập sau cuộc tấn công của Israel tại thành phố Deir Al-Balah ở khu vực trung tâm của Dải Gaza - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2023
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Số người chết ở Gaza kể từ khi Israel tấn công lên tới 10.569
Ông Rajagopal nói thêm rằng việc ném bom có hệ thống hoặc quy mô lớn vào các tòa nhà dân cư, cơ sở dân sự và cơ sở hạ tầng đều bị nghiêm cấm theo luật nhân đạo quốc tế, luật hình sự và luật nhân quyền.

Gần một nửa Dải Gaza bị phá hủy

Theo báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc, các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza đã phá hủy hoặc làm hư hại 45% tổng số nhà ở ở Dải Gaza, khiến khoảng 1,5 triệu người phải di dời và hơn 10 000 người thiệt mạng, trong đó có hơn 80 nhân viên Liên hợp quốc.

"Các tòa nhà dân cư không phải là mục tiêu quân sự. Bệnh viện và xe cứu thương không phải là mục tiêu quân sự. Trại tị nạn không phải là mục tiêu quân sự. Trường học không phải là mục tiêu quân sự. Nhà thờ hay nhà thờ Hồi giáo không phải là mục tiêu quân sự. Cơ sở hạ tầng điện nước cho dân thường không phải là mục tiêu quân sự", ông Rajagopal nhấn mạnh.

Khói bốc lên từ đống đổ nát tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel ở Thành phố Gaza - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2023
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
G7: Con đường duy nhất dẫn đến hòa bình ở Trung Đông là giải pháp hai nhà nước
Ông Rajagopal lưu ý rằng ngay cả trong trường hợp nhà ở dân sự có thể được các chiến binh sử dụng làm nơi trú ẩn, như cáo buộc trong các cuộc tấn công vào trại tị nạn Jabaliya, các cuộc tấn công vào toàn bộ tòa nhà đều bị cấm nếu chúng gây ra thiệt hại, tử vong và di dời một số lượng lớn dân thường.

"Không có quyền tự vệ nào được dẫn ra theo luật pháp quốc tế có thể biện minh cho các cuộc tấn công như vậy. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp quyền tự vệ được khẳng định trong bối cảnh chiếm đóng" - chuyên gia LHQ kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала