Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Ai cần đến Bộ quy tắc ứng xử riêng ở Biển Đông?

© Google EarthTàu vận tải RMS Sierra Madre của Philippines cố tình neo đậu ở bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông
Tàu vận tải RMS Sierra Madre của Philippines cố tình neo đậu ở bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Đăng ký
Phát biểu gần đây tại Diễn đàn An ninh ở Honolulu, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết ông sẽ mời một số nước ASEAN xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho các bên ở Biển Đông nhưng không có Trung Quốc, chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik thông báo.

Đề xuất kỳ quặc của Tổng thống Philippines

Trong bài phát biểu tại Honolulu, Tổng thống Philippines trình bày ý tưởng kế hoạch của ông về thông qua Bộ quy tắc ứng xử dành cho các bên ở Biển Đông. Ông đề xuất để các nước ASEAN xây dựng một Bộ quy tắc riêng, không mời Trung Quốc.
«Chúng tôi chủ động nêu sáng kiến với các nước ASEAN khác có xung đột lãnh thổ (một trong đó là Việt Nam còn nước kia là Malaysia), và xây dựng quy tắc ứng xử của riêng mình… Tôi hy vọng là cách làm này sẽ tiếp tục lan toả rộng hơn, sang những quốc gia khác của ASEAN», - Tổng thống Marcos nói.
Nguyên nhân bước đi này của Tổng thống Philippines rất dễ hiểu. Ý tưởng thông qua Bộ quy tắc ứng xử chung cho các nước ASEAN và Trung Quốc đã nảy sinh từ cách đây hơn 20 năm. Nhưng qua nhiều năm dài, điều này vẫn là ý tưởng, chỉ trong 5-6 năm lại đây mới phần nào có dấu hiệu hoạt động. Nhưng như ông Ferdinand Marcos Jr. nhận xét một cách công bằng, công việc này diễn ra quá chậm chạp. Và mặc dù Tổng thống Philippines không nói trắng ra, nhưng ông cho rằng Bắc Kinh có lỗi bởi tình trạng này. Tại diễn đàn Honolulu, ông lên án Trung Quốc vì những hành động ở ngoài khơi bờ biển Philippines mà theo ý ông, có vẻ như Bắc Kinh đang muốn tạo lập những thành trì tiền đồn mới trên các rạn san hô gần quần đảo Philippines.
Tàu BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2023
Biển Đông
Philippines đổ lỗi cho Trung Quốc về vụ va chạm tàu ở Biển Đông
Nhưng Tổng thống Philippines đã có giải đáp riêng cho vấn đề này: «Philippines sẽ không nhường một tấc lãnh thổ của mình cho thế lực nước ngoài».
Có chi tiết sau đây thu hút sự chú ý: Chỉ mới vài ngày trước, ông Ferdinand Marcos đã gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở California. Được biết, hai nhà lãnh đạo này đã thảo luận cả về tranh chấp biên giới tồn tại giữa hai nước. Nhưng có thể thấy là lập trường của nhà lãnh đạo Trung Quốc không khiến Tổng thống Philippines hài lòng, vì thế ở Diễn đàn Honolulu ông Marcos đã đưa ra sáng kiến rõ ràng có chiều hướng ​​chống Trung Quốc.

Có lợi cho ai và ai sẽ thắng?

Bộ Ngoại giao của CHND Trung Hoa phản ứng tiêu cực với bài phát biểu của Tổng thống Philippines. Tại cuộc họp báo ngắn thường kỳ, đại diện của Bộ này tuyên bố rằng «Bất kỳ bước nào đi chệch khỏi khuôn khổ và trái ngược với tinh thần của Tuyên ngôn về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông đều không có giá trị và không có hiệu lực». Phát ngôn viên này cũng nói thêm rằng Trung Quốc coi việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho các bên ở Biển Đông là nhiệm vụ quan trọng đối với Trung Quốc và các nước ASEAN.
Không chỉ người Philippines, mà còn nhiều chuyên gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và xa hơn nữa cũng cho rằng nhịp độ làm việc với «Bộ quy tắc» phần lớn phụ thuộc vào Bắc Kinh. Bất kể những tuyên bố lặp đi lặp lại của các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc về nguyện vọng nhanh chóng ký «Bộ quy tắc ứng xử», trong công việc này vẫn chưa hề có tiến triển gì.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2023
Biển Đông
Thái độ mới của Philippines trong cạnh tranh địa chiến lược Trung – Mỹ tại Biển Đông
Nhưng ngay cả trong trường hợp như vậy, việc thông qua loại Bộ quy tắc riêng cũng chẳng nghĩa lý gì, bởi nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, vốn phô trương nhiều yêu sách chủ quyền ở Biển Đông hơn tất cả các nước khác, vấn đề biên giới vẫn sẽ không được hoá giải. Mặt khác, việc xây dựng một Bộ quy tắc riêng có thể khơi lên xích mích giữa Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Có vẻ như đây là điều ai ai cũng rõ, kể cả Tổng thống Philippines. Nhưng dường như trong trường hợp này, ông Marcos đang thực thi nhiệm vụ nào đó theo uỷ thác từ Washington, vốn luôn tìm cách tận dụng mọi cơ hội để giáng đòn gây tổn hại cho vị thế quốc tế của Bắc Kinh. Không ngẫu nhiên mà ông Marcos lên tiếng về dự án kỳ quặc của mình trên đất Mỹ. Và ông tự tin tuyên bố rằng ông cảm nhận được sự ủng hộ của đồng minh phía sau, đó là Hoa Kỳ.
Giả như được hoạch định, thì Bộ quy tắc ứng xử riêng ở Biển Đông không có CHND Trung Hoa tham gia sẽ là văn kiện không có tác dụng. Nhưng Washington đâu cần đến sự đồng ý và thỏa thuận giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Biển Đông Càng nhiều tranh chấp ở Biển Đông thì càng thuận lợi cho Hoa Kỳ trong việc thực hiện chương trình thống trị toàn cầu của người Mỹ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала