“Cháu nó còn khó khăn” - Lao động Việt trốn ở lại Hàn Quốc tăng

© AP Photo / Chitose SuzukiNgười lao động Việt Nam
Người lao động Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2023
Đăng ký
Trong 9 tháng đầu năm, tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc là 34,5%, trong khi tỷ lệ cam kết với phía Hàn Quốc năm nay là 28%, theo báo cáo của Trung tâm Lao động ngoài nước.
Báo Vnexpress dẫn lời lãnh đạo ngành lao động tỉnh Hải Dương và Yên Bái chia sẻ một số kinh nghiệm của tỉnh trong quản lý lao động nước ngoài, nhằm hạn chế tình trạng lao động “bỏ trốn” ra ngoài làm việc hoặc ở lại quá thời gian quy định.

Lao động Việt cư trú bất hợp pháp tại Hàn tăng trở lại

Cổng TTĐT Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, ngày 24/11, tại tỉnh Hoà Bình, Bộ đã tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy đưa người lao động các tỉnh phía Bắc đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình phi lợi nhuận và giải pháp giảm số lượng lao động không về nước đúng quy định ".
Vnexpress dẫn báo cáo của Trung tâm Lao động ngoài nước tại hội thảo cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2023, số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc lên tới 34,5%, trong khi tỷ lệ cam kết với phía Hàn Quốc năm nay là 28%.
Hồi năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, tỷ lệ này giảm xuống còn 20%, đến năm 2022 tăng lên 28%. Theo báo cáo, các địa phương ghi nhận tỷ lệ cao dao động 33-37% có Hải Dương, Lạng Sơn, Nam Định và Vĩnh Phúc. Người cư trú bất hợp pháp thuộc diện đi theo Chương trình EPS – chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Ông Nguyễn Gia Liêm, Cục phó Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, tình trạng này có giảm trong giai đoạn dịch khi nhu cầu sản xuất, tuyển dụng của các nhà máy xuống thấp.
Đến năm 2023, cùng với việc lượng người đi lao động tại nước ngoài tăng lên, sản xuất trở lại bình thường, doanh nghiệp có nhu cầu thì tỷ lệ cư trú bất hợp pháp cũng tăng theo.
Dự án chung cư nhà ở xã hội Khu đô thị xanh Bàu tràm Lakeside - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2023
Vì sao nên để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam “cầm cái” đầu tư NƠXH?
"Nghĩa là có cầu thì ắt có cung, nên lao động thường tìm cách ở lại", - Vnexpress dẫn lời ông Nguyễn Gia Liêm.
Đến nay, cả 2 bên đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này, như Việt Nam yêu cầu lao động ký quỹ 100 triệu đồng; ngừng đi làm việc tại nước ngoài 2- 5 năm; hạn chế thi năng lực tiếng Hàn.
Trong khi đó, Hàn Quốc quy định chủ doanh nghiệp nếu dùng lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp sẽ bị hạn chế tuyển dụng trong 3 năm; lao động vi phạm có thể bị phạt tù hoặc phạt tiền 30 triệu won. Hàn Quốc cũng xem xét lại hạn ngạch tuyển dụng năm tiếp theo cho nước có nhiều lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc.
Nỗ lực từ cả 2 phía đã giúp giảm thiểu một phần, song vẫn ở mức cao hơn cam kết với Hàn Quốc. Việt Nam giảm dần danh sách địa phương bị tạm ngừng đưa lao động đi làm việc ngoài nước, nhưng năm nay vẫn còn 8 huyện tại 4 tỉnh thành.

Nên kéo dài thời hạn lao động, thay vì 3 năm

Tại hội thảo, một số lãnh đạo ngành lao động các tỉnh đã chia sẻ về tình trạng trên, đồng thời trao đổi một số bài học kinh nghiệm, giải pháp nhằm hạn chế xảy ra những sự việc tương tư.
"Lao động cư trú bất hợp pháp làm ảnh hưởng cơ hội xuất cảnh của đồng hương. Bởi một số huyện bị liệt vào danh sách tạm ngừng khiến nhiều lao động chờ đợi không biết khi nào mới được đi, ảnh hưởng gia đình, quê hương", - theo ông Bùi Quốc Trình, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương.
Hiện TP. Chí Linh của Hải Dương vẫn nằm trong danh sách tạm ngừng tuyển dụng đi làm việc tại Hàn Quốc năm 2023. Tỉnh này vẫn còn 83 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Ông Trình cho hay, đây là số lao động xuất khẩu giai đoạn trước, đã quen với môi trường và có mạng lưới quan hệ nên rất khó vận động về nước. Khi địa phương đến nhà vận động gia đình kêu gọi con em hồi hương, người thân chỉ nói "cháu nó khó khăn".
Người lao động trong thời gian nghỉ giải lao ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2023
Chỉ 26,2% người lao động Việt Nam đủ điều kiện ăn thịt, cá hàng ngày
Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương đề nghị phía Hàn Quốc có giải pháp quản lý phù hợp, đồng thời đưa ra ví dụ về cách Hải Dương quản lý hơn 5.000 người nước ngoài làm việc trên địa bàn.
Theo đó, khi lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng, chủ sử dụng phải cập nhật với địa phương. Nếu không thông báo mà có vấn đề xảy ra với lao động thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm liên đới. Ngành công an cũng nắm dữ liệu lao động nước ngoài đang làm việc tại địa phương nên quản lý hiệu quả.
Trong khi đó, ông Lê Văn Lương, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Yên Bái, cho biết hầu hết lao động đi xuất khẩu đều phải vay vốn trong khi thời hạn làm việc chỉ có 3 năm.
Với mức thu nhập gần 40 triệu đồng mỗi tháng, trừ chi phí sinh hoạt, trả nợ thì khoản tích lũy còn được vài trăm triệu. Vì muốn nâng thêm thu nhập nên lao đồng thường tìm cách trốn ra ngoài làm việc.
Sau chuyến thực tế tại Hàn Quốc, ông Lương nhận thấy doanh nghiệp xứ Hàn cũng muốn tuyển dụng lao động lâu dài. Tuy nhiên, hết thời hạn 3 năm, người lao động thành thạo công việc lại phải về nước. Chủ phải tuyển mới, tốn kém chi phí và cần thời gian để người mới bắt nhịp. Do đó, một số doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho lao động cư trú bất hợp pháp, vừa quen việc, vừa giảm chi phí tuyển dụng.
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2023
Bất ngờ với số lao động Việt Nam bỏ trốn và làm việc “chui” ở nước ngoài
"Nếu thời gian làm việc được kéo dài hơn thì tỷ lệ bỏ trốn sẽ giảm và cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước bạn ổn định sản xuất", - ông Lương đề xuất giải pháp.
Chia sẻ kinh nghiệm của ngành lao động Yên Bái, ông Lương cho biết có thể lập nhóm liên hệ qua mạng xã hội có các lãnh đạo xã để nắm tình hình. Người ở xã nào ra ngoài cư trú bất hợp pháp thì lãnh đạo xã đó phải đến gia đình làm việc, vận động lao động về nước đúng hạn.
Cho đến nay, Việt Nam và Hàn Quốc đã có hơn 30 năm hợp tác cung ứng và sử dụng lao động. Người đi lao động chủ yếu theo chương trình EPS, làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp và đóng tàu, với mức lương dao động 36-40 triệu đồng.
Để được đi làm việc, người lao động phải trải qua 2 vòng thi năng lực tiếng Hàn và tay nghề. Chương trình khởi động từ năm 2004, và cho đến nay đã đưa hơn 127.000 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала