Phí vận chuyển của Việt Nam cao hơn nhiều so với thế giới

© TTXVN - Nguyễn Thanh LiêmCần Thơ: Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2023
Cần Thơ: Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2023
Đăng ký
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam ước tính, chi phí logistics bình quân của Việt Nam dao động 16,8%-17% GDP, cao hơn nhiều so với khoảng bình quân của thế giới là 10,6%.
Các yếu tố dẫn đến tình trạng trên được cho là do hạ tầng logistics còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ; quy hoạch cảng biển còn bất cập; sự liên kết giữa các phương thức vận tải và năng lực vận tải thủy còn thấp…

Việt Nam có tiềm năng phát triển logistics hàng đầu ở Đông Nam Á

Báo Công Thương đưa tin, sáng 2/12, Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND TP. Cần Thơ tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 với chủ đề "Logistics và chuyển đổi số cho Đồng bằng sông Cửu Long".
Tham dự diễn đàn có Uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, ngành logistics có vai trò hết sức quan trọng và thiết yếu với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời gian qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
Doanh nghiệp trong ngành logistic ngày càng tăng về số lượng, mở rộng về quy mô. Đến cuối năm 2021, đã có gần 35.000 doanh nghiệp với tổng số hơn 563.300 lao động làm việc. Thu hút FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) trong lĩnh vực logistics tăng mạnh, với 365 dự án trong giai đoạn 2015-2019, và 203 dự án trong giai đoạn 2020-2022.
Năm 2023, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, chỉ số hiệu quả logistics (LPI) của Việt Nam đứng thứ 43 trong số 139 nền kinh tế được xếp hạng, cải thiện đáng kể so với năm 2010 (vị trí 53).
Trong khu vực, Việt Nam đứng thứ 5, xếp cùng hạng với Philippines và đứng sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Hiện Việt Nam đang thuộc top 10 trong số 50 thị trường logistics mới nổi trên thế giới, được xem là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics hàng đầu ở Đông Nam Á.
Việt Nam được kỳ vọng trở thành “ngôi sao logistics” của châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2023
Để Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu về e-logistics tại Đông Nam Á

Chi phí logistics còn cao

Dù đã đạt nhiều thành quả nhất định, đồng chí Trần Tuấn Anh lưu ý, ngành logistics trên phạm vi cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với điều kiện và tiềm năng phát triển.
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam ước tính, chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8%-17% GDP, cao hơn nhiều so với khoảng bình quân chung của thế giới là 10,6%.
Điều này có nguyên nhân là do hạ tầng logistics còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết; quy hoạch cảng biển còn bất cập, chưa có các cảng đầu mối; còn thiểu các trung tâm logistics lớn quy mô khu vực và quốc tế; sự liên kết giữa các phương thức vận tải, năng lực vận tải thủy còn thấp,…
Hiện, vận tải đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến nhất khi chiếm đến 73% sản lượng hàng hóa vận chuyển trong 9 tháng đầu năm. Tiếp đó là vận tải đường thủy nội địa với 21,6% tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển. Trong khi đó, vận tải đường biển chỉ chiếm 5,2% tổng sản lượng.
Đặc biệt, vận tải đường sắt và hàng không vẫn ở mức rất thấp, khi chỉ chiếm lần lượt 0,2% và 0,01%. Các yếu tốc trên đã khiến cho chi phí logistics cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
© TTXVN - Nguyễn Thanh LiêmBí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại hội nghị
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2023
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại hội nghị
Năm 2023, theo bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI) do WB công bố, đà tăng của Việt Nam đã chậm lại và Việt Nam bị tụt 4 bậc trên bảng xếp hạng, rơi xuống vị trí thứ 43 so với vị trí 39 hồi năm 2018.
Theo báo cáo của WB, bên cạnh sự cải thiện của các yếu tố về hạ tầng, hải quan và gửi hàng quốc tế, dịch vụ logistics Việt Nam vẫn hạn chế ở các yếu tố về năng lực của nhà cung ứng dịch vụ, được thể hiện ở các chỉ số chất lượng dịch vụ logistics, tính đúng giờ và năng lực theo dõi hàng hóa.
Bên cạnh đó, tình hình chuyển đổi số của hầu hết các doanh nghiệp logistic đến nay vẫn mới ở giai đoạn đầu và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Cải cách thủ tục hành chính về logistics

Tại sự kiến, các đại biểu đã thảo luận các biện pháp để ngành dịch vụ logistics Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, bắt kịp xu thế của quốc tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế cả nuớc nói chung và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Kết quả, Diễn đàn đã thống nhất tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thể chế, hoàn thiện cơ chế chính sách và quy định pháp luật về logistics, bảo đảm phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế, xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng để khuyến khích các công ty logistics trong nước nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp logistics với nhau và với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Tiếp đó, đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong logistics nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu suất, cải thiện hoạt động logistics.
Đồng thời, huy động nguồn lực, tập trung tháo gỡ khó khăn, triển khai các dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải; phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, trung tâm logistics.
Song song đó, phát triển nguồn nhân lực logistics, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp với kiến thức, kỹ năng quản lý, công nghệ, ngoại ngữ... theo chuẩn quốc gia, khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
© TTXVN - Nguyễn Thanh LiêmTrưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2023
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Tiếp tục triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp về giảm chi phí, nâng cao hiệu quả logistics đã được đề ra tại Quyết định 200/QĐ-TTg và Quyết định 221/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, thúc đẩy cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về logistics theo hướng giảm thiểu thủ tục kiểm tra tại khâu nhập khẩu, tăng cường hậu kiểm và minh bạch trong vấn đề thủ tục hải quan, qua đó tạo thuận lợi cho ngành logistics Việt Nam phát triển.
Diễn đàn cũng đề nghị, các đơn vị cần tập trung hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm hiện thực hóa mục tiêu "Chuyển đổi số" và "Chuyển đổi xanh", định hướng phát triển cho ngành dịch vụ Việt Nam.
Về phần mình, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp đầy đủ các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước.
Từ đó, có cơ sở để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho ngành dịch vụ logistics tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала