Không phải ngây thơ chính trị mà là mưu đồ của kẻ xét lại

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamCác chiến sĩ Việt Nam
Các chiến sĩ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2023
Đăng ký
Theo Đại tá, PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, luận điểm rằng “quân đội chỉ cần bảo vệ Tổ quốc mà không cần trung thành với đảng, không cần bảo vệ đảng” - không phải là sự ngây thơ về mặt chính trị, mà thực chất là mưu đồ của những kẻ cơ hội, xét lại.
Nguyên Chủ nhiệm Khoa Triết học Mác – Lênin, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng cho rằng, không có quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị.

Mưu đồ của những kẻ cơ hội, xét lại

Đại tá, PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Triết học Mác – Lênin, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng vừa có những chia sẻ về âm mưu phi chính trị hoá quân đội.
Thời gian qua, các thế lực phản động đã liên tục chĩa mũi nhọn, công kích, xuyên tạc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội Việt Nam thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình chống phá Việt Nam”.
Các tổ chức phản động lưu vong phát đi luận điểm xuyên tạc cho rằng “quân đội chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà không cần phải trung thành với một tổ chức, đảng phái chính trị nào” - một thủ đoạn nguy hiểm mà các thế lực thù địch thực hiện, nhằm vô hiệu hóa công cụ bạo lực để bảo vệ Đảng.
Đứng trước luận điểm “quân đội chỉ cần bảo vệ Tổ quốc mà không cần trung thành với đảng, không cần bảo vệ đảng”, Đại tá PGS-TS Bùi Mạnh Hùng nêu ý kiến trên báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam rằng, quan điểm này không phải là phát kiến mới của những nhà tự xưng là nhà dân chủ.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tham quan một số sản phẩm nghiên cứu khoa học của Học viện Kỹ thuật quân sự - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2023
Các trường quân đội ở Việt Nam muốn mở lại hệ dân sự
“Tôi cho rằng, đây không phải là sự ngây thơ về mặt chính trị, mà thực chất là mưu đồ của những kẻ cơ hội, xét lại”, - ông thẳng thắn.
Như đã phân tích, theo nguyên Chủ nhiệm Khoa Triết học Mác – Lênin, Học viện Chính trị, không bao giờ có quân đội mà không gắn với một đảng cầm quyền, dù quân đội ở các nước tư bản hay các nước xã hội chủ nghĩa, dù ở các nước nhiều đảng hay một đảng.
Đại tá Bùi Mạnh Hùng nhắc lại, Tổ quốc là một phạm trù lớn, không chỉ có chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc không chỉ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà còn bảo vệ thể chế chính trị.
“Vì thế Quân đội bảo vệ Tổ quốc cũng chính là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng đất, vùng trời, vùng biển, bảo vệ thể chế chính trị, bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng cầm quyền và nhân dân”, - ông nhấn mạnh.
Trong khi đó, về mặt lý luận, xã hội loài người trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Tương ứng với mỗi hình thái là một kiểu quân đội đặc trưng.
Trung tướng Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương trình bày báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân vi phạm pháp luật Nhà nước và kỷ luật Quân đội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2023
Việt Nam tiếp tục siết kỷ luật Quân đội: 56 tập thể, cá nhân đã ‘vào tầm ngắm’
Quân đội bao giờ cũng là lực lượng vũ trang chủ yếu để bảo vệ nhà nước, giai cấp đó. Ví dụ như nhà nước phong kiến, quân đội phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị xã hội, giai cấp địa chủ phong kiến.
“Trong xã hội hiện đại, nhiều quốc gia có các đảng phái xã hội khác nhau. Nhưng quân đội sinh ra là để bảo vệ lợi ích cho giai cấp nắm quyền lãnh đạo. Hay nói cách khác là bảo vệ đảng cầm quyền”, - PGS.TS Bùi Mạnh Hùng nêu quan điểm.

Không có quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị

Nguyên Chủ nhiệm Khoa Triết học Mác – Lênin, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng cho rằng, quân đội bao giờ cũng do một nhà nước nhất định tổ chức nuôi dưỡng và sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích, giai cấp nhà nước đó. Cho nên các nước đều phải giáo dục binh sĩ lý tưởng giai cấp sinh ra nó.
Chuyên gia dẫn chứng, như quân đội các nước tư bản có một hệ thống tuyên truyền giáo dục với sự đầu tư con người và cơ sở vật chất rất lớn. Như hệ thống Đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản và hoạt động trên không gian mạng để ca tụng chủ nghĩa tư bản, tuyên truyền giáo dục cho binh lính lập trường giai cấp tư sản.
Quân đội Mỹ có cơ quan thông tin và giáo dục quân đội để làm công tác tư tưởng. Ở Cộng hòa Liên bang Đức đã thành lập nhà trường đào tạo sĩ quan làm công tác tuyên truyền theo tư tưởng của nhà nước tư bản. Quân đội Nga thành lập Tổng cục chính trị quân sự để chống lại các hành động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch.
“Như thế để thấy rằng, quân đội nào cũng mang tư tưởng và giai cấp của nhà nước sinh ra nó. Quân đội không chỉ bảo vệ lãnh thổ mà còn bảo vệ chế độ”, - PGS.TS Bùi Mạnh Hùng tái khẳng định.
Khai mạc Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2023
Việt Nam xử nghiêm cả cán bộ cấp cao, tướng lĩnh Quân đội, Công an
Nói về luận điệu phổ biến được các thế lực vin vào ở những quốc gia đa đảng cho rằng, quân đội cần trung lập, không đứng về đảng phái nào, không bảo vệ cho một đảng phái nào, Đại tá Hùng khẳng định, đây cũng là sự mơ hồ, ngụy biện và không hiểu tường tận về cấu trúc thể chế chính trị của các nước đa đảng.
Theo ông, tại các nước đa đảng thì các đảng phái luôn yêu cầu quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị khi chưa có đảng nào giành quyền lãnh đạo đất nước.
“Bởi vì, chúng không muốn sự can thiệp của quân đội. Nhưng khi đảng nào đó đã giành quyền lực, thì đương nhiên đảng đó nắm quyền lãnh đạo quân đội. Như vậy, là rõ ràng không có quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị”, - ông Hùng nói.
Đại tá Bùi Mạnh Hùng dẫn chứng, quân đội của các nước Bắc Phi khi các đảng phái, các lực lượng, các tôn giáo đang tranh giành quyền lực, khi đó quân đội ở trạng thái có thể gọi như trung lập.
Tuy nhiên, khi quyền lực đã thuộc về một đảng phái, nhất định kéo theo một sự tất yếu, quân đội thuộc về đảng phái đó.
Trên tạp chí Cộng sản, TS. Cao Văn Trọng, Đại tá, Thư ký khoa học, Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, “phi chính trị hóa” quân đội là một trong những âm mưu thâm độc, nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng Việt Nam, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội.
Chiều 29/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, làm việc với Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2022
Quân đội Nhân dân Việt Nam có tân Phó Tổng tham mưu trưởng
Thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Họ kêu gọi xóa bỏ hệ thống tổ chức đảng và cán bộ tham gia phụ trách công tác Đảng trong quân đội, kêu gọi xây dựng quân đội “trung lập”, quân đội “quốc gia”, không lệ thuộc một khuynh hướng chính trị, một đảng phái nào hay tung hô ca ngợi mô hình quân đội một số nước để chứng minh quân đội không liên quan đến chính trị; kêu gọi Quân đội nhân dân Việt Nam nên liên minh với quân đội một số nước để tiến lên hiện đại.
Tuy nhiên, theo Đại tá Trọng, quân đội là công cụ bạo lực của Nhà nước, do Nhà nước tổ chức và nuôi dưỡng, do vậy bản chất giai cấp của Nhà nước như thế nào thì bản chất giai cấp của quân đội cũng như thế; không có quân đội siêu giai cấp, đứng ngoài giai cấp, trung lập về chính trị. Đồng thời, đấu tranh phòng, chống âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, chống diễn biến hoà bình là tất yếu khách quan, một nhiệm vụ quan trọng, mang tính thời sự cấp bách hiện nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала