Việt Nam đồng thời khánh thành 4 công trình giao thông lớn

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Quang HảiCao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2023
Đăng ký
Lần đầu tiên, Việt Nam có 4 công trình giao thông lớn cùng khánh thành, với tổng vốn hơn 18.000 tỷ đồng.
Trong đó, có 1 dự án mở rộng sân bay và 3 dự án đường cao tốc trọng điểm quốc gia ngành giao thông vận tải, gồm dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2.

Khánh thành đồng thời 4 dự án giao thông lớn

Báo Chính phủ đưa tin, sáng 24/12, tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành và đưa vào khai thác đồng thời 4 dự án giao thông lớn.
Theo đó, 4 dự án này bao gồm dự án mở rộng sân bay Điện Biên, cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ. Lễ khánh thành do Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan, địa phương tổ chức, được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính TP. Điện Biên Phủ tới các các tỉnh có các dự án trên địa bàn là Phú Thọ, Vĩnh Long, Tiền Giang.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, đây là lần đầu tiên có 4 công trình giao thông lớn cùng khánh thành, với tổng vốn hơn 18.000 tỷ đồng. Đặc biệt, tại lễ khánh thành sân bay Điện Biên, có mặt 20 chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Khánh thành tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2023
"Hết ga, hết số" giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng cho rằng, các công trình giao thông đi vào hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét, mở ra không gian phát triển mới, các khu công nghiệp, kinh tế, đô thị, thương mại, du lịch. Hệ thống giao thông hoàn thiện sẽ góp phần giảm chi phí logistics, tăng cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hoá Việt Nam, giúp người dân đi lại dễ dàng, giao lưu giữa các địa phương.
Trong số 4 công trình khánh thành hôm nay, có 3 công trình đường bộ cao tốc, qua đó nâng tổng số đường cao tốc đưa vào khai thác tới lúc này lên gần 1.900km. Hiện cả nước đang tiếp tục thi công gần 1.700km đường cao tốc khác, tiến tới hoàn thành mục tiêu năm 2025 có 3.000km cao tốc.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, quá trình thi công các công trình đã gặp không ít vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn, khan hiếm vật liệu xây dựng, giá cả biến động, mặt bằng, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng dịch bệnh,…Các cấp ngành, địa phương đã chung tay, nỗ lực giải quyết kịp thời vướng mắc, khó khăn để đưa công trình về đích.
“Với trách nhiệm của các cấp ngành, địa phương, nhà thầu, người dân với tinh thần vượt nắng thắng mưa, ăn tranh thủ ngủ khẩn trương, ý chí kiên cường, làm việc xuyên Tết, 3 ca, 4 kíp…đã đưa các công trình về đích vượt tiến độ đề ra. Qua triển khai các dự án cũng là bài học kinh nghiệm cho triển khai các công trình, dự án lớn thời gian tới”, báo Tiền phong dẫn lời Thủ tướng.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Quang HảiĐoạn cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ chạy qua địa bàn tỉnh Phú Thọ có chiều dài khoảng 29km.
Đoạn cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ chạy qua địa bàn tỉnh Phú Thọ có chiều dài khoảng 29km.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2023
Đoạn cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ chạy qua địa bàn tỉnh Phú Thọ có chiều dài khoảng 29km.
Điển hình là dự án cầu Mỹ Thuận 2, dài hơn cầu Mỹ Thuận 1, tĩnh không cao hơn, sử dụng toàn bộ vốn tự có của Việt Nam, do người Việt tự làm chủ từ thiết kế tới thi công. Nhờ vậy, chi phí tiết kiệm được 50% so với đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 1 bằng vốn ODA và do nhà thầu nước ngoài thực hiện. Suất đầu tư cầu Mỹ Thuận bình quân chỉ 2.500 USD/m2, trong khi Mỹ Thuận 1 là 5.000 USD/m2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra 6 bài học lớn, bao gồm việc thay đổi tư duy tạo ra nguồn lực, đổi mới tạo ra động lực, tập trung sức mạnh toàn dân; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi kèm với tăng giám sát, kiểm tra; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại; kịp thời nắm bắt, chủ động tháo gỡ có khó khăn, vướng mắc; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân; chủ động phòng chống tham nhũng, trục lợi, lợi ích nhóm…
Sau 4 công trình giao thông khánh thành, Thủ tướng đề nghị, các bộ ngành, địa phương tổ chức khai thác, phát huy tốt lợi thế, hiệu quả các công trình mang lại; quan tâm chăm lo cho người dân phải nhường đất cho dự án;
Đồng thời, thực hiện thanh quyết toán kịp thời, đảm bảo công khai, minh bạch; các nhà thầu rút kinh nghiệm để triển khai tốt hơn các dự án sau này…

Mở rộng sân bay, nối thêm cao tốc

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ, thời gian qua, ngành giao thông đã được ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, nhất là đường bộ cao tốc, một số dự án sân bay quan trọng để tạo độc lực cho tăng trưởng.
Một đoàn tàu đi qua một cây cầu ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2023
Việt Nam cân nhắc 2 phương án đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương đã đổi mới tư duy, tăng cường phân cấp đầu tư đảm bảo chất lượng, tiến độ, phòng chống tiêu cực, lãng phí. Trong năm 2023, đã đưa vào khai thác 425km đường bộ cao tốc, hoàn thành nâng cấp mở rộng sân bay Phú Bài (Huế), sân bay Điện Biên…
Mặc dù gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai dự án, nhưng nhờ sự chung tay của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra hiện trường để nắm bắt và tháo gỡ, các dự án về đích đã về đích.
Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự án đầu tư mở rộng sân bay Điện Biên do ACV làm chủ đầu tư, hoàn thành sau 22 tháng triển khai.
Sân bay Điện Biên có vị trí chiến lược tại khu vực Tây Bắc, nhưng trước đây chỉ đủ điều kiện khai thác máy bay loại nhỏ như ATR72, thường xuyên bị ảnh hưởng thời tiết.
Dự án mở rộng sân bay Điện Biên có tổng mức đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng, trong đó vốn ACV thu xếp hơn 1.400 tỷ đồng, ngân sách địa phương bố trí hơn 1.500 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng.
Sau mở rộng, đường bay sân bay đạt 2,4km, rộng 45m, có 4 vị trí đỗ máy bay, nhà ga hành khách được mở rộng. Nhờ đó, sân bay từ nay có thể khai thác thác loại máy bay A320/321 và tương đương, trong khi nhà ga cho công suất phục vụ 500 nghìn khách/năm. Sân bay Điện Biên cũng là công trình chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-2024).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2023
Việt Nam nên đầu tư mới đường sắt cao tốc Bắc – Nam thay vì cải tạo đường ray cũ
Cầu Mỹ Thuận 2 vượt sông Tiền nối Vĩnh Long - Tiền Giang là dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1. Sau khi đưa vào sử dụng, cầu sẽ nối thông tuyến cao tốc Bắc – Nam từ TP.HCM tới Cần Thơ với chiều dài 120km. Cầu Mỹ Thuận 2 dài hơn 6km, có tổng vốn đầu tư là hơn 5.000 tỷ đồng, từ vốn ngân sách trung ương.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài gần 23 km, có tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng lấy từ vốn ngân sách, được nối thông với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận qua cầu Mỹ Thuận 2. Giai đoạn 1 của cao tốc được thiết kế với 4 làn xe, vận tốc khai thác 90 km/h.
Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng chiều dài hơn 40 km, tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, từ vốn ngân sách trung ương và địa phương. Giai đoạn 1 của tuyến cao tốc này có 4 làn xe, tốc độ khai thác đạt 90km/h.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала