Mở phiên phúc thẩm vụ "chuyến bay giải cứu"

© iStock.com / Utah778Chiếc búa của quan toà trên máy tính xách tay
Chiếc búa của quan toà trên máy tính xách tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay 25/12, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo của 21 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu".
Ngoài bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an), ba bị cáo còn lại nhận án chung thân về tội “Nhận hối lộ” và kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gồm: Phạm Trung Kiên (nguyên Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), nhận hối lộ 42,6 tỷ đồng; Nguyễn Thị Hương Lan (nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao), nhận hối lộ 25 tỷ đồng; Vũ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Công an) nhận hối lộ 27,3 tỷ đồng.
Trước ngày xét xử phúc thẩm, luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Văn Hưng cho biết, bị cáo này bất ngờ nhận tội, đồng thời tác động, nhờ người thân, bạn bè nộp thay 18,8 tỷ đồng nhằm khắc phục hậu quả vụ án. Cùng với đó, bị cáo Hưng có đơn xin được xét xử vắng mặt.
Năm 2020, trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân ở nước ngoài về nước. Trong quá trình thực hiện, nhiều quan chức, cán bộ tại Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Y tế và một số địa phương đã nhận hối lộ để "ưu ái" cho doanh nghiệp thân quen khi xét duyệt cấp phép chuyến bay.
Tuyên án sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án Chuyến bay giải cứu - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2023
Bản án nào cho 54 bị cáo vụ "chuyến bay giải cứu"?
Ngược lại, để có thể thuận lợi tổ chức chuyến bay nhằm mang về lợi nhuận, các doanh nghiệp bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để hối lộ cho các quan chức. Thậm chí, một số bị cáo là đại diện các doanh nghiệp còn tố bị gợi ý, o ép, buộc phải chi tiền "bôi trơn" nếu muốn được cấp phép.
Cơ quan tố tụng xác định 25 bị cáo thuộc nhóm quan chức, cán bộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để nhận hối lộ tổng cộng gần 165 tỉ đồng; 23 bị cáo là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỉ đồng.
Theo dự kiến, ngày 27/12, Tòa án quân sự thủ đô Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử 7 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và Học viện Quân y.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2023
Vụ Việt Á: Tách hồ sơ điều tra dấu hiệu sai phạm của 3 sĩ quan cấp tướng
Trong số này, 4 bị cáo là cựu quân nhân thuộc Học viện Quân y, gồm: Hồ Anh Sơn, cựu Phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự; Nguyễn Văn Hiệu, cựu Trưởng phòng Trang bị, vật tư; Ngô Anh Tuấn, cựu Trưởng phòng Tài chính; Lê Trường Minh, cựu Trưởng ban Hóa dược. Ba bị cáo còn lại gồm Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ KH-CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH-CN; Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á; Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á.
Vụ án xảy ra tại Học viện Quân y là một nhánh liên quan đến bê bối tiêu cực kit test Việt Á, được tách ra để xử lý do thuộc thẩm quyền của cơ quan tố tụng Bộ Quốc phòng. Một vụ án khác về trách nhiệm của hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ KH-CN và một số địa phương cũng sẽ đưa ra xét xử vào đầu tháng 1/2024 tới đây.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала