Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Những người Nga tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam

© Sputnik / RIA Novosti / Chuyển đến kho ảnhChiến tranh ở Việt Nam
Chiến tranh ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2024
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm dành nói về những mốc ngày tháng đáng nhớ và những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa Nga và Việt Nam.
Năm 1947, trong trang bị của lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam đã xuất hiện chiếc máy bay đầu tiên. Điều khiển cỗ máy tiên tiến này là một người Nga từng phục vụ trong Quân đoàn Lê-dương của Pháp.

Người Nga trong quân đoàn lê-dương ở Việt Nam

Người Nga trong các đơn vị của viễn chinh nước ngoài đóng tại Việt Nam được nhắc đến lần đầu tiên trong ghi chép nhật ký hành trình của Quận vương Nga Vyazemsky, người đã đến thăm đất nước xứ nhiệt đới này vào năm 1892. Nhà quý tộc Nga gặp lính lê-dương đồng hương ở Lạng Sơn. Vào cuối thế kỷ 19, lính lê-dương Nga chủ yếu là cư dân các khu vực phía tây của Đế chế Nga, rời bỏ quê hương vì lý do kinh tế xã hội hoặc sắc tộc và xung vào Quân đoàn Lê-dương ở Pháp. Nhưng đến đầu thế kỷ 20, chàng sinh viên Nga Dmitry Yazev đã gia nhập Quân đoàn này ngay trên đất Việt Nam. Chuyện là Dmitry cùng mấy người bạn thực hiện chuyến du ngoạn tới Trung Hoa, từ đó sang Bắc Kỳ. Ở đây, vì cạn tiền, Dmitry đã đăng lính, gia nhập Quân đoàn và phục vụ toàn bộ thời hạn hợp đồng 5 năm. Trở về Nga, anh kể rất nhiều về đất nước và thiên nhiên Việt Nam. Cựu binh lê-dương thường nhớ lại lần đó, khi người lính lê-dương trong đại đội của anh ta đang đứng gác thì một con hổ từ đâu xông ra tấn công, tha anh lính xấu số vào rừng.
Bộ phim tài liệu Việt Nam của Roman Karmen - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2023
Những trang sử vàng
Năm 1954: Cuộc giải phóng Hà Nội qua con mắt các nhà làm phim Nga
Sau các sự kiện Cách mạng năm 1917 và nội chiến ở Nga, hàng trăm nghìn người đã rời đất nước, phần đáng kể trong số này thuộc tầng lớp quân nhân. Một số người sa vào tình cảnh khó khăn về tài chính, đã gia nhập đội quân lê-dương. Ở Việt Nam năm 1921 có 107 lính lê-dương Nga, đến năm 1929 con số này tăng thành 250 người.
Trong Thế chiến II, nhiều chiến sĩ Quân đội Liên Xô bị bọn Đức Quốc xã bắt làm tù binh, còn sau khi nước Đức phát-xít thất bại, một số người đã hiện diện ở phần lãnh thổ do quân đồng minh Hoa Kỳ, Anh và Pháp kiểm soát. Những nhu cầu tồn tại của đời sống đã buộc họ gia nhập Quân đoàn Nước ngoài.

Lính lê-dương - thành viên lực lượng kháng chiến

Một người trong số lính lê-dương này là cựu phi công Liên Xô Biblichenko, từng phục vụ tại sân bay Gia Lâm. Tại đây, anh đã chiếm được một chiếc máy bay quân sự của Pháp và bay đến với du kích quân ở tỉnh Yên Bái. Nhưng khi mọi người đang tay bắt mặt mừng thì một chiếc máy bay khác của Pháp đã theo đến và ném bom phá huỷ chiếc máy bay bị cướp.
Còn một người lính lê-dương khác là Fedor Bessmertny, mang theo khẩu súng bắn tỉa rời đơn vị chạy trốn, vào rừng gặp tiểu đoàn 307 và bắt đầu chiến đấu chống lại quân Pháp trong thành phần đơn vị lừng danh này. Với cái tên mới là Anh do các đồng đội đặt cho, chiến sĩ người nước ngoài này bắt đầu học tiếng Việt, là tay phá bom mìn xuất sắc đồng thời tham gia phát triển và chỉ đạo các hoạt động chiến thuật. Anh đã được trao tặng hai huân chương. Người lính này kết hôn với cô gái Việt Nguyễn Thị Vinh, sau đó họ cùng hai người con đến nước Nga năm 1958. Sau khi ông từ trần, vợ con ông trở về Việt Nam. Rồi một trong hai con trai của ông bà Fedor-Vinh là Nikolai đã quay sang Liên Xô.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quay phim Roman Karmen và Vladimir Yeshurin, năm 1954 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2023
Những trang sử vàng
Những người Nga đầu tiên đến Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong cùng tiểu đoàn đó còn có thành viên Platon Skrzhinsky cũng chiến đấu chống quân Pháp. Năm 1946, Platon Skrzhinsky gia nhập đội quân lê-dương ở Pháp và nhận lệnh điều sang Việt Nam. Ban đầu, Platon phục vụ ở Vĩnh Long rồi ở Bến Tre, làm tài xế lái xe tải quân sự. Kết nối được liên lạc với đại diện du kích Việt, ngay mùa hè năm sau Platon Skrzhinsky đã đứng về phía Việt Minh, người chiến sĩ mới này lấy tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Thành. Platon-Thành là xạ thủ súng máy cừ khôi, chỉ huy khẩu đội súng cối. Trong tám năm Platon-Thành đi theo những con đường mòn của du kích miền Nam và tham gia nhiều trận đánh. Chiến sĩ tiểu đoàn «ba lẻ bảy» vang danh làm quen với cô gái Bến Tre là Nguyễn Thị Mai và lễ cưới của họ được cử hành vào năm 1948. Sang năm sau, gia đình Nga-Việt này đón cô con gái Janine chào đời.
Sau Hiệp định Genève, Platon-Thành làm phiên dịch trên con tàu «Stavropol» do Liên Xô cung cấp để thực hiện việc tập kết chuyển quân giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Đáp chuyến cuối trên con tàu này, hai cha con Platon-Thành đã tới Hải Phòng.

«Giấy chứng nhận» do Chủ tịch Hồ Chí Minh cấp

Đầu năm 1955, ông Platon-Thành được mời đến Phủ Chủ tịch gặp lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Việt Nam thân chinh viết thư gửi Bộ Chính trị BCH TƯ đảng Cộng sản Liên Xô, xác nhận cống hiến của «đồng chí Thành» cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trở về quê hương Nga cùng con gái, từ năm 1956 ông Platon bắt đầu công tác với vai trò biên dịch viên trong Ban Tiếng Việt của «Đài phát thanh Matxcơva», nay là Sputnik. Là một chuyên gia tiếng Việt xuất sắc, am hiểu truyền thống và phong tục của nhân dân Việt Nam, ông Platon là người thầy hướng dẫn cho hàng chục nhà Việt Nam học trẻ tuổi của Liên Xô. Ông còn có dịp về thăm Việt Nam một lần nữa, gặp gỡ các đồng đội cũ và thân nhân của người vợ quá cố.
Đài tiếng nói Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2023
Những trang sử vàng
Đài Matxcơva phát thanh bằng tiếng Việt phủ sóng toàn cầu
Platon-Thành được trao tặng những phần thưởng cao quý của Việt Nam như “Huân chương Chiến thắng” và “Huân chương Quân công”. Sau khi ông qua đời vào năm 2003, những tấm huân chương này được lưu giữ trong gia đình của cô con gái Janine, người đã trở về nước Nga cùng với cha mình.
Giống như người cha, Janine Skrzhinskaya đã làm việc nhiều năm ở Ban Tiếng Việt của «Đài phát thanh Matxcơva» - «Tiếng nói nước Nga», đảm trách vai trò biên dịch và phát thanh viên. Bây giờ bà Janine Skrzhinskaya đã nghỉ hưu, sống ở Matxcơva, giúp nhà con gái chăm nuôi các cháu. Điều thú vị là cô chắt gái của cụ Platon-Thành năm nay 15 tuổi đã quyết định theo học chuyên ngành Tiếng Việt như ông cố vẻ vang và bà ngoại yêu quý của cháu.
Nhân dịp Năm Mới sắp đến, bà Janine Skrzhinskaya gửi lời chào chân thành tới họ hàng thân nhân bên ngoại ở Việt Nam và toàn thể các bạn đọc ghé thăm website Sputnik Vietnam của chúng tôi.
“Cha tôi suốt đời giữ nguyên vẹn tình yêu và lòng kính mến dành cho đất nước và con người Việt Nam, ông trân trọng mọi ký ức về các đồng chí đồng đội trong những năm tháng chiến đấu gian khổ nhưng vinh quang đó. Cha thường kể về thời gian ở Việt Nam, nơi cũng đã trở thành quê hương của ông. Tôi cũng luôn coi Việt Nam là quê hương của mình”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала