BRICS trở thành trung tâm quyền lực toàn cầu

© Bộ Ngoại giao Liên bang Nga / Chuyển đến kho ảnhHội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2024
Đăng ký
Sự kiện khối BRICS mở rộng gấp đôi số thành viên đánh dấu bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc lần thứ hai trên thế giới. Đó là phong trào giải phóng giành độc lập về kinh tế của các dân tộc đang chịu ách áp bức của “Chủ nghĩa đế quốc Dollar” do Mỹ cầm đầu.
Ngày đầu tiên của năm 2024 đánh dấu một sự kiện quan trọng trên trường địa chính trị và kinh tế thế giới: 5 quốc gia ở khu vực Trung Đông – châu Phi, bao gồm Ai Cập, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Iran và Ethiopia, đã trở thành thành viên chính thức của BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) - nhóm đóng vai trò then chốt trong hệ thống kinh tế, tài chính toàn cầu.
Với sự mở rộng như vậy của BRICS những thay đổi gì sẽ diễn ra trong nền chính trị và kinh tế trên thế giới năm 2024? Bức tranh thế giới sẽ như thế nào? Ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao?

Điều đáng tiếc ở “phút bù giờ”. BRICS vẫn như “hổ mọc thêm cánh”

Lẽ ra thì giờ này, BRICS đã có 11 thành viên. Điều đáng tiếc là ở “phút bù giờ”, chính quyền Argentina do tổng thống mới được bầu Javier Milei đứng đầu có quan điểm thân phương Tây đã từ chối lời mời gia nhập BRICS, đảo ngược chính sách đối ngoại của tổng thống tiền nhiệm Alberto Fernandez.
“Điều đáng tiếc này chắc chắn có sự can thiệp từ Washington khi người Mỹ đang cố giữ “cái sân sau” của họ ở Châu Mỹ Latinh. Còn đối với chính quyền đương nhiệm của tổng thống Javier Milei thì họ đã hành động không vì nhân dân Argentina mà hành động vì các nhà tài phiệt Mỹ, những người đã chi tiền “bảo kê” cho họ trong cuộc bầu cử hồi tháng 10 năm ngoái. Nhưng không sao, với 5 thành viên mới, trong đó có 3 “ông lớn dầu mỏ” gồm Saudi Arabia, UAE và Iran, BRICS đã như “hổ mọc thêm cánh”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Nếu nhìn từ khía cạnh nguồn nhân lực thì ngay trước khi mở rộng, BRICS đã chiếm tới gần một nửa dân số toàn cầu. Còn về nguồn lực vật chất thì không chỉ có dầu mỏ, khí đốt từ ba quốc gia OPEC ở vùng Vịnh mà Nga cũng là một đối tác lớn của OPEC với sản lương dầu khí đứng trong top 5 thế giới. Cả Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đều là các cường quốc công nghệ cao, trong đó có công nghệ vũ trụ, công nghệ trí tuệ nhân tạo.v.v… Bên cạnh đó, Nga và Trung Quốc là hai cường quốc quân sự đứng thứ hai và thứ ba thế giới và có chế độ chính trị ổn định trong nhiều thập kỷ qua.
“BRICS đã có thêm một nguồn lực đáng kể cho phép hình thành một bức tranh toàn cảnh quốc tế mạnh hơn, rộng hơn. Dĩ nhiên, sự chú ý tập trung chủ yếu vào Saudi Arabia, vì nước này đã là đồng minh mạnh của Hoa Kỳ và là cường quốc toàn cầu về buôn bán dầu mỏ. Với sự có mặt của Saudi Arabia BRICS nhận được một đòn bẩy mạnh để tăng ảnh hưởng của mình trên thị trường dầu mỏ thế giới”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang đưa ra bình luận trong trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2023
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15
BRICS sẽ còn mở rộng hơn nữa
“Ngoài nguồn tài nguyên dồi dào còn chưa được khám phá hết ở Siberia thì Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và thành viên trẻ tuổi Ethiopia cũng là các quốc gia có tài nguyên rất lớn, trong đó có nhiều nguyên liệu chiến lược. Ai Cập tuy không phải là quốc gia có nhiều tài nguyên nhưng lại nắm giữ kênh đào Suez, con đường hàng hải huyết mạch hàng đầu thế giới”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đưa ra đánh giá với Sputnik.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng lưu ý rằng, trước thời điểm ngày 1/1/2024, BRICS đã đóng góp tới trên 36% tỷ trọng GDP toàn cầu, vượt qua tỷ lệ đóng góp của khối G7 (30,7% GDP toàn cầu). Đó là theo cách tính GDP danh nghĩa. Còn nếu tính theo “sức mua tương đương” (PPP) thì tổng sản phẩm quốc nội của các nước thành viên BRICS đã vượt qua G7 vào cuối năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19.

Đánh dấu bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc lần thứ hai trên thế giới

“Về chính trị, sự kiện khối BRICS mở rộng gấp đôi số thành viên đánh dấu bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc lần thứ hai trên thế giới. Đó là phong trào giải phóng giành độc lập về kinh tế của dân tộc đang chịu ách áp bức của “Chủ nghĩa đế quốc Dollar” do Mỹ cầm đầu”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm đánh giá việc BRICS được mở rộng với Sputnik.
Để thoát khỏi cái “vòng kim cô Dollar Mỹ”, ngay từ năm 2009, ý tưởng về một đồng tiền dự trữ và chuyển đổi quốc tế thứ hai bên cạnh đồng Dollar Mỹ đã hình thành trong nhóm BRIC (khi đó chưa có Nam Phi). Và ý tưởng này được hiện thực hóa 5 năm sau đó với Ngân hàng Phát triển mới (NDB) ra đời tháng 7/2014 và mở phiên giao dịch đầu tiên vào năm 2016 với tổng số vốn ban đầu tương đương 50 tỷ USD. Tuy không có tham vọng thay thế hai định chế tài chính toàn cầu trước đó là IMF và WB nhưng NDB với sự bình đẳng cao hơn, có thể đưa ra quyết định nhanh hơn và cho vay nhiều hơn bằng nội tệ của các nước thành viên BRICS sẽ cung cấp thêm sự chọn lựa cho các quốc gia đang phát triển.
“Giờ thì tại các nước BRICS sinh sống 3,5 tỷ người. Tôi cho rằng, với thành phần thành viên là các nước mạnh và tiềm năng như thế việc BRICS sẽ có đồng tiền chung sẽ chẳng còn lâu nữa”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
Cần lưu ý rằng trong tương lai không chỉ có 5 quốc gia vừa đứng vào hàng ngũ BRICS. Phía sau họ còn có tới 16 quốc gia khác cũng có nguyện vọng gia nhập BRICS, trong đó có “vua dầu mỏ Nam Mỹ” Venezuela. Riêng đối với trường hợp của Argentinathì các lãnh đạo cấp cao của BRICS đều nhất trí rằng họ vẫn còn cơ hội để gia nhập.

Ảnh hưởng của BRICS trong năm 2024 sẽ như thế nào?

Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhận định: Công cuộc giải phóng loài người khỏi sự lệ thuộc vào “Đế quốc Dollar” mới chỉ bắt đầu. Để giảm sự phụ thuộc vào “tờ giấy xanh”, các nước trong khối BRICS cũng như một số thành viên của các tổ chức liên chính phủ như EAEU, SCO đã đẩy mạnh việc giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa bằng đồng nội tệ của mình. Và tín hiệu đáng mừng đầu tiên của năm mới 2024 đã đến. Đó là việc Nga và Trung Quốc đã giảm trị giá thanh toán song phương bằng EURO và USD xuống mức gần bằng 0 trong tài khóa 2023. Mặc dù việc chuyển đổi sang thanh toán bằng bản tệ quốc gia giữa Nga và Trung Quốc còn nhiều vấn đề phức tạp phải giải quyết nhưng trước hết, sự kiện này đã đánh tan những mối nghi ngờ rằng việc “thoát khỏi đồng USD” là bất khả thi.
“Đây là một thực tế để thuyết phục các thành viên trong khối BRICS cũng như các quốc gia khác rằng xu hướng thế giới đa cực, nhiều trung tâm không chỉ thể hiện ở những vấn đề chính trị hay quân sự mà quan trọng hơn là cả trong kinh tế. Các quốc gia sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong thanh toán quốc tế chứ không chỉ lệ thuộc duy nhất vào đồng Dollar cũng như hệ thống SWIFT do Mỹ độc quyền nắm giữ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2024
Bộ trưởng Ai Cập đánh giá việc nước này gia nhập BRICS
“Ban đầu, người ta coi BRICS đơn giản chỉ là một nhóm các nền kinh tế mới nổi, có quan hệ lỏng lẻo và tiềm lực hạn chế. Nhưng giờ đây, khi Mỹ và khối G7 đang lâm vào khủng hoảng với nhiều nhiệm vụ phức tạp, các thành viên có lợi ích chồng chéo lên nhau, mâu thuẫn với nhau trong nội bộ G7, trong đó có vấn đề Ukraina thì thế giới chắc chắn sẽ hướng tới một trung tâm quyền lực kinh tế mới, theo mô hình mới, định chế mới. Ở đó, sẽ không có độc quyền, không có sự ép buộc, không có “cây gậy chỉ huy”, không có sự răn đe mà chỉ có sự hài hòa, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác một cách công bằng, gắn kết trong đa dạng. Đó là ảnh hưởng có tính tổng quan cơ bản nhất mà BRICS đã tạo ra từ năm 2010 đến nay và sẽ còn tiếp tục sau này”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nhấn mạnh: "Ở một khía cạnh khác, nếu như G7 có NATO làm “công cụ răn đe”, có khối EU để tạo ra thế “quần hồ” nhằm khẳng định vị trí độc tôn của Mỹ thì BRICS không cần những thứ đó. Nói đúng hơn thì BRICS không phải là một khối quân sự mà là một tổ hợp liên kết kinh tế - chính trị quốc tế. Vì vậy, ngoài các mục tiêu kinh tế và phát triển xã hội thì việc giương cao ngọn cờ hòa bình, thúc đẩy đối thoại, giảm thiểu đối đầu, hạ nhiệt căng thẳng cũng là một mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, những mục tiêu này đang bị Mỹ và phương Tây phá hoại bằng cách sử dụng chế độ hiện nay ở Kievlàm “kẻ phá hoại”, ngăn cản sự phát triển của BRICS".
Cuối cùng, mục tiêu thứ ba mà BRICS cần đạt được là truyền thông quốc tế, bao gồm cả hạ tầng cơ sở vật chất và hạ tầng không gian mạng. Từ năm 2021, Nga đã thiết lập được hệ thống vệ tinh GLONASS của riêng mình gồm 36 chiếc, hoạt động liên tục 24/7. Trung Quốc cũng có hệ thống Baidu với 24 vệ tinh và vừa có thêm vệ tinh thử nghiệm công nghệ Internet thế hệ mới phục vụ cho hệ thống SINANET của họ trong tương lai. Ấn Độ cũng đặt mục tiêu thiết lập mạng lưới 50 vệ tinh hỗn hợp chức năng quân sự và dân sự trong 5 năm tới. Còn Nga thì đã thiết lập mạng lưới Internet quân sự độc lập với Internet toàn cầu và đang xúc tiến thiết lập mạng Internet dân sự riêng mang tên RUNET.
Đây là ảnh hưởng lớn thứ ba mà BRICS có thể tạo ra nhằm phá thế độc quyền của Mỹ trên không gian mạng, giúp nhân loại thoát khỏi tình trạng nhất cử nhất động của mọi máy tính trên toàn thế giới đăng ký danh bạ với ICANN đều chịu sự giám sát của Mỹ. Nếu các quốc gia dẫn đầu trong BRICS liên kết giữa ba hệ thống này và tạo ra một hệ thống không gian mạng thống nhất, chia sẻ công nghệ và thông tin thì đó sẽ là một sự “cứu rỗi” rất lớn cho nhân loại.
Với các hoạt động nêu trên, có thể nói BRICS một mặt là sự thách thức đối với định chế thế giới đơn cực do Mỹ cầm đầu đang trên đà suy thoái; mặt khác là sự định hình lại trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu theo xu hướng đa cực, nhiều trung tâm.

Khả năng tác động tới chính trị, ngoại giao và kinh tế của Việt Nam

Phương châm “ngoại giao cây tre” uyển chuyển của Việt Nam là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Khi mô hình đa cực trên thế giới đang được hình thành thì mô hình ấy đã nằm trong nhận thức của Việt Nam từ sau thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.
“Với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng trở thành một đối tác quan trọng của khối BRICS như đã từng là đối tác của EU, của EAEU, của SCO. Khi xác định vai trò đối tác và định vị được bản thân trong thế giới đa cực nhiều trung tâm, Việt Nam sẽ có nhiều lực chọn hơn trong quan hệ với thế giới, trong đó có BRICS. Khi ảnh hưởng trên thế giới của BRICS ngày càng lớn hơn thì Việt Nam cũng có những đối sách phù hợp”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia Sputnik phỏng vấn, về kinh tế, các động thái giảm thiểu sự phụ thuộc vào USD của BRICS làm cho Việt Nam có nhiều lựa chọn trong trao đổi thương mại với các quốc gia trong khối BRICS. Quan hệ đối tác với BRICS một mặt mở ra cho Việt Nam một thị trường mới, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Đông bên cạnh các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Mỹ, Nga. Đối với đầu tư cũng vậy. Sự đa dạng của các quốc gia trong khối BRICS cũng cho phép Việt Nam có những lựa chọn linh hoạt để phù hợp với đối tác, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ viễn thông, du lịch, văn hóa, logistic.v.v…
Về tài chính, NDB và các định chế tài chính mới của BRICS sẽ mở ra một kênh tín dụng mới cho hệ thống hối đoái của Việt Nam hiện đang bị “neo” vào đồng Dollar Mỹ.
Cuộc họp báo cuối năm với Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2023
Công việc của Nga năm 2024 sẽ dành cho một trật tự thế giới công bằng
“Tuy một đồng tiền chung của BRICS vẫn còn xa mới đạt được nhưng việc trao đổi tài chính của Việt Nam sẽ thông thoáng hơn. Bởi bên cạnh đồng Dollar Mỹ thì Nhân dân tệ, Ruble, Rupee Ấn Độ, Real Brazil, Rand Nam Phi, Dirham UAE, Riyal (SAR), Rial Iran… có thể là những lựa chọn hữu hiệu trong từng trường hợp cần thiết”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.
Các chuyên gia cũng đều cho rằng, về chính trị và ngoại giao, Việt Nam chưa đăng ký trở thành thành viên của BRICS nhưng hoàn toàn có thể trở thành đối tác của BRICS.
Nếu trở thành đối tác của BRICS, Việt Nam sẽ có được định vị mới thuận lợi hơn trên bàn cờ chính trị quốc tế đang diễn biến hết sức phức tạp hiện nay”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận.
Một khi là đối tác của BRICS, quan hệ giữa Việt Nam với các cực quyền lực trên thế giới hiện tại và tương lai sẽ tiếp tục được củng cố và có sự cân bằng bền vững hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала