Việt Nam tham gia tập trận MILAN Ấn Độ cùng hải quân Nga, Mỹ

© AP Photo / Indian Navy Tập trận hải quân
Tập trận hải quân - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2024
Đăng ký
Ngày 18/2, tàu 20 (tàu hộ vệ hạng nhẹ) thuộc Hải đội 132, Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân Việt Nam đã cập càng Visakhapatnam của Ấn Độ để chuẩn bị tham gia Diễn tập Hải quân đa phương MILAN năm 2024.
Đây là lần thứ ba Việt Nam cử đại diện hải quân dự diễn tập MILAN do Ấn Độ đăng cai tổ chức.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, tham gia đợt tập trận MILAN quy mô lớn năm nay có đại diện Hải quân 50 từ Nga, Mỹ, Iran, Úc, Anh, Pháp đến các quốc gia láng giềng trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Campuchia….

50 nước cử đại diện hải quân tham gia cuộc tập trận MILAN

Ngày 19/2, cuộc tập trận hải quân đa quốc gia quy mô lớn có tên gọi MILAN chính thức mở màn với sự tham gia của khoảng 50 lực lượng hải quân các nước.
Đợt diễn tập MILAN kéo dài 9 ngày ở Visakhapatnam, bang Đông Nam Andhra Pradesh của Ấn Độ.
Diễn tập Hàng hải MILAN 2024 có chủ đề “Xây dựng liên minh hải quân vì một tương lai hàng hải an toàn”. Tham gia cuộc diễn tập, phía Việt Nam cử Tàu 20 thuộc Hải đội 132, Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân cùng đoàn công tác Hải quân Nhân dân Việt Nam do Đại tá Đoàn Bảo Anh, Phó Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, làm Trưởng đoàn.
Như đã biết, Milan là cuộc tập trận hải quân đa quốc gia diễn ra 2 năm/lần bắt đầu từ năm 1995 với sự tham gia ban đầu của Indonesia, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan, phù hợp với Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ.
Tham gia cuộc tập MILAN lần thứ 12 năm nay có các lực lượng hải quân của 50 nước như Nga, Mỹ, Pháp, Australia, Iran, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Hy Lạp…Trung Quốc không có trong danh sách hải quân khách mời còn Israel dù được mời nhưng đã không thể tham gia do tình hình căng thẳng trong nước và xung quanh khu vực Trung Đông.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Taizhou trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Hoa Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2023
Biển Đông
Tập trận ở Biển Đông: Trung Quốc tiếp tục xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam
Cuộc tập trận này MILAN theo giới quan sát cũng là minh chứng cho thấy năng lực hải quân ngày càng mở rộng của Ấn Độ cũng như vai trò ngày càng tăng của New Delhi trong việc duy trì an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
MILAN chứng minh cho tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Ấn Độ và cuộc tập trận quy mô này đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện cam kết của Ấn Độ trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển quan hệ hữu nghị với các quốc gia láng giềng trên biển trong khu vực.
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh môi trường địa chính trị căng thẳng, trong đó có xung đột ở Biển Đỏ khiến an ninh hàng hải trở nên xấu đi, càng cho thấy việc phải tăng cường nỗ lực đa phương, hợp tác chống lại các thách thức phi truyền thống hiện nay.

Tăng cường an ninh hàng hải

Diễn tập MILAN khởi động với sự xuất hiện của 15 tàu chiến và một máy bay tuần tra biển.
Đáng chú ý, tham gia cuộc tập trận lần này, lực lượng nước chủ nhà đã triển khai gần 20 tàu, bao gồm các tàu sân bay Vikrant và Vikramaditya cùng gần 50 máy bay gồm Mig 29K, máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas và máy bay trinh sát biển tầm xa P-8I và máy bay tác chiến chống tàu ngầm.
TTXVN dẫn lời người phát ngôn Hải quân Ấn Độ Vivek Madhwal nhấn mạnh rằng, cuộc diễn tập MILAN 2024 nhằm mục đích tăng cường hợp tác khu vực và an ninh hàng hải, thúc đẩy khả năng tương tác và hiểu biết giữa các lực lượng hải quân tham gia, đồng thời cung cấp nền tảng để các bên chia sẻ kinh nghiệm và thực hành tốt nhất.
Tàu Hải quân Ấn Độ INS Kadmatt - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
Hai tàu Hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam, sẽ có tập trận chung
“Tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của cuộc tập trận MILAN”, - phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ lưu ý.
Ông Madhwal cho biết thêm, hoạt động này đã trở thành một nền tảng hấp dẫn để các quốc gia xây dựng quan hệ đối tác, trao đổi ý tưởng và tăng cường an ninh hàng hải.

Đón tiếp nồng hậu

Thông tin trên báo Hải Quân của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam cho thấy, tàu 20 và đoàn công tác của Hải quân Nhân dân Việt Nam do Đại tá Đoàn Bảo Anh, Phó Tư lệnh Vùng 3 đã nhận được sự tiếp đón nồng hậu từ phía chủ nhà Ấn Độ.
“Lễ đón Tàu 20 cùng đoàn công tác của Hải quân Nhân dân Việt Nam được tổ chức trang trọng tại cầu cảng do chỉ huy Tàu INS Airavat của Hải quân Ấn Độ chủ trì. Sau lễ đón, chỉ huy Tàu INS Airavat đã xuống thăm Tàu 20”, - Hải quân Việt Nam cho biết.
Theo kế hoạch, cuộc tập trận được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn cập cảng từ ngày 19-23/2 và giai đoạn trên biển với nhiều khoa mục diễn tập phức tạp từ ngày 24-27/2.
Giai đoạn 1 sẽ bao gồm các hoạt động như diễu hành quốc tế, hội thảo hàng hải quốc tế, triển lãm công nghệ hàng hải và trao đổi cấp chuyên gia về các chủ đề liên quan...
Giai đoạn 2, các hoạt động tương tác diễn ra trên biển, hải quân các nước tham dự sẽ tiến hành các cuộc diễn tập phòng không, chống tàu ngầm và các hoạt động trên mặt nước.
Cùng với đó, các lực lượng cũng sẽ diễn tập bắn đạn thật vào các mục tiêu trên không và trên mặt nước, cũng như các hoạt động tiếp tế.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2023
Biển Đông
Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa
Ngoài việc xây dựng sự kết nối và tăng cường mối quan hệ, cuộc diễn tập trên biển sẽ góp phần tăng cường khả năng tương tác, tạo điều kiện để các bên tham gia trao đổi các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất và tăng cường hợp tác trong thực hiện các nhiệm vụ trong tương lai, nhằm giải quyết các thách thức chung.
Đáng chú ý, trong khuôn khổ diễn tập, hải quân các nước còn tham gia nhiều hoạt động như diễu binh đường phố, thi đấu thể thao, giao lưu, trao đổi văn hóa...
Cần nhấn mạnh rằng, đây đã là lần thứ ba Hải quân Nhân dân Việt Nam tham gia Diễn tập MILAN tại Ấn Độ.
Việc cử tàu chiến dự diễn tập MILAN, Hải quân Việt Nam tiếp tục hướng đến việc nâng cao khả năng phối hợp, hiệp đồng ứng phó với các thách thức an ninh hàng hải, đồng thời, tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và hải quân các nước vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Cùng với đó, tham gia MILAN cũng là dịp để thủy thủ đoàn tàu hộ vệ 20 huấn luyện đi biển đường dài, nâng cao năng lực tổ chức, chỉ huy hiệp đồng, khả năng sẵn sàng chiến đấu, làm chủ vũ khí trang bị trong điều kiện hoạt động dài ngày trên biển, thời tiết phức tạp, tích lũy kinh nghiệm tham gia và tổ chức các sự kiện quốc tế, trinh sát nắm tình hình các vùng biển trên hành trình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала