Bí thư và Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc vắng mặt gây chú ý

© Ảnh : TTXVN - Hoàng Mạnh HùngCác nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đăng kí đầu tư và biên bản ghi nhớ đầu tư tại hội nghị.
Các nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đăng kí đầu tư và biên bản ghi nhớ đầu tư tại hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2024
Đăng ký
Sự vắng mặt có phần bất thường của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành tại hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc hôm 5/3 gây chú ý.
Theo báo Pháp luật TPHCM, Vĩnh Phúc hiện có hai vụ việc “nóng”. Đó là cuộc lấy phiếu tín nhiệm đầy bất ngờ (khi Chủ tịch Lê Duy Thành đạt hơn 53% phiếu tín nhiệm thấp) và các diễn biến liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn.

Vắng mặt bất thường

Tại Vĩnh Phúc, ngày 5/3, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đáng chú ý, dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, dự hội nghị này, về phía tỉnh, có ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngoài ra, còn có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Star Engineers Việt Nam, Khu công nghiệp Bình Xuyên Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2024
Quy hoạch Vĩnh Phúc thành thành phố trực thuộc trung ương
Tuy nhiên, trong số lãnh đạo đương chức của Vĩnh Phúc, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành lại không có mặt. Họ cũng không được điểm tên trên cổng TTĐT tỉnh liên quan lễ công bố Quy hoạch ngày 5/3.
Đáng chú ý, theo ảnh được báo Chính phủ đăng tải, người nhận quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến 2050 là Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Chí Giang.

Báo điện tử Pháp luật TPHCM cũng có bài viết về việc Bí thư, Chủ tịch Vĩnh Phúc vắng mặt trong buổi công bố quy hoạch tỉnh và cho biết: “Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành không có mặt trong sự kiện quan trọng này”.

Thông thường, tại lễ công bố quy hoạch của địa phương, các lãnh đạo cao nhất, chủ chốt của tỉnh/thành phố đều có mặt. Đây là sự kiện quan trọng, định hướng phát triển, ảnh hưởng đến tương lai của địa phương.
Đúng ra, căn cứ vào lịch công tác của Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc, sáng 5/3 (từ 8h30) Chủ tịch UBND Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cùng các các Phó Chủ tịch tham dự chương trình công bố quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại Nhà hát tỉnh.
Tiếp đó, ngày 6/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh họp Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nghe báo cáo khắc phục các tồn tại hạn chế các ngành, lĩnh vực
Ngày 7/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành kiểm tra tiến độ các dự án hạ tầng KCN của tỉnh Vĩnh Phúc.
Trước đó, chiều 4/3, ông Lê Duy Thành vẫn đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 để chuẩn bị cho buổi lễ chính thức diễn ra vào ngày hôm sau (tức 5/3).
Tại đây, theo báo Thương hiệu và Công luận, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành còn nhắc nhở các thành viên phụ trách buổi lễ phát huy tinh thần trách nhiệm, tổ chức thành công tốt đẹp lễ công bố, đảm bảo đón tiếp các đại biểu trung ương cũng như tạo sức lan tỏa để đông đảo người dân, doanh nghiệp được biết.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2023
Việt Nam: Có bất thường vụ Chủ tịch Vĩnh Phúc nhận hơn 53% phiếu tín nhiệm thấp?

Vĩnh Phúc đang có vụ việc nóng?

Theo báo Pháp luật TPHCM, tại thời điểm này, tỉnh Vĩnh Phúc đang có hai sự việc nóng.
Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang tiến hành kiểm tra với nhiều tổ chức, cá nhân Vĩnh Phúc.
Đầu tiên là cuộc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 13 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Như Sputnik đã đưa tin, tại đây, thông tin khiến dư luận xôn xao là việc Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành nhận kết quả tín nhiệm thấp hiếm có trong số các địa phương đã lấy phiếu tín nhiệm trên cả nước. Ông Thành có tới 25/47 phiếu tín nhiệm thấp, chiếm 53,19% tổng số phiếu.
Trong khi đó, số phiếu tín nhiệm cao của ông Lê Duy Thành là 19/47 phiếu, chiếm 40,43%; số phiếu tín nhiệm là 2/47, chiếm 4,26% tổng số phiếu. Ông cũng là người duy nhất trong số 28 người được lấy phiếu tín nhiệm có số phiếu tín nhiệm thấp trên 50% tổng số phiếu.
Phát biểu với báo chí, ông Thành cho biết bản thân ông cũng bị sốc bởi kết quả này.
“Tôi không bao giờ nghĩ đến kết quả như vậy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp, cũng khẳng định không nghĩ đến kết quả như vậy”, ông nói với VnExpress.
Đối với sự việc này, một lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 28 người giữ chức vụ do HĐND tỉnh Vĩnh Phúc bầu "gây bất ngờ" với những người tham dự kỳ họp thứ 13 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra từ ngày 13/12 đến sáng ngày 15/12.
Việc lấy phiếu tín nhiệm là ngày 13 nhưng đến ngày 15/12/2023 kết quả mới được công bố.
Tượng Phật - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2023
Vĩnh Phúc muốn xây tượng Phật hơn 500 tỷ đồng ở thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Đáng chú ý, theo vị lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nói với báo Dân Trí, ngay sau khi có kết quả kiểm phiếu, ngày 13/12, hai cơ quan nội chính của tỉnh Vĩnh Phúc đã có ý kiến bằng văn bản đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc xem xét lại kết quả lấy phiếu tín nhiệm vì cho rằng có nhiều dấu hiệu bất thường, thiếu minh bạch.
Tuy nhiên, phát biểu kết thúc kỳ họp HĐND hôm 15/12, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, khẳng định rằng: “Công tác lấy phiếu tín nhiệm được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo dân chủ, minh bạch, công tâm, khách quan”.
Vụ việc “nóng” mới nhất là vụ án liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn. Hôm 26/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan; khởi tố, bắt tạm giam đối với 06 bị can. Trong đó, có Nguyễn Văn Hậu (tên thường gọi “Hậu Pháo”), sinh năm 1981, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn.
Phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ hôm 2/3, nói về vi phạm của Phúc Sơn, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Công ty Cổ phần tập đoàn Phúc Sơn hoạt động từ năm 2004 đến nay với quy mô và hoạt động xây dựng ở cấp huyện.
Tuy nhiên, Phúc Sơn đã vươn mình mạnh mẽ và nhận nhiều công trình từ Bắc đến Nam từ năm 2015. Hiện Phúc Sơn đang thực hiện 21 dự án với tổng mức đầu tư là hơn 40.000 tỷ đồng.
Theo trung tướng Tô Ân Xô, bước đầu, Cơ quan điều tra mới xem xét 2 dự án ở Vĩnh Phúc đã phát hiện việc bỏ ngoài sổ sách, không kê khai hệ thống tài chính, trốn thuế, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước trên 640 tỷ đồng.
“Nhiều dự án bất động sản chưa đủ điều kiện để bán mà công ty đã bán và thu tiền nhưng không giao đất cho nhà đầu tư, gây thiệt hại cho người dân hàng chục nghìn tỷ đồng”, Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh.
Sân golf. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2023
Việt Nam có thể có 400-500 sân golf, lo ồ ạt ôm đất dự án
Đại diện Bộ Công an cũng nêu rõ, từ vi phạm của công ty Phúc Sơn cũng có trách nhiệm của cơ quan quản lý như Không kiểm soát hoạt động kê khai tài chính, mặc dù doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, thuế mà vẫn hoạt động, không nắm được năng lực thực tế của doanh nghiệp khi nhận dự án.

“Ban đầu Công ty Phúc Sơn chỉ là doanh nghiệp nhỏ cấp huyện nhưng vươn đến khắp nơi, trúng thầu nhiều dự án nghìn tỷ đồng, trong khi năng lực, mức độ của công ty này chỉ vừa phải, còn nhiều tập đoàn không nhận được các dự án lớn như thế”, Trung tướng Tô Ân Xô nói.

Đặc biệt, Phó Tổng giám đốc của công ty Phúc Sơn mới học xong chương trình lớp 4/12.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала