Liên tục có người chết vì bệnh dại, Bộ Y tế nói gì?

© Depositphotos.com / StokketeЖенщина, лежащая на полу
Женщина, лежащая на полу - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2024
Đăng ký
Chỉ trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã ghi nhận 23 ca tử vong do bệnh dại trên người, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đã lý giải và đưa ra khuyến cáo về vấn đề này.
Theo thống kê, các ca bệnh dại thường tập trung vào mùa hè, cao điểm là các tháng 8-9 hàng năm. Tuy nhiên, năm 2024 đang chứng kiến sự gia tăng đột biến các ca bệnh dại vào đầu năm.

Ca tử vong do bệnh dại trái mùa tăng đột biến

Liên quan đến vấn đề này, báo Sức khỏe & Đời sống dẫn ý kiến của TS. Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng Phụ trách quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết bệnh dại là bệnh nhiễm vius cấp tính của hệ thần kinh trung ương, lây từ động vật sang người qua chất tiết, thường là nước bọt bị nhiễm virus dại.
“Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với virus dại qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc cấy ghép mô/cơ quan bị nhiễm virus dại”, ông Đức lưu ý.
Con khỉ Macaca ngồi trên gương xe điện trong cuộc tham quan vườn thú đêm Night Safari tại Singapore  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Nhiều trẻ em trên đảo Phú Quý bị khỉ tấn công
Chuyên gia dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong vì bệnh dại trên toàn cầu. Ở Việt Nam, từ năm 2022 đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng.
Năm 2023, cả nước có 82 người tử vong vì bệnh dại, gần 675.000 người phải điều trị dự phòng bệnh. Trong số đó, có khoảng 80% trường hợp do chó cắn, 18% do mèo, còn lại do các động vật khác như khỉ, chuột, dơi.
Thời gian qua, số người tử vong do bệnh dại liên tục tăng lên. Từ đầu năm 2024 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 23 ca tử vong do bệnh dại trên người, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.
Thông thường, thời gian cao điểm ghi nhận các ca bệnh dại là mùa hè, chủ yếu vào các tháng 8-9 trong năm. Tuy nhiên, năm nay có sự gia tăng đột biến vào 2 tháng đầu năm.
“Có thể lý giải sự gia tăng các ca bệnh dại trên người có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng các ca bệnh dại trên động vật từ năm 2023 đến nay và đặc biệt từ đầu năm 2024 đến nay”, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng nhận định.
Cục Thú y ghi nhận, năm 2023 có 347 ca bệnh dại trên động vật tại 31 tỉnh, thành phố. Từ đầu năm 2024 đến nay, đã có 45 ca tại 22 tỉnh, thành phố, tăng 6 ca và tăng gấp đôi số tỉnh, thành phố có dịch so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, tỉ lệ tiêm vaccine phòng dại trên chó, mèo nuôi mới chỉ đạt khoảng 50% trên tổng đàn, thậm chí một số nơi chỉ đạt 10%.
Trong khi đó, Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2151 ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định việc tiêm vaccine dại cho 70% tổng đàn chó, mèo nuôi giai đoạn 2022-2025.
Cả những tổ chức quốc tế như WHO, FAO, WOH (Tổ chức Thú y thế giới) cũng khuyến cáo cần đạt tỉ lệ bao phủ vaccine phòng dại cho động vật ít nhất 70% trên tổng đàn trong 2 năm liên tiếp thì mới có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm bệnh dại sang người.

Vì sao có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn?

TS. Hoàng Minh Đức cho biết, trên thực tế ở Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo chiếm 3 - 4%, còn các động vật khác như thỏ, chuột, sóc... chưa phát hiện được. Nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó rồi tới mèo.
“Ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh. Trong khi đó đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều có tỉ lệ tử vong gần như 100%”, TS. Đức lưu ý.
Thông thường, thời gian ủ bệnh dại ở người kéo dài từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên 1 năm hoặc lên đến 2 năm, còn trung bình khoảng từ 1-3 tháng.
Pitbull  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2022
Bán cho lò mổ con chó pitbull nặng 40kg cắn chết nữ chủ nhà ở Thanh Hoá
Thời gian ủ bệnh sẽ phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ và sức đề kháng của cơ thể.
Đối với vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn. Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay; đặc biệt là đối với trẻ em.
“Các báo cáo gần đây cho thấy các ca bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương”, ông Đức nói.

Chi phí vaccine dại tương đối lớn với người nghèo

Theo TS. Hoàng Minh Đức, một trong những giải pháp then chốt để ngăn ngừa bệnh dại lây truyền sang người là tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo và quản lý chó mèo.
“Tuy nhiên, nước ta là một trong những nước có đàn chó, mèo nuôi tương đối lớn (khoảng 8 triệu con), các hộ gia đình thường nuôi thả tự do, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, miền núi. Điều này khiến cho việc quản lý đàn chó, mèo cũng như tiêm vaccine cho động vật gặp nhiều khó khăn”, ông Đức nói.
Cục Thú y ghi nhận, việc quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Tỉ lệ tiêm vaccine phòng dại trên động vật còn thấp. Trong khi đó, việc ngăn chặn tai nạn từ chó mèo không dễ vì quy định phải đeo rọ mõm khi chó mèo ra đường hoặc nơi công cộng vẫn chưa được người dân chấp hành nghiêm.
Ngoài ra, chi phí tiêm vaccine bệnh dại trên người và động vật là do người dân phải tự chi trả. Liệu trình vaccine phòng dại trên người khoảng 1,5 triệu đồng là chi phí tương đối lớn đối với người nghèo. Vaccine phòng dại cho động vật rẻ hơn nhưng phải tiêm hàng năm, nên với những gia đình nuôi nhiều cũng là một khoản chi phí lớn.
Theo ông, trên thực tế, khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số chiếm tới 60% số ca tử vong do dại. Ngoài ra, công tác truyền thông phòng, chống bệnh dại vẫn còn hạn chế, dẫn đến chủ quan lơ là, khiến người dân không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vaccine phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn. Có nhiều người còn tự chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận.
“Một lý do khác nữa là người dân còn e ngại việc tiêm vaccine phòng dại, cho rằng vaccine phòng dại có nhiều tác dụng phụ. Thực tế, vaccine dại thế hệ mới hiện nay rất an toàn, có thể tiêm cho cả phụ nữ có thai và trẻ em ở mọi lứa tuổi”, chuyên gia nhấn mạnh.
Con dơi - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Lần đầu tiên sau 70 năm: Ngủ dậy bị dơi cắn, được một tháng thì chết

Người dân không được tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang

Từ đó, TS. Hoàng Minh Đức khuyến nghị, người dân cần chấp hành nghiêm quy định tiêm phòng, không để chó, mèo thả rông; khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, khu dân cư, chung cư phải rọ mõm, có dây xích, có người dắt.
Đồng thời, các địa phương phải tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng đàn trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Các tỉnh cần đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại. Tại các khu vực có nguy cơ cao; bố trí mỗi huyện có ít nhất 1 điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng.
Cũng cần đẩy mạnh truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại; tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại, nhất là tại các địa phương có trường hợp tử vọng do bệnh dại và có tỉ lệ tiêm phòng trên chó, mèo thấp.
Tổ chức hướng dẫn trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.
Sau khi bị chó, mèo cắn, cần lập tức rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng, có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
“Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị”, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала